Tranh lên trước - Bác ái - Giữ chữ tín - Giữ điều thứ

11:18 CH @ Thứ Sáu - 01 Tháng Tư, 2016
4. TRANH LÊN TRƯỚC
Lợi ích của xã hội rất lớn, nhưng tình nghĩa lại dễ chia lìa, không gắn bó với nhau thì không thể thu hoạch được gì.

Có bốn-điều để gắn bó: một là tranh lên truớc; hai là bác ái; ba là giữ chữ tín; bốn là rộng lượng thứ.
Hãy bàn từng điều một.

Chồng vì vợ mà mưu sinh, vợ vì chồng mà lo việc nhà, việc của. Vợ chồng phục vụ lẫn nhau. Người thợ làm cày bừa cho nhà nông, nhà nônglàm ra lúa gạo cho người thợ. Nông, công phục vụ lẫn nhau, đem lại lợi ích lớn cho xã hội. Những kẻ chơi bời, lười biếng, vô công rồi nghề, dựa vào người khác mà sống, họ hưởng lợi mà không sinh lợi, chẳng khác kỷ sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước… Có nhiều người như thể thì xã hội suy to. Cho nên, phàm người trong xã hội đều phải tranh lên trước, ra sức làm việc có ích. Họ có thể tranh lên trước khi công nghiệp chưa phát triển và có những nghĩa cử có ích, khởi xướng cho mọi người làm theo. Họ là đại công thần của xã hội. Bởi vì dụng tâm của họ gian khổ gấp bội lần người bình thường. Phần họ được hưởng thụ không bao nhiêu, mà lợi ích của mọi người thì vô kể. Người tranh lên trước lại có những nghĩa cử, vì lợi ích xã hội mà phải hy sinh thân mình, công lao càng to lớn. Những công lao này cũng chưa to lớn bằng biểu lộ dũng khí trước những người nhút nhât, cùng phấn đấu học hỏi, phát triển bách nghệ làm cho xã hội hưng thịnh. Công lao ấy thì không lường được.

Xã hội ta trì trệ, không tiến bộ, học thuật, kỹ nghệ sơ sài, càng mongmỏi điều đó, quốc dân ta phải tranh lên hàng đầu mới được.

Trong mười người chơi bời, lười biếng cũng có năm, sáu người có lòng tự ái, hiểu biết chút ít. Còn phần lớn thì câu nệ, giữ ý kiến cũ. Bỏđược phong thói ấy, tranh lên trước, hiếm lắm. Mỗi lần họ thấy nhữngsáng kiến họ không quen thì họ chê bai, dè bỉu; hơn cả những kẻ ngu si đảo lộn phải trải, trắng đen. Không phải ai cũng như vậy, người tranh lên trước chớ vì thế mà vội nản lòng.

5. BÁC ÁI

Người trong xã hội đều như nhau, nhưng cũng có người tài ba lỗi lạc, cũng có người đần độn, ngu dốt. Có người giàu bac triệu, cũng có người nghèo xác nghèo xơ. Trí, ngu, giàu, nghèo không đều, nên xã hội mới phân ra tầng lớp trên, tầng lớp giữa, tầng lớp dưới. Các nước trên địa cầu không nước nào tránh khỏi. Phần lớn lại là người thuộc tầng lớp dưới.

