Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
04:26 CH @ Thứ Năm - 18 Tháng Mười Một, 2010
Suy ra cho cùng, con người là những người trồng vườn, canh tác những sản phẩm khác nhau lên trên những cánh đồng khác nhau trong không gian tinh thần của những người xung quanh. Đó chính là gợi ý để các nhà chính trị biết gieo trồng vào trong đời sống tinh thần của người dân những cánh đồng khác nhau, những mảnh vườn khác nhau, những hoa trái khác nhau, tức là gieo mầm cho sự chung sống với nhau của con người. Đó chính là con đường hình thành cảm hứng xã hội, mà tổ chức phản biện xã hội chính là một trong những cách thức tập trung nhất để phục sinh cảm hứng xã hội của tất cả mọi người.

...

Nếu không tổ chức phản biện xã hội thì các nhà chính trị sẽ không thấy được sự xuất hiện của những yếu tố mới trong đời sống xã hội. Mà các nhà chính trị thì phải luôn luôn biết rằng trong xã hội đang có cái gì manh nha xuất hiện, cái gì trong chúng có lợi, cái gì có hại, phải tạo ra khoảng không gian để cho tất cả mọi thứ xấu tốt bộc lộ ra khi nó chưa kịp gây hại, thậm chí ngay cả khi nó chưa kịp làm lợi. Các nhà chính trị đôi lúc không nhìn thấy tất cả các loại hoa trái ở ngoài đời vì họ nhìn cuộc sống thông qua những bức ảnh mà những người thợ chụp ảnh mang đến. Mỗi người chụp một kiểu, người chụp quất, người chụp đào, người chụp cúc mang đến, cho nên, cuộc sống bị "xé lẻ" để đem đến cho các nhà chính trị. Các nhà chính trị nhìn thấy những bức hình lẻ của cuộc sống chứ không nhìn thấy tổng thể, do đó, chính sách bao giờ cũng phản ánh hoặc cúc, hoặc đào, hoặc quất mà không phải giải pháp cho cả khu vườn. Khi giải pháp mà không phải cho cả khu vườn mà chỉ cho đào hoặc quất thì chúng ta chỉ có thể có quất hoặc đào thôi và đấy chính là tính phi biện chứng của các giải pháp có tính chất chính sách. Phản biện làm cho tất cả các loại hoa trái đều xuất hiện và không những chỉ xuất hiện bằng hình mà nó còn nói tiếng nói của nó. Tất cả những tiếng rì rào khác nhau ấy tạo ra một dàn âm thanh mà ở đấy nhà chính trị nhận ra rằng khu vườn ấy thiếu gì và nó cần thêm cái gì. Cuộc sống là một khu vườn đa dạng và các nhà chính trị phải biết nếm. Ngày xưa, thời phong kiến các vị vua thường hay đi vi hành. Vi hành là đi nếm những hoa tươi, quả ngọt còn dính cả bụi của cuộc sống. Làm thế nào để được hưởng, được trông thấy, được chạm vào những giải pháp còn tươi nguyên của đời sống xã hội là công nghệ và trí tuệ cần có đối với các nhà chính trị, nhất là những người giữ vị trí lãnh đạo.

Đôi khi, những người cầm quyền lầm tưởng rằng họ có thể gieo trồng cảm hứng xã hội bằng những công cụ tuyên truyền của mình. Nhưng kết quả của sự tuyên truyền ấy không phải là cảm hứng phát triển mà lại làm mất đi cảm hứng của con người. Cần phải gieo trồng cảm hứng phát triển xã hội không phải bằng sự tuyên truyền chủ quan mà bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của cảm hứng phát triển mà các điều kiện đó chỉ có thể được đảm bảo trong một thể chế chính trị dân chủ. Ở đó, con người bình đẳng với nhau trong các quá trình thương thảo để tạo ra khế ước xã hội hay các giải pháp phát triển. Con người chỉ có thể bị cuốn vào quá trình ấy, chỉ có thể được khơi dậy hay phục sinh cảm hứng xã hội khi xã hội tổ chức được một cơ cấu phản biện xã hội thành công.


Chúng ta đều biết rằng càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng tăng lên, tăng lên trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, chính vì thế chúng ta buộc phải giải quyết vấn đề dân chủ ở hai cấp độ, cấp độ trong một quốc gia và cấp độ giữa các quốc gia. Nếu như không phổ biến sự nới rộng của khái niệm dân chủ, tức là không tạo ra trạng thái khế ước của từng giai đoạn đối với sự nới rộng các quyền con người, thì con người không có cơ sở pháp lý để hành động và đòi hỏi. Cái đó thể hiện tập trung ở việc mở rộng nội dung về các quyền con người trong các quá trình lập pháp của các quốc gia, và trong các công ước quốc tế về quyền con người.

Hiện nay chúng ta đã có các công ước quốc tế về quyền con người, nhưng các công ước này chưa xét đến sự phát triển của khái niệm quan trọng nhất đối với con người là tự do. Vì thế quyền con người bây giờ một mặt trở nên lạc hậu đối với các nước phát triển, mặt khác trở thành lý tưởng phi hiện thực đối với các quốc gia chậm phát triển, do khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng khuếch đại, từ đó nó dẫn đến trạng thái phi dân chủ giữa các quốc gia. Giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào trong nội dung của công ước quốc tế về quyền con người để khắc phục mâu thuẫn ở trong từng quốc gia và trong sinh hoạt chính trị giữa các quốc gia với nhau là một vấn đề lớn của thế giới. Nếu không bổ sung hàng ngày các tiêu chuẩn, các sự nới rộng, các sự diễn biến của đòi hỏi các quyền dân chủ trên thế giới thì các tiêu chuẩn luôn luôn lạc hậu và nó cản trở sự phát triển, nó không những tạo ra sự hiểu lầm lẫn nhau giữa các tầng lớp xã hội trong một quốc gia mà còn tạo ra sự hiểu lầm lẫn nhau giữa các quốc gia.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • Phản biện xã hội

    02/02/2018TS. Trần Đăng TuấnNgười xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Để có được hệ thống phản biện

    01/10/2006Nguyễn Tân KỷNếu thực sự muốn có được những ý kiến phản biện, chúng ta sẽ phải học cách lắng nghe những ý kiến trái tai, học cách khuyến khích mọi người nói ra những ý kiến khác. Và quan trọng hơn là tạo được một môi trường để những ý tưởng khác không chỉ được nói ra mà còn có điều kiện được thực hiện nếu đó là những ý kiến tốt...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • xem toàn bộ