Giáo dục trong sự song hành giữa Nhà nước và thị trường

07:21 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Bảy, 2007

Toàn cầu hoáđặt quyền lực kinhtế đáng kể vào các tậpđoàn lớn, song lại nảy sinhđòi hỏi Nhà nước phải chi phối mạnh mẽ hơn về chínhtrị giáo dục và công nghệ. Giáo dục cho phép tăng cường liên kết xã hội nhằmgiữ gìn bản sắc dân tộc trước áp lựctoàn cầu hóa.

Công nghệ giáo dục là chưa đủ

Ngày 20/4/2007 xảy ra vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ tại trường Đại học công nghệ Vơginia. Bốn ngày sau đó, một kỹ sư của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lại bắn chết một con tin và tự kết liễu đời mình. Điểm chung của hai vụ bạo lực này là, những kẻ thú ác đều được đào tạo bài bản tại các trường Đại học danh tiếng với các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Mỹ - được coi là đáng tin cậy nhất hiện nay. Điều này cho thấy, công nghệ giáo dục đã thất bại trong việc hoà giải các nhóm lợi ích trong xã hội và dấy lên một làn sóng lo ngại về việc các nền giáo dục hiện đang quá chú trọng đến công nghệ giáo dục theo lối thực dựng - "học để làm", mà phần nào xao nhãng đi mục tiêu tối thượng của giáo dục là "học để liên kết xã hội" nhằm lấy lại cân bằng được sự phân hoá xã hội và các giá trị nhân văn ngày càng sâu sắc do toàn cầu hoá mang lại.

Trường lực liên kết

Áp lực để duy trì sự cạnh tranh quốc gia được những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu theo hướng luân chuyển tự do hoá các luồng vốn, công nghệ, nhân lực khiến đại đa số các nước phát triển hay đang phát triển đều đưa chiến lược giáo dục lên hàng quốc sách. Nhận xét về mô hình phát triển mới của "con rồng" Đông Á hồi thập niên 1980, gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, HồngKông, các chuyên gia WB kết luận: sở dĩ các nền kinh tế này hấp thụ được nguồn vốn, bí quyết công nghệ cao của các nước phát triển là do có sự đầu tư thoả đáng vào giáo dục, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chứng ta tự hào rằng. Tập đoàn Intel đầu tư 1tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất chíp lớn nhất khu vực tại Việt Nam, nhưng nơi đặt trụ sở kinh doanh các giải pháp hữu ích (kinh doanh chất xám) cũng của Intel lại ở Malaixia do nguồn nhân lực ở đây đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ, giá nhân công không quyết định bằng chất lượng nhân lực. Chất lượng nhân lực là điểm mấuchốt phân hoá đầu tư theo từng cấp độ: Sản xuất hàng hoá (chíp) hay sáng tạo tri thức (giải pháp hữu ích).

Đó là điều tất yếu bới lẽ, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do tăng trưởng kinh tế và dân số thì các mô hình kinh tế mới đều tìm cách chuyển dịch từ sản xuất hàng hoá sang kinh tế tri thức, trong đó tài nguyên nhân lực đóng vai trò quyết định. Đón bắt xu hướng này, Malaixia đã thiết lập "Siêu hành lang đa phương tiện - MSC" vào cuối thập niên 1990 nhằm tăng cường giáo dục- công nghệ cho một xã hội tri thức. Trường Đại học đa phương tiện (nhân tố cấu thành MSC) có nhiệm vụ cung cấp các chương trình đào tạo nhà quản lý của tương lai theo hướng khuyến khích tính sáng tạo kết hợp với khả năng cảm nhận những xu hướng thay đối trong dòng chảy của thị trường. đa biên giới.

Không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế, giáo dục còn là điểm tựa cho sự hoà giải xã hội. Các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Apakisan (2001) và Irắc (2003) đã kích động sự nổi dậy của những người đạo Hồi cực đoan tại khu vực Đông Nam Á, được xem như sự khơi nguồn căng thẳng mới trong quan hệ xã hội. Các nước đa sắc tộc trong đó có Singapore đã hành động ngay để củng cố quan hệ. BộGiáo dục Sigapore xác định việc tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa các dân tộc qua chương trình học tập và hoạt động ngoại khoá làmột ưu tiên chính.