Những người ngu dốt đã chơi bời, lười biếng, không có nghề nghiệp, lại vụng về trong việc mưu sinh, cho nên mới nghèo đói. Có kẻ nghèo đói cùng cực, do đó sinh ra làm điều xằng bậy. Nhỏ thì gian trá, phạm pháp; to thì làm loạn. Dù không làm loạn, xã hội cũng không thể trông mong gì vào họ mà chấn hưng. Vì thế, người giàu lòng bác ái nên tiết kiệm ăn mặc, bớt chi phí trong việc tiêu dùng hàng ngày, mà làm việc nghĩa. Như nuôi dưỡng trẻ nhỏ, người già yếu, tàn tật, chữa trị người ốm đau. Lại lập ra nhiều trường đại học, thư viện, công viên để cho kẻ ngu dốt cũng được hưởng thụ những cái mà người trí thức ban cho, người nghèo được hưởng dũng thú vui người giàu có đem lại. Như vậy thì có thể khiến họ nghĩ đến tiến thủ, dập tắt lòng oán vọng. Cuối cùng, bất bình đẳng tạm thời sẽ dầb dần trở thành bình đẳng thật sự. Ngày nay, các nước văn minh Đông Tây đang ra sức thực hiện điều đó. Nước ta, những người ở tầng lớp dưới trong xã hội chiếm hơn phần nửa. Tinh trạng khốn khổ, nguy ngập hết nói. Mặc dù trong nước có người làm việc từ thiện nhưng không đúng cách, người nghèo nhận được ơn huệ ban cho không được bao nhiêu.

Thiếu niên chúng ta nên trau dồi lòng bác ải để khi gặp việc có ích chung, ai có súc thì đưa sức ra, ai có của thì đưa của ra. Những người khác cũng nên có trách nhiệm khuyên bảo kẻ ngu dốt, không nên “độc thiện kỳ thân" để người đời gọi là thằng ích kỷ, chỉ biết mình mà thôi.

6. CHỮ “TÍN”

Khổng Tử nói: “Người không giữ chữ tin thì không biết họ như thếnào”. Nghĩa lớn của ngũ luân là: bạn bè phải tin nhau, bạn bè là người trong xã hội. Người ta ở đời không thể không giao thiệp với nhau, chữ tín là quan trọng nhất trong giao thiệp. Không giữ chữ tín thì anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm chuyện sẽ nát, tinh thần xã hội tan rã. Người nước ta quen không giữ chữ tín, lâu thành thói, đến nỗi người thật thà thì cho là đồ bỏ, kẻgian trá thì lại cho là tài! Buồn thay!
Bất tín lớn nhất: một là dối trá. Người nước ta vụng trong đường mưu sinh, nhưng lại giỏi dối trá, giả mạo... Thói xấu ấy đầy rẫy mà cứnghiễm nhiên, không cho là quái gở. Người dối trá khi bại lộ thì thanhdanh không còn, điều ấy không đáng nói rồi. Đau đớn hơn là một người dối trá, nhiều người khác bị nghi oan. Thế là hỏng hết, làm cho xã hội hại hoại.

Hai là bội ước các quy chế, chương trình mà lại làm ra vẻ tuân hành. Nói mười nhưng không giữ được hai, ba. Ngay khi ký quy ước đãkhông có ý thực hiện, cứ ký bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên, quy ước chưa ráo mực mà như đã bỏ đi. Còn như ước miệng thì chỉ là “nói láo mà chơi, nghe láo chơi”, không đáng để tâm. Còn người châu Âu, thì cả những việc như tiệc tùng, thăm hỏi, họ đã hẹn là đến, không sai một phút, một khắc. Còn như việc giao thiệp, giải quyết công việc thì họ nhanh chóng, khẩn trương, họ cho là quan trọng hết sức. Cái đức của họ sao mà đẹp thế. Thiếu niên chúng ta sống trong thế giới đầy dối trá này, giao thiệp tất phải thận trọng, chu tất, để phòng những chuyện bất tín.

Bắt đầu từ chúng ta, trong bạn đồng chí với nhau, nên ước hẹn với nhau là nhất thiết bỏ sự dối trá, lừa đảo, bội ước, cho đó là những điều nghiêm cấm. Ai vi phạm thì về sau không đếm xỉa đến nữa, khiến cho không còn đất dung thân. Đó là kế duy trì xă hội, tuy hơi nghiêm khắc nhưng không quả đáng.

