Giáo dục VN Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe

09:29 SA @ Thứ Ba - 23 Tháng Sáu, 2009

Trường Mỹ mà chất lượng không... Mỹ

Có một thực tế là không ít gia đình ở VN đang quá đề cao nền giáo dục Mỹ, và muốn bằng mọi giá cho con em của mình theo học. Là một giáo sư giảng dạy lâu năm ở trường ĐH Mỹ, ý kiến của ông thế nào?

GS Trần Hữu Dũng: Học để lĩnh hội những tri thức tinh hoa và tiên tiến để sau đó về phục vụ đất nước là việc nên làm. Với những gia đình có khả năng thì nên cho con em đi học ở bậc đại học hoặc bậc cao hơn. Nhưng với những gia đình có thu nhập bình thường thì cũng đừng nên quá lãng phí khi cho con đi học quá sớm ở Mỹ.

Theo tôi, nếu đi học thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở Mỹ thì đó là một sự lựa chọn đúng đắn, còn học trung học thì nên học ở Việt Nam, bởi giáo dục bậc trung học của Mỹ không được đánh giá cao.

Nhưng phải nói rằng, áp lực cho con cái du học đang như là một trào lưu ở VN?

Xung quanh tôi, đa số cha mẹ cho con đi ngoại quốc không phải là vì thấy giáo dục của nước ngoài tốt hơn mà vì áp lực của xung quanh, con của hàng xóm, bạn bè đều đi du học hết, do vậy mà đua theo. Trước những áp lực đó thì mình cần phải bình tĩnh, quan sát và nghiên cứu một cách khách quan, đừng để áp lực gia đình hay xã hội mà phải "học ở Mỹ bằng mọi giá".

Một khi xác định cho con du học Mỹ là phải chọn những trường giỏi để theo học, bởi những trường tầm tầm thì cũng chẳng hơn gì các đại học Việt Nam, thậm chí còn dở hơn.

Điều đặc biệt lưu ý là cần rèn luyện sinh ngữ để khi đến môi trường mới, các em có thể tận dụng được hết những cơ hội đến với mình.

Giả sử gia đình GS đang sống tại Việt Nam, liệu có bị cuốn vào trào lưu này?

Nếu sống ở Việt Nam, chắc hẳn gia đình tôi cũng sẽ đứng trước những phân vân như vậy.

Ở Mỹ, hệ thống giáo dục đại học phân ra những đẳng cấp nào, thưa GS?

Những trường càng lâu đời là những trường đáng tin nhất (như Harvard, MIT...). Trong khoảng 20, 30 năm nay có rất nhiều trường được lập ra, rồi lại đóng. Nếu trường nào sống được ba bốn chục năm thì đó thường là những trường tương đối đàng hoàng.

Những trường công của Mỹ ở miền New England là những trường tương đối lâu đời và có đóng góp nhiều nhất đối với xuất khẩu giáo dục của nước Mỹ, thu góp rất nhiều sinh viên ở những trường khác, tiểu bang khác, hay nước khác đến học.

Ở VN, hiện có nhiều trường của Mỹ nhắm đến, và chiêu sinh bẳng đủ cách. Nào là: Học ở VN lấy bằng Mỹ, học qua online, cho "nợ" Anh ngữ... Theo GS, có điều gì đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào đến dễ tin này?

Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ông chuyên về nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam.

Giáo sư Dũng cũng là biên tập viên quản lý của cổng web nổi tiếngArts & Letters Daily

Riêng về Việt Nam, ông là tác giả của websiteViet-studies cập nhật thường xuyên các bài báo, báo cáo nổi bật trong và ngoài nước về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.

Xem trang tác giả...

Tôi không tin vào mấy trường đó, cũng không tin lắm vào đội ngũ tư vấn du học (được chính các trường này trả tiền để chiêu sinh các học sinh từ VN). Giáo dục của Mỹ cũng "thượng vàng, hạ cám" lắm. Bạn bè tôi nói rằng, mấy trường làm ăn chụp giật ở Mỹ xác định thị trường các nước ở Đông Á, trong đó có Việt Nam, là những nơi dễ kiếm tiền nhất.

Hãy xem, những trường "ngon lành" như Harvard, MIT... thì tự học sinh phải tìm đến...

Nền giáo dục còi cọc

Giáo sư có đồng ý không khi có người coi giáo dục là hàng hoá?

Có thể coi giáo dục là hàng hoá, nhưng nó là những món hàng đặc biệt. Nếu những hàng hóa khác khi mua về ta có thể khám phá được chất lượng của nó ngay, mua xe thử đi vài ngày là biết được chất lượng, đọc một cuốn sách vài ngày là biết được hay hoặc dở, không thích thì trả lại hoặc nói người khác và người ta biết liền ngay, chứ với giáo dục thì không thể biết chất lượng ngay được.

Chất lượng của một trường chỉ có thể được xác định qua nhiều năm và thậm chí là hàng trăm năm. Ta biết được chất lượng trường đó khi những người tốt nghiệp trường đó ra có việc làm, làm việc được. Có những trường mở ra rồi sau hai năm đòi đóng cửa thì ai chịu trách nhiệm?

