Tính ít sáng tạo - thách thức và tiềm năng cho dân tộc Việt

10:40 SA @ Chủ Nhật - 15 Tháng Mười Một, 2009

Khi bàn về câu hỏi dân tộc Việt Nam có tính sáng tạo hay không, chúng ta cần phải thống nhất với nhau một số giả thiết:

- Có cái gọi là sáng tạo, với nghĩa là tạo ra cái mới. Tiêu chí đánh giá sự sáng tạo này một phần dựa vào những thành quả được xã hội công nhận, nhưng phần lớn là niềm tin và sự nỗ lực chủ quan của con người trong việc tạo ra cái mới.

- Tuy mỗi con người đều có những lúc sáng tạo nhiều hay ít hoặc không sáng tạo, nhưng có những típ người có thể coi là loại sáng tạo, và những người khác thuộc loại thực hiện.

- Trong mỗi dân tộc đều có những người thuộc loại sáng tạo và những người khác thuộc loại thực hiện, nhưng nhìn chung có một cái gọi là văn hóa dân tộc, có thể xuất phát từ nguồn gốc tôn giáo, giáo dục, chủng tộc v.v... và có những văn hóa dân tộc sẽ được coi là sáng tạo hơn những nền văn hóa khác. (Ở đây xin bỏ qua tranh luận chi tiết quanh những thuật ngữ như văn minh, văn hóa v.v...).

Đã là giả thiết thì tất nhiên không hiển nhiên là đúng, và có thể không được thừa nhận, nhưng nếu không chấp nhận những giả thiết này thì mọi tranh luận xung quanh câu hỏi chính của diễn đàn sẽ trở thành vô nghĩa.

Hiện nay trong lĩnh vực xã hội học có một quan niệm rất phổ cập, cho rằng các nền văn hóa trên thế giới có thể được phân làm hai loại chính: một loại nặng về tính tập thể và một loại đề cao cá nhân. (Tất nhiên còn nhiều cách phân chia khác). Các nền văn minh phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều thuộc loại tập thể. Nền văn minh phương Tây, với gốc là văn minh Hy lạp, La Mã thì thuộc loại cá nhân. Các nước nằm giữa như Ấn Độ, Trung Đông v.v... mang cả hai sắc thái.

Nếu chấp nhận quan niệm này thì chiến lược chủ đạo của một văn hóa tập thể để tồn tại sẽ là sự hòa đồng của các cá nhân trong tập thể nhỏ, nhiều tập thể nhỏ trong một tập thể lớn, toàn thể loài người trong một vũ trụ. Mỗi con người chỉ là một hạt cát trong cỗ máy vũ trụ xoay vần. Vì vậy, sự sáng tạo của cá thể nhìn chung là không được khuyến khích. Mọi cuộc cách mạng lớn thường mang lại tác hại cho cộng đồng nhiều hơn lợi ích. Phương thức tiến hóa của tập thể là sự thích nghi tiệm tiến, thay đổi rất nhỏ nhưng liên tục, từ nhiều góc độ. Đó chính là nguyên tắc Kaizen, đã mang lại thành công lớn cho nước Nhật. Ở Trung Quốc thì đa số những tiến bộ, thành tựu đều là kết quả tích lũy, tinh lọc từ kinh nghiệm nhiều đời chứ ít khi là những phát minh nổi trội. Vai trò của cá nhân rất mờ nhạt. Ngay đối với những loại kỳ thư như Kinh Dịch, Đạo đức kinh, Nam Hoa kinh thì cũng không biết thực tác giả là ai, một người hay nhiều người. Cả những đại tôn sư như Khổng Tử, Mạnh Tử cũng ít khi trực tiếp lấy quan niệm bản thân để dạy người, mà thường mượn lời cổ nhân, dựng lên những huyền thoại. Trong những năm gần đây, tính tập thể của người Trung Quốc là một trong những lý giải cơ bản của thành công vượt trội của quốc gia này và cũng là điểm mâu thuẫn chính giữa Trung Quốc và phương Tây. Tương tự như vậy, Việt Nam đã tồn tại đến ngày nay, trải qua bao phong ba, chiến trận thì cũng phải có sự tiến hóa tương ứng, nhưng để tìm ra ai là nhà phát minh, sáng chế, những công trình sáng tạo lớn thì rất ít.

