Học để làm người và học để sống với nhau

08:01 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Năm, 2007

Sự mở rộng kinh tế thị trường vừa tạo điều kiện vật chất cho con người nhưng cũng đang tạo ra những thách thức gay gắt về đạo lý, về cách hưởng thụ văn hóa và thành tựu của văn minh, khoa học kỹ thuật...

Đổi mới giáo dục (GD) ở nước ta nhất thiết phải bắt đầu từ bên trên, từ chuyển động ở cấp vĩ mô. Nếu GD thật sự được xem là quốc sách, là bức xúc của toàn dân, là đòn bẩy của sự phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc chấn hưng dân tộc thì phải tập trung mọi nguồn lực quốc gia, tập trung chỉ đạo công tác cải cách GD như chỉ đạo chiến dịch trong chiến tranh.

Phải có sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban bí thư, sự quan tâm cụ thể của lãnh đạo cao nhất của đất nước như trước đây Hồ Chủ tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng làm...

Cắt 20-25% nội dung chương trình

Trước hết cần xác định lại mục tiêu đào tạo, quan niệm về GD và tính chất của nhà trường trong hoàn cảnh mới của đất nước đang hướng tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cần quán triệt tinh thần thông điệp của UNESCO về GD trong thế kỷ 21: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau” (hiện nay chúng ta chỉ nặng về “học để biết”).

Trong mục tiêu GD cần đặc biệt quan tâm đến việc hình thành ở thế hệ trẻ những phẩm chất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới như tính trung thực, óc phê phán, tư duy sáng tạo, tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm và lòng khoan dung, nhân ái.

Trên cơ sở này thiết kế lại chương trình GD phổ thông và chương trình đào tạo ĐH cũng như chương trình, nội dung giảng dạy của từng môn học cho phù hợp với mục tiêu trên và đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt từ mẫu giáo đến lớp 12.

Cần nhanh chóng thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa để phát huy trí tuệ chung của các nhà giáo và khả năng sử dụng của mỗi địa phương.

Trong khi chờ đợi cải cách chương trình, cần mạnh dạn cắt giảm 20-25% nội dung chương trình giảng dạy hiện nay, cắt giảm giờ lên lớp và ngày học trong tuần, góp phần giải quyết tình trạng quá tải và tạo điều kiện giúp giáo viên có thể đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hình thành tư duy sáng tạo cho học sinh. Đây cũng là một nhân tố làm giảm tình trạng học thêm dạy thêm hiện nay.

Thời đại chúng ta cũng đang chứng kiến sự lấn lướt của tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây đe dọa làm lệch sự phát triển cân bằng của con người, làm cho con người thông minh hơn nhưng cũng d

tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây đe dọa làm lệch sự phát triển cân bằng của con người, làm cho con người thông minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan, vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung trong thế kỷ đầy xung đột này.

Ở nước ta, sự mở rộng kinh tế thị trường vừa tạo điều kiện vật chất cho con người nhưng cũng đang tạo ra những thách thức gay gắt về đạo lý, về cách hưởng thụ văn hóa và thành tựu của văn minh, khoa học kỹ thuật.

Vượt qua được những thách thức này, con người mới làm chủ được những kết quả của phát triển kinh tế, không trở thành nô lệ của nó, đồng thời mới có thể tác động lại kinh tế, làm cho kinh tế phát triển mạnh hơn nhưng vẫn đảm bảo tính nhân văn và yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu về GD thẩm mỹ càng lớn. Chính vì vậy ngay từ bây giờ cần có một chương trình quốc gia về GD thẩm mỹ do Chính phủ phụ trách.

Kéo dài thời gian đào tạo giáo viên

Nhìn chung các trường sư phạm hiện nay chưa xác định thật rõ mục tiêu tạo của mình, hầu hết mới tập trung vào việc dạy kiến thức, chưa chú ý đầy đủ đến việc dạy nghề, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực sư phạm.

Trong việc GD phẩm chất thường cũng chỉ quan tâm đến GD tư tưởng đạo đức nói chung, chưa chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nghề, tình yêu thương học sinh, yêu thương con người vốn là điều cốt lõi của mọi hoạt động GD.

Đặc biệt, chương trình đào tạo của các trường sư phạm hầu hết tập trung vào việc cung cấp tri thức chuyên môn của từng môn, chưa quan tâm rèn luyện phương pháp giảng dạy các kiến thức đó theo hướng phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Nhiều vấn đề quan trọng như phương pháp đánh giá, kiểm tra, cho điểm bằng trắc nghiệm, tự luận, kỹ năng tổ chức lớp học không được dạy trong trường sư phạm.