Giáo dục ngày càng trở thành một trường lực lýtưởng liên kết con người chung tay hành động, thúc đẩy sự mẫn cảm và phản ứng tích cực hơn trong sự vận động và giao thoa không ngừng giữa các nền kinh tế, các giá trị xã hội.

Nhà nước và thị trường

Điều bất ngờ là trong lúcxu hướng giao quyền tự chủ lớn hơn cho trường học đang thịnh hành, nhận thức "giáo dục cũng là một loại hàng hoá" ngày càng thắng thế thì lẽ ra, vai trò của Nhà nước phải "mờ" đi. Song thực tế có những lý lẽ riêng, khác hẳn với suy luận logic thông thường.

Hiện nay ít ai còn tranh luận giáo dục là dịch vụ công hay hàng hoá. Các nước phát triển đứng đầu là Mỹ, Anh, Oxtraylia, Đức... đã xuất khẩu giáo dục ra toàn cầu ở Đông Nam Á, Singapore, Thái Lan là những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chủ yếu trong khu vực. Về mặt tổ chức, nhiều trường học có cơ cấu gần như một Công ty cổ phần, có nghiên cứu thị trường, có chiến dịch thu hút khách hàng... ở Việt Nam mấy năm nay, hội thảo du học đứng đầu bảng về mật độ, với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu giáo dục. Đứng ở khía cạnh này giáo dục là một loại hàng hoá.

Mỹ là quốc gia có hệ thống giáo dục phi tập trung, mang tính tư nhân và chịu sự chi phối của thị trường nhất. Thế nhưng, chỉ riêng giáo dục Đại học đã được ngân sách đầu tư trên 200 tỷ USD, trong đó sinh viên được hỗ trợ tài chính khoảng 8 tỷUSD. Nhật Bản, HànQuốc là hai quốc gia tiên phong ở ChâuÁ chấp nhận xu hướng thị trường hoá. Trong xã hội, người dân chấp nhận Hiệu trưởng có vai trò như một Giám đốc, học sinh là khách hàng, các trường cạnh tranh nhau trong xây dựng thương hiệu nhằm mở rộng thị phần, xuất khẩu giáo dục. Nhưng đây cũng là những nước kết hợp chặt chẽ nhất giữa hệ thống giáo dục và đào tạo với các chính sách kinh tế định hướng của nhà nước. Chính phủ Malaixia thì định hướng cung cấp cơ hội bình đẳng về giáo dục và tiếp cận các nguồn thông tin cho mọi đối tượng... Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là, vìsao trong lúc Chính phủ chấpnhân sựchi phối của thịtrường và vai trò quản lýcủa Nhà nước lại"đậm " thêm lên?

Khác với nhiều loại hàng hoá khác giáo dục là một sản phẩm đặc thù vì những lẽ sau.

Thứ nhất, sản phẩm giáo dục không chỉ nhắm đến một vài nhóm tiêu dùng mà đến toàn bộ xã hội.

Thứhai, quá trình hoàn thiện sản phẩm giáo dục rất dài, qua nhiều cấp độ, từ mẫu giáo, các cấp phổ thông , Đại học hay trường dạy nghề...Từ đó đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra làmđầu mối liên kết các cấp độ theo một chương trình thống nhất, liên thông.

Thứ ba,sản phẩm giáo dục mang tính quyết định cho sức mạnh khoa học - công nghệ, sự cạnh tranh quốc gia, cần nhận được sự hỗ trợ đặc biệt về chính sách và vật chất từ Nhà nước cũng như các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp...

