Trẻ em Việt bị người lớn 'đàn áp' tư duy phản biện

06:58 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Sáu, 2019

Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt, ở trường thầy cô rầy la nếu hỏi nhiều nên trẻ chỉ biết chấp nhận...

Sau bài viết Học sinh Việt Nam 'lười hỏi, ngại tranh luận', nhiều độc giả cho rằng trẻ em bị người lớn triệt tiêu tư duy phản biện từ lúc nhỏ, trẻ nào hay thắc mắc, cãi lại sẽ bị cho là lì lợm, khó dạy bảo:

Cách dạy từ xưa đã thế. Trò mà phản biện là trò sai, thầy luôn cho là thầy đúng. Kiến thức đang dạy chắc chắn là đúng, có cãi thì sẽ sai. Bài văn cảm nhận của mỗi người nhưng lại bắt ép học sinh cảm nhận theo một hướng. Dạy thế thì ai dám phản biện.

Hưng Châu Trần

Từ nhỏ, với những đứa trẻ, cha mẹ luôn xây dựng hình ảnh là "người lớn luôn đúng". Do đó khi đứa trẻ được ông bà cha mẹ dạy điều gì nó luôn mặc định đó là đúng mà không thắc mắc tại sao?

Hoặc có trẻ đưa ra ý kiến của bản thân và trái ngược với quan điểm của người lớn thì lại bị cho là lì lợm, không biết nghe lời, trả treo, đôi khi còn bị phạt nặng.

Từ đó cho thấy trẻ em nước ta đa phần bị "đàn áp" tư duy phản biện từ nhỏ, những đứa trẻ càng nghe lời người lớn thì tư duy phản biện càng kém. Nhưng đa số dân ta lại thích con cái mình như vậy, cho đó là dễ dạy, dễ nuôi.

Sự thật cho thấy những đứa trẻ có một độ "cứng đầu, cố chấp, ương bướng" nhất định sẽ dễ thành công sau này hơn những đứa trẻ chỉ "biết vâng lời". Những tư duy lạc hậu đó của người dân phải loại bỏ dần dần, nếu không mãi mãi học sinh Việt Nam sẽ không có tư duy phản biện tốt đâu.

Thuan Huynh

Người Việt ngay từ bé đã bị cấm cãi (cấm phản biện) khi nói chuyện với người lớn. Vớ vẩn là bị ăn roi ngay. Mà khi hỏi lại bị mắng hỏi gì lắm thế. Chính vì vậy khi đi học không có thói quen tranh luận hay phản biện.

NTD

Đừng đổ lỗi cho trẻ nhỏ, hãy hỏi người lớn tại sao các em như thế? Phương pháp của cha mẹ và nhà trường không tạo cơ hội cho các em tư duy phản biện. Trẻ nhỏ chỉ là trang giấy trắng thôi

Bill Hợp Nguyễn

Ở một môi trường mà người lớn nói trẻ em phải răm rắp nghe theo thì tôi thấy chuyện này bình thường. Giáo viên thì luôn luôn đúng và như một người ban phát chứ không phải người chia sẻ hay cùng nghiên cứu thì không đòi hỏi gì hơn.

Đỗ Tuyên

Quan trọng thầy cô có tạo điều kiện cho học sinh phản biện hay không, hồi nhỏ đi học nhiều khi hỏi còn bị thầy cô la mắng gây cho học sinh tâm lý ngại tranh luận. Đừng đổ lỗi học sinh.

soccon

Vấn đề không phải bản chất học sinh lười hỏi ngại tranh luận mà chúng bị triệt tiêu việc đó từ nhỏ. Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt. Ở trường thầy cô la nếu hỏi nhiều. Riết rồi tụi nhỏ chỉ chấp nhận vì hỏi là bị la, tranh luận bị mắng là hỗn, cãi người lớn. Giáo dục phải thay đổi từ cách dạy.

Huy Trần


VỀ VIẾT PHẢN BIỆN:

- Cậu là nhà gì mà viết phản biện hay thế?
- Dạ, em là học trò ạ. Em đọc, em tư duy rồi viết. Chủ yếu là xác minh xem các dẫn chứng, logic lập luận và kết luận có đáng tin cậy không.
- Tôi không mất công như cậu... tôi chỉ đọc thôi!
- Ấy chết anh ơi, bây giờ nhiều người viết ẩu lắm, họ nhàn thì mình vất vả mới xác minh được.
Họ dùng từ kêu nhưng không đúng nội hàm. Họ khoe nhiều dẫn chứng nhưng có khi dẫn chứng sai, mâu thuẫn nhau. Họ lập luận nhiều nhưng sai vì chỉ tư duy ngụy biện. Họ kết luận sai vì nghĩ lệch lạc, vì lợi ích cá nhân hay thậm chí chủ ý lừa... Họ khuyên người khác nhưng chính họ lại không theo. Ngày nào họ cũng viết, chữ nghĩa như suối, ra cả sách... Nhưng họ viết những điều đáng tin không, có chất lượng học thuật không hay nhảm nhỉ, khoe khoang giỏi giang không thì phải dùng tư duy phản biện. Môn học này có thể học tập trong nhà trường phổ thông hoặc tự học.
Nhà trường bên Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính quy. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing Argument).
Các sách dạy tư duy phản biện
Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Học sinh Việt Nam 'lười hỏi, ngại tranh luận'