Ngược lại, nền văn minh phương Tây với nền tảng là văn hóa Hy Lạp, La Mã rất đề cao cá nhân. Con người là trung tâm của vũ trụ. Một người tài năng siêu quần có thể được kết nạp vào thế giới thần linh, và các thần thì cũng như người, chỉ có điều giỏi hơn và bất tử. Vì vậy, con người có khả năng khám phá thế giới do thần linh tạo ra và thậm chí có thể tham gia vào quá trình thay đổi và tạo ra cái mới. Niềm tin này là tiền đề cho mọi khoa học và sáng tạo. Vì thế, nền văn minh phương Tây có thể coi là sáng tạo hơn phương Đông. Lịch sử sáng tạo của phương Tây tương đối rõ ràng, vấn đề bản quyền tác giả thường luôn được coi trọng, chí ít trong giới học thuật.

Một điểm thứ hai cũng dẫn đến kết luận tương tự, đó là quan niệm phổ biến ở phương Đông về sinh tử luân hồi và vũ trụ không có bắt đầu không có kết thúc mà chỉ là những vòng tuần hoàn. Như vậy thì không thể có tiến bộ, phát triển hay sáng tạo thực thụ. Một khi đã không tin vào sự tồn tại của sáng tạo thì cũng không thể có một văn hóa sáng tạo được. Trong khi đó, nền văn minh phương Tây, nhất là từ ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, với một điểm bắt đầu khai sinh vũ trụ đến một ngày tận thế mới là cơ sở cho mọi thuyết tiến hóa, thuyết phát triển và làm nền tảng cho niềm tin vào sáng tạo.

Thống nhất với vũ trụ quan nói trên, về phương diện đạo đức, người phương Đông cũng rất chú trọng nội tâm mà coi thường những thứ gọi là thân ngoại chi vật. Phương thức để tiến triển nội tâm thường là tĩnh tại, gạt bỏ tham lam, dục vọng, vướng mắc bên ngoài. Vì vậy những sự sáng tạo, nhất là sáng tạo vật chất thường bị coi là thấp kém, dao động. Mọi lĩnh vực nghệ thuật truyền thống như âm nhạc, thơ ca, hội họa của Trung Quốc, Nhật Bản đều không chú vào việc tạo ra cái mới, mà vào việc tinh luyện đến mức nhập thần những thứ rất quen thuộc. Một họa sĩ Trung Quốc có thể vẽ suốt đời một motiv hoa cúc, nhưng vấn đề không phải là hoa cúc, mà là cái thần trong đó. Bài thơ Haiku của Nhật có thể mang lại hứng khởi đặc biệt cho người đọc, không phải vì tính sáng tạo của nó, mà là vì độ đậm đặc của tinh thần được tinh luyện trong từng chữ suốt một đời thi sĩ, tương tự như tác dụng của một miếng nhân sâm ngàn năm. Ngược lại, trong văn minh phương Tây, con người rất hay được định nghĩa qua giao diện với thế giới bên ngoài. Tầm ảnh hưởng của một người vươn ra đến đâu thì người đó lớn lên đến đó. Một nghệ sĩ, một nhà khoa học dù nổi tiếng nhưng không sáng tạo ra cái gì mới thì sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Đây là một nền đạo đức rất thuận lợi cho mọi sự sáng tạo.

Nói tóm lại, Việt Nam không phải là một nền văn hóa sáng tạo, tương tự như hàng loạt quốc gia khác ở phương Đông. Câu hỏi đặt ra là trong quá trình hội nhập quốc tế, khó có thể phân biệt đâu là văn hóa Đông, Tây, vậy thì Việt Nam có thể và có nên trở thành một văn hóa sáng tạo như phương Tây không?