7. GIỮ ĐIỀU THỨ

“Thứ” có nghĩa là “điều gì mình không muốn thì chớ làm cho ngườikhác”. Trong xã hội, có những lợi ích một người hưởng, có những lợi ích nhiều người cùng hưởng. Phải lấy chữ thứ mà bảo vệ sản nghiệp, tài vật, sinh mệnh, thanh danh, những lợi ích mà mọi người được hưởng. Nhặt được của rơi còn không được giữ cho mình, huống hồ là cướp tài vật của người khác. Giết người còn không được trả thù, huống hồ là làm thương tổn sinh mệnh người khác. Thanh danh cũng là thứ của cải vô hình, mất thanh danh thì không còn có thể mưu sinh, mà ta vô cớ làm cho người ta mất thanh danh, liệu có nên chăng? Sản nghiệp, tài vật chung gọi là lợi ích công cộng. Như chiếm đường quan, phá hoại cầu cống, lấy của công, phá trường học, công sở, đồ đạc trong thư viện, đèn điện trên hè phố, bẻ hoa ở công viên và vi phạm quy ước chung ở những nơi du hí, hội trường,nhà hát, tranh giành nhau, làm ồn ào náo động, phàm những kẻ mưu tiện lợi cho mình mà gây bất tiện cho số đông, đầu không thể tha thứ được.
Chúng là bọn giặc của xã hội. Trong nước mà nhiều người tự tư tư lợi, phương hại đến công ích thì ý thức xã hội không còn nữa. Thiếu niên chúng ta nên lấy làm răn.

Nội dung liên quan

  • Xã hội - Ái quần - Gia đình có phải là ái quần không?

    24/02/2021Khuyết danhNgười ta hợp quần mà thành xã hội. Chưa hề có quốc gia mà đã có xã hội từ đầu. Xã hội là lẽ sinh tồn của loài người...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: huyền hồ, than vãn, học để thi

    10/10/2018Vương Trí NhànNhững kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, sống dựa vào người khác, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác gì giống ký sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • "Phải tiến nhanh lên mà thôi"

    13/07/2016Nguyễn Khắc MaiBàn về văn minh nước ta, khuyết điểm còn nhiều nhưng không có gì phải lo, chỉ phải tiến nhanh lên mà thôi...”(1). Đó là câu nói mà 100 năm trước được ghi trong Quốc Dân Độc Bản của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • Bàn về sự khó khăn của việc biến đổi tập tục cũ

    02/12/2015Xưa nay trong ngoài (nước) không nơi nào vài mươi năm, vài trăm năm lại không có cuộc biến đổi về những tập tục cũ. Ngày nay, vạn quốc giao thông với nhau, học thức cùng trao đổi với nhau. Cái sở trường của kẻ khác có thể dùng để cải biến cái sở đoản của mình. Những tập tục cũ ắt phải biến đổi không ngừng. Tuy vậy có cái khó khăn ở đây.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mong yên lành, hóa ra bảo thủ; Không hình thành dư luận sáng suốt

    04/11/2015Vương Trí NhànTrải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhắm mắt bắt chước, ngại thay đổi, đổ tại trời

    23/10/2015Vương Trí NhànNgười nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thiếu tận tâm, tôn trọng, chờ may rủi

    17/08/2015Vương Trí NhànCó những kẻ chiếm đường quan, phá hoại cầu cống, phá trường học, công sở, đồ đạc trong thư viện, đèn điện trên hè phố, bẻ hoa ở công viên và vi phạm quy ước chung. Nơi du hí hội trường nhà hát họ cũng tranh giành nhau làm ồn ào náo động. Phàm những kẻ mưu tiện lợi cho mình mà bất tiện cho số đồng đều không thể tha thứ được...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • Phan Châu Trinh, nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ

    24/03/2015GS. Trần Văn GiàuNhân lần giỗ thứ hai của GS Trần Văn Giàu (24/11, tức 11/10 Âm lịch) Hồn Việt đăng sau đây bài Phan Châu Trinh – nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ, một tác phẩm sử học tầm cỡ của giáo sư, để bạn đọc tham khảo...
  • Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

    21/10/2014Mạnh CườngDân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.
  • xem toàn bộ