Dưới góc nhìn của GS, thì giáo dục đại học VN đang như thế nào?

Tôi chỉ muốn là sau những ngày học tập miệt mài ở trường, các em sinh viên phải nhận được một lượng tri thức xứng đáng của một nền giáo dục đại học đúng nghĩa, chứ không phải là đến học để lãnh bằng cấp.

Vào một số trường ở Việt Nam, thấy phương tiện, hạ tầng lớp học rất tệ, tôi thấy rất buồn. Và buồn hơn khi biết rằng kinh phí nhà nước đầu tư mỗi năm vào giáo dục không nhỏ, vậy mà đất nước vẫn chỉ có một nền giáo dục đại học còi cọc chừng đó.

Theo GS, làm thế nào để có một nền giáo dục đại học có chất lượng theo đúng nghĩa của nó?

Cái gì cũng có thể hoàn chỉnh được, vấn đề là quyết tâm của chúng ta. Đối với các giáo sư, phải tạo điều kiện cho họ có mức sống tối thiểu để chỉ phải lo việc dạy học mà thôi.

Tôi nghĩ đa số giáo sư VN đều là người có tâm huyết với việc giảng dạy, tuy nhiên nếu họ không có được một đời sống vật chất hay sự yểm trợ tinh thần... thì có thể nhiều người sẽ buộc lòng họ phải làm thêm việc khác.

Bên cạnh đó, phải lo hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để có những nhà trường, lớp học hay phòng thí nghiệm đàng hoàng. Chứ như bây giờ, trường nào cũng quá tải và lạc hậu.

Hãy thử nhìn những nước xung quanh ta (như Singapore, Thái Lan, Malaysia), họ đã nhìn thấy được điều đó, và tôi không hiểu tại sao mình không thể làm được như họ?! Tôi rất thương các em VN ở chỗ đó. Sinh viên VN mình đâu có thua ai, có khi còn hơn nhiều nước khác.

Giáo dục VN loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe

Vậy ông thất vọng nhất điều gì ở giáo dục VN?

Khi đọc những tin tức về giáo dục của VN, tôi cứ thấy giống như một cuốn phim chiếu đi chiếu lại, luôn là những vấn đề sách giáo khoa, học thêm, bằng giả mạo… chuyện đi chuyện lại cũng vẫn vậy.

Vấn đề triết lý giáo dục, giáo dục để làm gì, đào tạo đại học công hay tư, miễn học phí hay tăng thu học phí... thế giới đã bàn trước ta hàng chục năm. Người ta đã có kết quả nghiên cứu lợi hại ra sao, đúng sai thế nào. Vậy mà chúng ta bây giờ lại đem ra xới lại.

Hoá ra, thay vì áp dụng kết quả đã có, tìm cách giải quyết các tồn tại khác của nền giáo dục, thì ta lại bàn về cái đã có. Điều này cũng giống như việc đi tìm cách phát minh lại... cái bánh xe vậy.

Xin giáo sư cho ví dụ cụ thể hơn?

Chẳng hạn vấn đề sách giáo khoa. Tôi không hiểu tại sao ngành giáo dục lại phải độc quyền. Ở Mỹ, đó là vấn đề được thị trường hóa, ai muốn làm cũng được miễn là phải đúng với những chủ đề mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Mỗi trường có quyền chọn sách giáo khoa của mình và dùng thị trường để tuyển chọn theo cách đó. Các giáo viên không được tự chọn loại sách giáo khoa vì nhiều khi ông lại chọn sách của bạn bè ông.

Chuyện này đã được đem ra bàn bạc từ rất lâu rồi nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Có lẽ vì một số quyền lợi nào đó mà ai đó không muốn thay đổi các chính sách cũ. Vì thế cần có một nhà lãnh đạo mãnh mẽ nhìn đúng sự thật chứ không phải ngồi đó mà ra khẩu hiệu.

Làm chính sách không phải là ra khẩu hiệu, và tôi đang có cảm tưởng một số chính sách giáo dục của VN chỉ theo kiểu hô khẩu hiệu mà thôi.

Theo GS, có nên mở rộng cánh cửa cơ hội để ai cũng có thể tham gia vào giáo dục đại học?

Theo tôi, ta cứ nên mở rộng cho thành phần tư nhân tham gia vào giáo dục đại học, nhưng bên cạnh đó cũng phải có những trường đại học miễn phí hoàn toàn của nhà nước. Phải có một con đường cho những sinh viên giỏi, không có thu nhập cao có điều kiện đến học.

Nhà nước có hai nhiệm vụ là kiểm soát chất lượng tất cả các trường đại học trong nước và tạo ra một số những trường đủ lớn để hoàn toàn miễn phí cho những học sinh ưu tú.

Được biết, GS cùng một nhóm cộng sự đã có một bản "Đề án cải cách giáo dục Việt Nam"?