Theo tôi thì đối với một số người, việc tiếp thu văn hóa phương Tây là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên nhìn chung thì một nền văn hóa dân tộc là kết quả tiến hóa hàng vài nghìn năm, không phải dễ thay đổi trong vài chục năm. Mặt khác, sự thành công của Trung Quốc, Nhật Bản trong lịch sử và hiện nay cho thấy sáng tạo không phải chiến lược duy nhất hữu hiệu. Đặc biệt đối với những nước nghèo thì sự hy sinh cá nhân cho lợi ích tập thể là một chiến lược khả dĩ mang lại thành công. Bài toán hội nhập chính là việc làm sao phát huy được thế mạnh tập thể nhưng không đến nỗi phải áp chế sự sáng tạo cá nhân, có như vậy mới vừa tiến theo cách riêng mà vẫn được chấp nhận trong bối cảnh quốc tế với xu thế áp đảo của văn hóa phương Tây. Sự lớn mạnh của phương Đông sẽ tạo thế quân bình giữa chủ nghĩa cá nhân và tập thể trên thế giới. Nếu thế lực này quá mạnh thì con người đơn lẻ có thể bị coi như cỏ rác. Nhưng ngược lại, nếu chỉ tôn sùng chủ nghĩa cá nhân như phương Tây thì cũng thật khó có cơ hội cho những nước đi sau như Việt Nam.


Bài thơ Haiku của Nhật có thể mang lại hứng khởi đặc biệt cho người đọc, không phải vì tính sáng tạo của nó, mà là vì độ đậm đặc của tinh thần được tinh luyện trong từng chữ suốt một đời thi sĩ, tương tự như tác dụng của một miếng nhân sâm ngàn năm.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm thế nào để bớt học vẹt và tăng tính sáng tạo?

    02/04/2016TS. Nguyễn CamViệc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi. Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá...
  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Sáng tạo nghệ thuật

    24/10/2009Thái TuấnTrong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng hình sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa. Không hề là những dấu hiệu quy ước, hình sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai trò của nghệ thuật không là sự “minh họa” cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc “tải đạo” như văn chương.
  • Làm sao để đào tạo người có “tư duy sáng tạo”?

    05/09/2009Bùi Trọng LiễuTrước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ “tư duy sáng tạo” mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người “biết suy luận” (có người gọi là có “tính chủ động tư duy”) thì tôi hiểu. Còn từ “sáng tạo” thì tôi hiểu theo nghĩa là “phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình”. Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người biết suy luận.
  • Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo

    19/08/2009TS. Hồ Bá ThâmTrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thực hiện kinh tế tri thức thì vẫn cần văn hóa thông minh nhưng chủ yếu là cần có văn hóa sáng tạo cả trong quản lý lãnh đạo, trong sản xuất kinh doanh, trong khoa học, công nghệ và trong văn hóa nghệ thuật mà trong đó cốt lõi là phát triển mạnh năng lực tư duy sáng tạo cả về lý luận và thực hành. Không có văn hóa và năng lực sáng tạo như vậy không thể có nhiều nhân tài, không thể có tiến bộ cho dân tộc, không thể tiến lên văn minh và xã hội chủ nghĩa. Coi nhẹ tư duy sáng tạo, coi nhẹ nhân tài thì tất yếu sẽ bị tụt hậu.
  • Năng lực sáng tạo: Làm sao để có

    16/06/2009Phan Đình DiệuNăng lực sáng tạo là vấn đề hưng vong của quốc gia, đất nước, nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp; và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân. Lợi ích chung và lợi ích riêng hòa hợp một cách hữu cơ trong cùng một nhiệm vụ là làm sao để nâng cao được năng lực sáng tạo chung đó?
  • Tăng cường nghiên cứu phương thức tư duy, phát huy năng lực sáng tạo triết học