Thứtư, giáo dục cơ bản (phổ cập tiểu học, trung học...) là một trong những quyền của công dân, mà chỉ có Nhà nước mới có thể huy động được nguồn lực toàn xã hội chia đều cơ hội tiếp cận cho mọi đối tượng. Do vậy, trong khi chấp nhận sự chi phối của thị trường và tận dụng cơ chế đó để huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, Nhà nước phải nắm giáo dục trong sự chuyển đổi vai trò từ người cung cấp giáo dục trở thành người đưa ra những chương trình, quy định, tiêu chuẩn chất lượng và bảo trợ cho giáo dục.

Hướng tới người tiêu dùng

Nhu cầu giáo dục tăng lên, dường như các nhà nước không thể cung cấp giáo dục miễn phí cho mọi người dân được. Mặt khác, thực tế cũng chứng tỏ Nhà nước đảm nhận hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ này không hiệu quả bằng san sẻ trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực của xã hội.

Ở những nước chấp nhận xu hướng thị trường, Chính phủ thường không trực tiếp quản lý hệ thống giáo dục mà giao cho Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong các điều chỉnh vĩ mô thông qua nhiều biện pháp, trong đó có những chính sách (thường là cơ chế hỗ trợ đặc thù), cung cấp tín dụng, kinh phí nghiên cứu khoa học, quyết định mức học phí, học bổng... Thông thường, sự hỗ trợ của chính phủ hướng tới hai "bảo đảm".

Một là,bảo đảm quyền tiếp cận cơ hội học tập cơ bản với mọi đối tượng. Tuỳ theo từng nước, quyền học tập cơ bản (phổ cập giáo dục) là tiểu học, THCS, THPT với mức thu học phí thấp hoặc miễn phí.

Hai là,bảo đảm sự hỗ trợ không làm yếu đi tính động lực của thị trường giáo dục. Vì vậy sự hỗ trợ không phân biệt theo sở hữu (trường công hay trường tư) mà nhằm tới mục tiêu, vai trò cụ thể của trường đó trong xã hội.

Trong hỗ trợ tài chính, Chính phủ thường chọn hình thức cấp tiền trực tiếp cho học sinh chứ không cấp cho nhà trường. Nghĩa là cấp cho người tiêu dùng chứ không cấp cho người sản xuất. Thực tế đã chứng minh đây là quyết sách khôn ngoan, làm tăng tương đối nhu cầu của người học, do đó nhà trường cũng mạnh lên, nhưng quan trọng hơn là đảm bảo được quyền tự chủ tương đối trong hoạt động của nhà trường đối với chính phủ, tức đảm bảo được tỉnh thị trường - một động lực cho giáo dục phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, nhà trường cũng luôn nhận được sự bảo trợ của các nghiệp đoàn, hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp, để đổi lại các đơn vị này nhận được sự hỗ trợ đào tạo trực tiếp và gián tiếp từ phía nhà trường.

Nước ta có mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Đây là một sức ép rất lớn đối với ngân sách giáo dục và ngành giáo dục - đào tạo. Nhưng nếu chúng ta tìm được một chiến lược giáo dục phù hợp - song hành giữa Nhà nước và thị trường, thì gánh nặng dân số sẽ biến thành lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự học ngày nay: Ít "bậc thầy" đúng nghĩa?

    12/11/2019Lại Nguyên ÂnGiữa tháng 1, nhà văn Lại Nguyên Ân gửi tới VietNamNet bài viết đưa ra "một cách lý giải về sự học và tình thầy trò ngày nay, cho rằng, khi mà học tập là một phần việc mà mỗi người phải theo đuổi suốt đời, khả năng “làm thầy” thiên hạ bao giờ cũng rất hạn hẹp...
  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Phát triển các chế định xã hội của quá trình hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

    06/06/2007Trần Hữu QuangNếu xem xét xã hội như một hệ thống được cấu tạo bởi nhiều định chế xã hội, thì sự phát triển của cả một xã hội không thể không bao hàm sự thay đổi của từng định chế cũng như của mối quan hệ sắp xếp và tương thuộc giữa các định chế ấy. Bài viết này thứ phân tích vai trò của các định chế xã hội (xét như là những thành tố cấu thành hệ thống xã hội) nhằm đi tìm những động thái xã hội trong quá trình phát triển ở SàiGòn - TP. Hồ Chí Minh xưa và nay.
  • Học để làm người và học để sống với nhau