Điều đáng nói hơn nữa là hiện nay trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm hầu như không có nội dung bồi dưỡng năng lực GD cho sinh viên. Nhà trường chỉ chú ý đến năng lực giảng dạy chứ chưa quan tâm đến việc hình thành người giáo viên với tư cách là nhà GD, người thầy, trong khi đó sau khi ra trường, sinh viên không chỉ trở thành giáo viên đứng lớp mà còn là người hướng đạo, sống chung với trẻ, dìu dắt, uốn nắn, giúp trẻ trở thành con người phát triển.

Để làm được điều này cần có một thay đổi lớn về mục tiêu và chương trình đào tạo của các trường sư phạm. Nên kéo dài việc đào tạo giáo viên ở các trường ĐH sư phạm, trước hết là ĐH sư phạm trọng điểm thành năm năm.

Đồng thời nên mở rộng phạm vi và tính chất của các trường ĐH sư phạm trọng điểm, biến các trường này không chỉ bó hẹp trong việc đào tạo giáo viên (teacher training college) mà còn là nơi huấn luyện, nghiên cứu về GD, nơi chuẩn bị các công trình sư về GD cho đất nước (university of education).

Hiện nhiều người vẫn gọi ĐH ViệtNam là “trường cấp 4”. Điều này đúng cả về hai phương diện: cơ sở vật chất và cách nghĩ, cách dạy. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước phải cấp đất cho các ĐH (kể cả công và tư) và đầu tư xây dựng một số ĐH thật đàng hoàng.

Đồng thời phải tạo điều kiện cho các trường ĐH có quyền chủ động nhiều hơn nữa trong việc xây dựng chương trình, xuất bản, tổ chức đào tạo. Đặc biệt, phải hình thành tư duy ĐH trong nhà trường và xã hội, làm cho trường ĐH trở thành trung tâm chất xám, nơi bồi dưỡng tinh thần dân chủ, dám nghĩ, dám phát minh, có ý kiến mới, thành một môi trường mở về tri thức và tư tưởng, trung tâm giao lưu quốc tế về khoa học và sáng tạo.

Cần tập trung xây dựng một số ĐH thật hiện đại để đào tạo nhân tài, để làm mẫu và cung cấp cán bộ giảng dạy cho các ĐH khác. Đồng thời mở rộng hệ thống ĐH, chấp nhận nhiều loại trường (trường công, trường tư), nhiều qui mô, hình thức đào tạo (tại chức, từ xa, tín chỉ...). Bên cạnh đó cần lập một hay vài trung tâm kiểm định quốc gia để đánh giá, xếp loại các cơ sở đào tạo ĐH.

GS.TSKH LÊ NGỌC TRÀ

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • Làm thế nào để bớt học vẹt và tăng tính sáng tạo?

    02/04/2016TS. Nguyễn CamViệc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi. Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá...
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Hãy đánh thức người học

    24/03/2014Phạm Việt Hưng (Sydney)Nếu giáo dục không biết đánh thức vô thức - cái năng lượng vô cùng to lớn tiềm ẩn đó trong con người thì bao nhiêu cố gắng nhồi nhét chữ nghĩa cũng sẽ vô dụng. Công việc đánh thức được người phương Đông gọi là Khai Tâm, sự nghiệp giáo dục chủ yếu là Khai Tâm?
  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Cần có một nền học của ta và cho ta?

    23/06/2006Phan Đình Diệu (2004)Gần một trăm năm trước, trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi..... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật....
  • Nghĩ về chuyện dạy và học

    10/04/2006Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức...

  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Muốn trường tốt phải có thầy hay

    16/11/2005Hồ Tú Bảo (GS. Tin học, Viện Khoa học & Công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST)Chúng ta đang bàn đến xây dựng ĐH chất lượng cao, nhưng tên gọi chính xác nên như thế nào, tiêu chí cụ thể ra sao, và đặc biệt đội ngũ giáo sư giảng dạy ở đó có thực sự là chất lượng cao hay không? Bài viết ngắn này bàn về một chuyện theo tôi là cốt tử nhất trong việc xây dựng đại học chất lượng cao ở nước ta, nhưng chưa được bàn thảo kỹ lưỡng.
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • Đổi mới giáo dục ĐH theo hướng nào?