    19/02/2009Trần Trung Lập - Người dịch: Th.S Trần Thúy NgọcTrên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của phương thức tư duy đối với sự phát triển xã hội, trong bài viết này tác giả đã phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa phương thức tư duy và phát triển xã hội, coi đổi mới phương thức tư duy là điều kiện cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển. Theo tác giả, hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những mặt trái giữa thực tiễn sản xuất và thực tiễn khoa học đặt ra nhu cầu bức thiết phải đổi mới phương thức tư duy. tuy nhiên, sự tối ưu hoá phương thức tư duy nhất thiết phải là một quá trình.
  • Tư duy sáng tạo

    20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • Khoa học về sự sáng tạo

    06/12/2008Nguyễn Cảnh ToànĐã có nhiều nguyên nhân được nêu ra về tình trạng học sinh bỏ học, không hứng thú học, song có một nguyên nhân ít được nhắc tới đó là việc coi thường tâm lý "thích sáng tạo" của học sinh, chỉ lo nhồi nhét kiến thức...
  • Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng

    19/11/2008PGS.TS Nguyễn Thiện TốngChúng ta đang cần hướng đến một môi trường đại học đúng nghĩa cho việc phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên. Đại học đúng nghĩa phải là nơi mà tinh thần học hỏi tìm hiểu được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, là nơi mà khám phá phát minh được chứng thực và hoàn thiện, là nơi mà sự động não được khuyến khích...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Tính Sáng tạo liên quan với đa văn hóa và khoan dung?

    22/07/2007Đinh Thế PhongHơn kém nhau bây giờ là: dùng thông tin đó để sáng tạo ra cái gì có giá trị nhất và thiết kế ra sản phẩm mới có giá trị vượt trội so với hàng hóa thông thường. Bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, Mỹ và các nước phát triển truy tìm và phát huy tối đa thế mạnh cốt lõi của họđó là tính sáng tạo...
  • Bản chất của nhận thức và vai trò của nó trong việc sáng tạo khái niệm, phạm trù

    31/12/2006Hoàng Mỹ HạnhTrong bài viết này cố gắng hệ thống hoá những ý kiến của các nhà kinh điển của triết học Mác xoay quanh vấn đề bản chất của nhận thức và vai trò củanó trong việc sáng tạo nên các phạm trù...
  • Vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật

    01/01/1900Phong LêNhà văn cần được hoàn toàn tự do trước trang viết của mình. Nhưng để trang viết trở thành trang in còn là cả một cuộc hành trình qua nhiều cửa ải gồm những mạng lưới, những mắt xích móc nối vào nhau, và người viết không thể tự do trốn lánh hoặc băm bổ xé rào. Trong mạng lưới đó, tạo nênchỉnh thể "Tác giả, tác phẩm, công chúng" không được phép quên những ông (hoặc những cơ quan) chủ báo, chủ xuất bản, nơi quyết định trực tiếp số phận của bản thảo, những cơ quan cung cấp giấy in, xưởng in nơi quyết định khả năng và phương tiện.
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Sự hình thành con người với tư cách chủ thể sáng tạo

    30/07/2006Nguyễn Văn HuyênBản chất con người là sáng tạo (M.Goocki). Bất cứ ở đâu con người cũng làm theo thước đo cái đẹp (C.Mác). Thời đại khoa học - công nghệ - tin học mà tựu trung là thời đại của văn minh trí tuệ hiện nay, thực chất là thời đại của những phát minh và sáng tạo. Sự phồn vinh của loài người ở thế kỷ XXI sẽ được quyết định bởi tính sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, nghệ thuật. Sáng tạo trở thành dòng chính của triết lý sống trong thế kỷ XXI...
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Rèn khí phách sáng tạo

    04/01/2006PGS. TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề

    09/11/2005Nhiều thói quen của người lớn tuổi có thể ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ do sáng tạo đem lại...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo

    06/07/2005Nội dung FISH! Tales – Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo ghi lại những câu chuyện có thật về sự tác động tích cực của Triết lý Chợ Cá vào các công ty nổi tiếng: Hãng xe Ford, Công ty Dịch vụ Kết nối toàn cầu Sprint, Công ty Tile Tech… Thành quả ấn tượng của các doanh nghiệp này chứng minh cho một chân lý: Nếu ta biết tạo ra một môi trường làm việc đầy ắp tiếng cười, nếu ta biết sống trọn vẹn cho ta và cho mọi người xung quanh thì chắc chắn ta sẽ thành công hơn, khách hàng sẽ đến với ta nhiều hơn, nhân viên sẽ làm việc tận lực và trung thành hơn.
  • Học để thi hay học để làm, học để sáng tạo?