    23/05/2007Sự mở rộng kinh tế thị trường vừa tạo điều kiện vật chất cho con người nhưng cũng đang tạo ra những thách thức gay gắt về đạo lý, về cách hưởng thụ văn hóa và thành tựu của văn minh, khoa học kỹ thuật. Đổi mới giáo dục ở nước ta nhất thiết phải bắt đầu từ bên trên, từ chuyển động ở cấp vĩ mô...

  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • WTO: trường học, trường thi cho kinh tế Việt Nam

    03/04/2007WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này...
  • Giáo dục đại học và cơ chế thị trường

    22/03/2007Giáo sư Phạm PhụCụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luận sôi nổi trên mọi diễn đàn về GD trong hơn một năm qua. "GDĐH có là một loại hàng hóa công?", "Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"... Thanh Niên xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về vấn đề khá nóng bỏng và cũng khá nhạy cảm này.
  • Trí tuệ Việt Nam trước thời cơ và thách thức của WTO

    09/03/2007GS Vũ KhiêuChúng ta có rất nhiều thuận lợi cần khai thác nhưng lại đứng trước rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Làm thế nào để trong thuận lợi nhìn thấy hết khó khăn và trong khó khăn, cũng tìm ra được những thuận lợi để khắc phục? Chúng ta tin vào sự quyết tâm, vào tinh thần dũng cảm, vào đầu óc sáng tạo của toàn thể nhân dân ta trong bước ngoặt lịch sử này.
  • Quan trọng nhất là phải biết nhìn ra nhược điểm của chính mình

    02/01/2007
    Trong cuộc gặp gỡ mới đây với chúng tôi, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về một chủ đề mang tính thời sự: tính cách Việt trong thời buổi hội nhập...
  • Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực

    27/12/2006Phạm Thành NghịQuản lý nguồn nhân lực phụthuộc vào triết lý, cách nhìn nhận của người laođộng. Cách ứng xử, cách thức hành động phụ thuộc vào quan niệm, những thừa nhận, hệ thống giá trị được chia sẻ trong một nền văn hoá...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • “Lệch chuẩn” trong giáo dục

    24/10/2006Ngụy Hữu TâmGiáo dục chính là quá trình xã hội hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên tiếp cận xã hội đó. Tuy những năm đầu cách mạng, ngành giáo dục của chúng ta đã có một số kết quả đáng kể, nhưng sau đó có sự hụt hẫng. Để minh chứng cho yếu kém của ngành giáo dục nước ta, tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một thông tin nữa...
  • “Một thứ toán kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm”?

    25/09/2006Chu Văn KhánhGiáo sư Phan Đình Diệu là một trong những nhà khoa học có nhiều bài viết, nhiều nỗi niềm trăn trở về nền giáo dục nước nhà. Năm 2004, ông cùng một số nhà khoa học tham gia thảo luận và đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ một bản báo cáo kiến nghị về việc cải cách nền giáo dục hiện nay. Trước thềm năm học mới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về những vấn đề đã và đang gây bức xúc trong ngành giáo dục...
  • Luận về hàng hóa: "Dịch vụ giáo dục Đại học" và công bằng xã hội

    17/08/2006GS. Phạm Phụ, Trường ĐHBK Tp.HCMTrong quan niệm và trong một số văn bản chính thức của Việt Nam hiện nay là: “Cấm mọi hành vi thương mại hóa (TMH) hoạt động giáo dục (GD)”. Nhóm từ TMH ở đây có thể hiểu nôm na là làm cho hoạt động GD trở thành một dịch vụ có thể trao đổi, mua bán được. Trong kinh tế chính trị người ta gọi, “Hàng hóa (HH) là sản phẩm lao động dùng để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi”...
  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Cần một hội nghị “Diên Hồng” trong giáo dục