    03/07/2005Gs. Hoàng TụyTuy đã có nhiều cố gắng thể hiện tư duy mới, nhưng dự thảo vẫn chưa đưa ra được những ý tưởng khả thi có khả năng tạo nên chuyển biến đột phá làm xoay chuyển tình hình theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Một số đề nghị về tăng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam

    09/07/2005Từ lâu nhiều người đã thấy chất lượng giáo dục ở VN xuống cấp nghiêm trọng. Để giải quyết triệt để vấn đề nầy, chúng ta cần có một cuộc đổi mới toàn diện, và cũng cần thời giờ và nhiều ngân sách hơn....
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Dạy học theo tình huống

    24/11/2003Đó là hai trong những vấn đề mà ngành giáo dục (GD) Nhật Bản đặt ra cho học sinh (HS) của họ từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Trong quản lý GD và quản lý dạy học, ngành GD Singapore và Hàn Quốc cách đây rất lâu cũng đề ra một yêu cầu chặt chẽ: “cần có cái gì đây để phân biệt một bên là thợ dạy, bên kia là thầy giáo; một bên là thợ học, bên kia là HS”. Với họ, không thể đánh đồng giữa thợ với thầy, giữa người học theo lối “cầm tay chỉ việc” với người học theo kiểu tìm tòi nghiên cứu...
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Để xây dựng một xã hội học tập

    18/11/2003Mới đây, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục – Đào tạo và một số ngành liên quan đã có đề nghị lên Chính phủ về việc triển khai cuộc vận động "Toàn dân xây dựng cả nước trở thành một XHHT". Sau khi đã xem xét, ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có ý kiến chỉ đạo về đề án "Xây dựng XHHT ở Việt Nam". Theo đó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc xây dựng XHHT là hết sức cần thiết. Bộ GD-ĐT chủ trì cùng Hội Khuyến học và các bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án về xây dựng XHHT trình Chính phủ trước ngày 30/12/2003...
  • Chất lượng giáo dục còn thấp: Nhìn lại mình để sửa, thay vì săm soi lỗi ở nơi khác

    11/11/2003Theo công bố của Bộ GD-ĐT, chỉ có 13,3% số thí sinh thi vào đại học đạt được tổng cộng 15 điểm trở lên cho 3 môn thi, và trên cả nước nếu xét theo tiêu chí này thì TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 17. Chính vì vậy đã rộ lên nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục của thành phố...
  • Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng

    11/11/2003Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
  • Không thể có sự đổi mới phương pháp trên nền tảng một nội dung lạc hậu

    10/11/2003Đổi mới giáo dục là khắc phục thói hư học.
    Đại học mà không nghiên cứu khoa học thì chưa là đại học đúng nghĩa...
    Vừa qua Bộ GD-ĐT và Công đoàn GDVN có tổ chức một cuộc hội thảo bổ ích về đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học. Tôi có được tham gia phát biểu một số ý kiến như sau với hội thảo, tuy bàn trực tiếp về đại học nhưng cũng có nhiều phần chung cho cả các cấp học.
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • Cần thay đổi cơ bản và toàn diện

    23/07/2003Giáo dục Việt Nam trước hội nhập toàn cầu: Báo Bangkok Post vừa qua có đăng một mẩu tin đáng suy ngẫm: Xuất khẩu lao động của Thái Lan ngày càng trở nên một ngành thu ngoại tệ đáng kể về cho đất nước. Hàng năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 350.000 lao động, họ gửi tiền về cho gia đình khoảng 1.200 triệu USD...
  • Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

    04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.
  • Dạy và học theo phương pháp mới

    11/02/2003Ra đời được 3 năm (1999), đến nay trường tiểu học dân lập Quốc Tế đã thu hút được hơn 1.000 học sinh. Với phương pháp dạy và học khá mới mẻ, trường đang được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm. Trang thông tin TPHCM xin giới thiệu đôi nét về ngôi trường này.
  • Một định hướng giáo dục mới: phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

    10/02/2003Một trong những vấn đề ta thường gặp ở Việt Nam là sinh viên học sinh ra trường chưa đủ khả năng sẵn sàng để đảm nhận được các công tác, chức vụ mà đáng lẽ họ phải có khả năng ứng xử độc lập. Họ phải qua một thời gian bỡ ngỡ, chới với rất dài so với thời gian cần thiết cho một sinh viên phương Tây.
  • Chấn hưng giáo dục - chấn hưng quốc gia

    10/02/2003Trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nguyên nhân cơ bản đã làm hỏng nền giáo dục của ta trong hai mươi năm qua mà hậu quả của nó bây giờ đã bắt đầu nặng và trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện như bây giờ thì chưa lường hết được thảm họa của nó.
  • xem toàn bộ