    11/01/2004Nhìn vào hiện trạng của các “sản phẩm” của nền giáo dục CĐ-ĐH hiện nay có thể thấy rằng, hình như xã hội “không mê” các sản phẩm này. Sở dĩ có thể nói như thế là bởi vì qua một cuộc thống kê nho nhỏ về trình độ của những người tìm việc làm ở một tờ báo TPHCM trong tháng 3-2003 thấy được những con số quá giật mình về trình độ học vấn của những ứng viên tìm việc...
  • Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

    25/05/2003Nguyễn Hiếu NhânHọc sinh Việt Nam nói chung là chăm học và học giỏi. Trong các cuộc thi quốc tế toán, tin, vật lý, hoá học..., Việt Nam luôn được coi là cường quốc. Người Việt trẻ ở nước ngoài cũng thường chiếm tỷ lệ cao trong số các học sinh – sinh viên đỗ đầu các kỳ thi. Tuy nhiên, sau những thành tích đó, chúng ta thấy hầu như rất ít học sinh có sáng tạo đáng kể, tương xứng với thành tích vinh quang mà họ đạt được.
  • Khoa học sáng tạo và Phương pháp luận sáng tạo

    12/02/2003Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
  • Phương Pháp Luận sáng tạo: 21 & một

    11/02/2003...sau 21 năm các thầy tự trang trải, chèo chống để truyền bá nó ở nước ta? Phải chăng là làm sao phát triển tiếp TSK - Trung tâm đầu tiên và đang là duy nhất của Đông Nam Á chuyên giảng dạy và nghiên cứu PPLST...
  • Phương pháp giúp con người sáng tạo

    11/02/2003Kỹ sư Dương Xuân Bảo, người được mệnh danh là nhà truyền bá tư duy Altshuller vào Việt Nam, khẳng định rằng phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) sẽ giúp mọi người tiếp cận vấn đề trực tiếp và khoa học hơn, nâng cao sự nhạy bén và khả năng sáng tạo.
  • Tâm lý "thích sáng tạo" là nội lực rất quan trọng

    10/02/2003Ta thường nói "nâng cao dân trí" nhưng ít khi đi vào nội dung cụ thể, vô hình chung đồng nhất với nâng cao cấp "phổ cập giáo dục", coi phổ cập đến cấp học nào thì cấp học đó là mặt bằng dân trí. Nếu bảo đảm được chất lượng giáo dục theo hướng phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nghĩ như trên là được. Nhưng trong thực tế thì việc học trong nhà trường chúng ta hiện nay phổ biến vẫn là thầy nhồi nhét kiến thức, học trò tiếp thu thụ động, nhiều yêu cầu khác cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa xem ra có vẻ xa vời.
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • Phương pháp luận sáng tạo hay trò chơi nguy hiểm?

    10/02/2003Tuấn Thành5 kg là số lượng tài liệu của một môn học được gửi đến các cấp lãnh đạo có liên quan nhằm vận động đưa môn học này vào giảng dạy trong chương trình đại học. Đó là môn học gì mà tài liệu lại đồ sộ đến như vậy?
  • Làm gì để có một thế hệ khoa học trẻ năng động, sáng tạo?

    08/02/2003Mai Lan* Đại học phải kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học * Từ bỏ lối dạy và học từ chương khoa cử * Tiếp tục mở rộng cửa ĐH * Nâng cao chất lượng ĐH trọng điểm * Xem xét lại việc đào tạo và sử dụng nhân tài * Cải tổ lại công tác tổ chức và quản lý ĐH.
  • xem toàn bộ