    16/06/2006Hạ AnhNgày 12/7/2004 là một ngày rất có ý nghĩa với ngành diáo dục, khi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục nhằm nghe các nhà giáo hiến kế đế canh tân nền giáo dục nước nhà đang có nhiều bức xúc- Một ngày không đủ thờigian cho những cánh tay giơ lên liên liếp đề nghị đăng đàn...
  • "Sinh đồ ba quan"

    07/01/2006Lê Thanh PhongXưa, trường thi của các triều đại phong kiến cũng có lắm người mua bằng để được bổ nhiệm làm quan. Các vị này chẳng học hành gì, bỏ tiền đút lót các quan giám khảo để đỗ đạt. Người đời chê cười những kẻ học giả bằng thật đó là "sinh đồ ba quan". Nhưng thực ra, trò mua bán này không phổ biến lắm vì trường thi ngày xưa rất nghiêm túc...
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • Thiên đường của trái tim

    07/10/2005Là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn, Komensky đã để lại những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn. Các chuyên gia sư phạm coi Komensky là người đặt nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến hiện đại. Những nhận định của ông về xã hội, về con người và cuộc đời… vẫn giữ nguyên tính thời sự và đầy sức thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những con người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng của ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Giáo dục là hàng hoá?

    09/07/2005Nguyễn HươngHiện nay có ý kiến cho rằng cốt lõi đổi mới tư duy giáo dục là phải thừa nhận giáo dục là hàng hoá, coi giáo dục là thị trường, không để giáo dục quay lưng với kinh tế thị trường. Quan điểm đó có đúng không? Phải chăng đó là liều thuốc có thể chữa trị các căn bệnh trì trệ, bất cập, tụt hậu của giáo dục như nhiều người mong muốn?
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Đến 2020: 50% GDP sẽ do kinh tế tri thức tạo ra

    12/02/2004Phương ThanhĐại hội 9 của Đảng xác định đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 50% GDP do tri thức tạo ra. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang chủ trì Đề án ''Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam''. Đường tới nền kinh tế tri thức còn dài và nhiều chông gai nhưng là con đường Việt Nam không thể không tiến vào...
  • Trường học phải là nơi thiêng liêng nhất

    24/11/2003Đọc bài “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy THẬT” trên TTCN 16-11 của chị Nguyễn Thị Oanh tôi rất thích chữ “Thật”. Trong đó có ý rất hay là phải biến trường học thành nơi thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm người...
  • Của thời bội thu trái đắng

    02/11/2003Huỳnh Ngọc ChiếnNền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả một phần tư thế kỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa...
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • Chuyển biến chiến lược cơ bản toàn diện về giáo dục

    10/02/2003Từ nay đến năm 2010, trên cơ sở những bài học đắt giá của 15 năm đổi mới giáo dục, những chuyển biến nào mới thật sự là "cơ bản toàn diện" cần phải tạo ra trong sự nghiệp học - hành suốt đời của toàn dân?
  • Những vấn đề bức xúc của giáo dục và đào tạo hiện nay

    10/02/2003Không ai có thể phủ nhận, với việc tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục (CCGD) (1950, 1956 và 1979), ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) như một kiến trúc sư năng nổ đã thiết kế và xây dựng cho đất nước một hệ thống GD và ĐT đa dạng, khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thỏa mãn nhu cầu học của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển GD và ĐT đang đặt ra một số vấn đề bức xúc.
  • Chấn hưng giáo dục - chấn hưng quốc gia

    10/02/2003Trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nguyên nhân cơ bản đã làm hỏng nền giáo dục của ta trong hai mươi năm qua mà hậu quả của nó bây giờ đã bắt đầu nặng và trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện như bây giờ thì chưa lường hết được thảm họa của nó.
  • Trường lớp châu Á

    10/02/2003Dự đoán của hai báo Asiaweek và The Christian Science Monitor về viễn cảnh trường lớp châu Á sẽ thay đổi ra sao trong thế kỷ tới
  • xem toàn bộ