    17/06/2019Mạnh TùngNiềm hứng thú trong học tập cho người học đến từ việc đặt câu hỏi trước mọi vấn đề, thay vì cách dung nạp kiến thức một chiều...
  • Không nên dạy Lịch Sử bằng tư duy áp đặt

    04/09/2018Lan Anh thực hiệnHọc về thời kháng chiến, hãy đưa các em đến gặp các anh bộ đội cụ Hồ, các bác cựu chiến binh vùng nào chả có. Hãy đưa các em đến để nghe họ kể lại lịch sử của bản thân họ, kể lại những gì họ đã trải qua...
  • “Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

    25/07/2018Tôn Thất Nguyễn ThiêmDễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
  • Chất lượng tư duy phụ thuộc vào trí tâm, chứ không phải tuổi tác

    25/07/2018Trường GiangCoócnây, một nhà văn nổi tiếng của Pháp trong tác phẩm “Lơ xít” của mình đã viết: “Tài năng không chờ đợi tuổi tác”. Chất lượng tư duy, một biểu hiện tài năng đầu tiên của con người cũng không phụ thuộc vào tuổi tác. Tâm và trí là hai yếu tố nền tảng quyết định mọi chất lượng tư duy của người...
  • Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học

    19/12/2017Nhóm Cánh BuồmCánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoa đủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết...
  • Sự thoái hóa của tư duy

    27/11/2017Nguyễn Vũ DiệuNgười ta lại tỏ ra quá quan tâm đến cái gọi là "công trình khoa học" của ông Bùi Hiền, mà tôi kết luận là cực dốt nát và làm thoái hóa ngôn ngữ Việt. Để chứng minh cho tính chất làm thoái hóa ngôn ngữ Việt, tôi chứng minh với các bạn như sau...
  • Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học

    12/02/2017Nguyễn Thu Phương thực hiệnRất nhiều bài học về tư duy logic, PGS Hồ Sĩ Qúy đã học từ bà nội mình, một bà cụ nông dân không được học tập bài bản qua các trường lớp. Theo ông, bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái...
  • Suy tư về ‘Logic - So sánh’

    07/09/2010Nguyễn Tất ThịnhLogic chỉ là một phần nhỏ sự thật: - Dựa trên những điều đã nhìn thấy, những công thức khái quát, những điều đã được kiểm nghiệm, mà như thế là rất hữu hạn với Thực của Thế Giới, Ta tư duy logic...
  • Tái cơ cấu... tư duy

    11/07/2010Lâm Chí Công“Nợ nần của Vinashin” - gõ cụm từ này vào công cụ tìm kiếm Google lúc 10 giờ ngày 6.7, chỉ trong 0,19 giây đã cho 47.000 kết quả, trong đó liền sau danh xưng lừng lẫy, hoành tráng Vinashin là “nợ nần chồng chất”, “thua lỗ nặng”, “tái cơ cấu và những ẩn số”...
  • Tam đoạn luận trong học thuyết logic của Arixtốt- một “công cụ” của nhận thức khoa học

    24/07/2009Nguyễn Gia Thơ (*) - Vũ Thu Hương (**)Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích những nét cơ bản trong học thuyết của Arixtốt về tam đoạn luận, đó là các vấn đề liên quan đến “tam đoạn luận”, “tam đoạn luận hoàn thiện” và chỉ ra rằng, hai tam đoạn luận hoàn thiện nhất thuộc dạng hình I là cơ sở cho mọi chứng minh khoa học, tất cả các tri thức khoa học đều cần phải được chứng minh thông qua tam đoạn luận mà các tam đoạn luận dạng hình II, III đều có thể chứng minh là đúng thông qua các “tam đoạn luận hoàn thiện” dạng hình I, trong đó hai tam đoạn luận chung dạng hình I là hoàn thiện nhất và là cơ sở cho mọi tri thức khoa học.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Tìm hiểu logic của sự hình thành khái niệm

    10/12/2006Trần Thị Ngọc AnhĐây là một vấn đề mà người nghiên cứu phải đặt ra khi muốn đi đến cội nguồn của một khái niệm nào đó và sử dụng nó có hiệu quả trong quá trình tư duy và hoạt động thực tiễn...
  • Những tư tưởng cơ bản của Hegel về logic học với tính cách là logic biện chứng

    29/08/2006TS. Nguyễn Đình TườngĐiểm xuất phát triết học của Hegel là sự đồng nhất duy tâm giữa tư duy và tồn tại hay là ý niệm tuyệt đối. Nói một cách khác Hegel là nhà triết học duy tâm khách quan, nghĩa là đối với ông tư tưởng của chúng ta không phải là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, trái lại những sự vật và hiện tượng trong thế giới là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối, mà ý niệm này tồn tại trước khi thế giới xuất hiện...
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • xem toàn bộ