Đúng vậy. Chúng tôi đã cùng nhau tính toán, và ước tính chỉ cần mất 20 triệu USD là xây dựng được một trường đại học chất lượng cao, đạt đẳng cấp quốc tế. Chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình mà không cần bất cứ sự đền đáp nào. Nhưng cho đến nay bản đề án này vẫn chưa nhận được tín hiệu nào từ ngành giáo dục.

Thật bi hài, khi người ta bỏ ra hàng chục triệu USD để tổ chức hoa hậu, trong khi đó chưa ai dám bỏ ra 20 triệu USD để xây dựng một trường đại học tầm cấp quốc tế theo đúng nghĩa chuẩn của nó.

Xin cảm ơn GS!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Truy nguyên tình trạng lạc hậu của hệ thống giáo dục

    13/04/2012Nguyễn Trần BạtTruy nguyên những căn bệnh của hệ thống giáo dục đào tạo ở thế giới thứ ba không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, đây là việc cần phải làm vì nếu không tự nhìn ra điểm yếu của mình thì con người không thể nhận thức và lựa chọn đúng đắn được...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam

    17/03/2009Phan Chánh DưỡngNội dung dự thảo chiến lược giáo dục từ 2009 đến năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý của ngành giáo dục. Qua phản ánh của các phương tiện truyền thông, phần lớn ý kiến đóng góp đều không đánh giá cao bản dự thảo.
  • Ánh lửa của trí tuệ

    25/01/2009GS. Tương Lai“Nói “không” với cái xấu, cái ác là cần thiết nhưng quan trọng không phải là những cái “không” mà làm ra một cái “có”; trên cơ sở cái “có”, hãy tập trung vào xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục cho thế kỷ 21. Đừng chần chừ! Mất thời gian là mất tuyệt đối”...
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

    29/09/2008Nguyễn Thành TrungNước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức...
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Sứ mạng của giáo dục

    11/05/2008Lê Văn GiạngVấn đề cơ bản cần làm sáng tỏ trong triết lý giáo dục Việt Nam của chúng ta hiện nay là làm rõ các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và phương pháp giáo dục dân chủ, khêu gợi tự do tư tưởng đối với người học cùng với phạm vi tự do tư tưởng đối với người thầy trong khi đứng trên bục giảng dạy và khi làm công tác nghiên cứu khoa học...
  • Những căn bệnh chung của hệ thống giáo dục ở thế giới thứ ba

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thực tế là tất cả hệ thống giáo dục của các nước thế giới thứ ba đều rất lạc hậu, hiện đang tụt hậu so với các nước phát triển hàng thập kỷ. Vì nhiều nguyên nhân, hệ thống giáo dục ngày càng không tương thích, ngày càng tách khỏi cuộc sống mặc dù các nước này đã tiến hành không ít cuộc cải cách...
  • Giáo dục Việt Nam: Cuộc thảo luận còn tiếp diễn

    26/03/2008Huỳnh Như PhươngNếu năm 2006, ngành giáo dục Việt Nam phải chịu đựng những sự kiện gây sốc làm tổn thương đến uy tín của mình, thì năm 2007 diễn đàn giáo dục đã mở rộng và thu hút sự chú ý của dư luận vào những vấn đề thực sự quan yếu...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Giáo dục trong sự song hành giữa Nhà nước và thị trường

    05/07/2007Nhật VũToàn cầu hoáđặt quyền lực kinhtế đáng kể vào các tậpđoàn lớn, song lại nảy sinhđòi hỏi Nhà nước phải chi phối mạnh mẽ hơn về chínhtrị giáo dục và công nghệ. Giáo dục cho phép tăng cường liên kết xã hội nhằmgiữ gìn bản sắc dân tộc trước áp lựctoàn cầu hóa...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • ''Không nên có ấn tượng giáo dục đang khủng hoảng!"

    22/07/2005Văn TiếnLà đại biểu Quốc hội nhưng cũng là giáo sư đại học, GS. TS. Nguyễn Lân Dũng đã thẳng thắn bộc bạch, tâm sự với VietNamNet về khó khăn và hiến kế cho giáo dục. Sau đây là cuộc trao đổi giữa ông với VietNamNet, ngày 30/10.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Giáo dục là hàng hoá?

    09/07/2005Nguyễn HươngHiện nay có ý kiến cho rằng cốt lõi đổi mới tư duy giáo dục là phải thừa nhận giáo dục là hàng hoá, coi giáo dục là thị trường, không để giáo dục quay lưng với kinh tế thị trường. Quan điểm đó có đúng không? Phải chăng đó là liều thuốc có thể chữa trị các căn bệnh trì trệ, bất cập, tụt hậu của giáo dục như nhiều người mong muốn?
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    05/12/2003GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng chúng tôi trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục. Ông vào đề trước...
  • Chấn hưng nền giáo dục nước nhà, bắt đầu từ đâu?

    11/11/2003Để chấn hưng nền giáo dục nước nhà - một nền giáo dục do đích thân Bác Hồ sáng lập và được xây dựng bằng trí tuệ và xương máu của nhiều thế hệ cách mạng - thì mọi vận động của nó phải theo quy luật vận động biện chứng của lịch sử và khoa học...
  • xem toàn bộ