“Trút” tình cảm lên các di tích lịch sử

05:25 CH @ Thứ Ba - 07 Tháng Tư, 2015

“Anh mãi yêu em”, “Ước gì tôi lấy được em làm vợ”, “Lần đầu cầm tay”, “Tú Love Hà”… là những dòng “tuyên ngôn” cá nhân được viết chi chít ở quần thể khu di tích hồ Gươm, Hà Nội.

Các loại ngôn ngữ (Việt, Anh, Trung, Hàn...), hình ảnh mang đủ nội dung (bày tỏ tình cảm, ước nguyện học hành, thi cử...) được giới trẻ viết lên chân, thân của các di tích thuộc quần thể khu di tích hồ Gươm.

Theo thị sát của PV Dân trí, Tháp Hòa Phong và Tháp Bút là 2 di tích “được” viết, vẽ, chạm trổ nhiều nhất.

Bác An (ở quận Hoàn Kiếm) bùi ngùi: “Đây là di tích lịch sử ngàn năm văn hiến, là hình ảnh của dân tộc… Tại sao không giữ gìn, bảo vệ mà lại làm xấu nó đi? Tôi thực sự cảm thấy buồn mỗi lần nhìn thấy các di tích ở đây bị viết vẽ như thế này... rất phản cảm!”.

“Anh mãi yêu em”, “Ước gì tôi lấy được em làm vợ”, “Ta đã từng đi qua đây”, “Mình sẽ thi đỗ Đại học”… là nội dung của những “tuyên ngôn” cá nhân được “dệt” chi chít lên di tích lịch sử nghìn năm bằng các nét bút xóa, mực tàu, phấn trắng, bút bi…

Nói về đối tượng “dệt” các nội dung trên lên di tích, anh H (Bảo vệ khu di tích Đền Ngọc Sơn) khẳng định: “Đối tượng viết lên di tích chủ yếu là học sinh, sinh viên… Những đối tượng này thường chọn thời điểm tầm chiều tối trở đi để viết, vẽ”.

“Chúng tôi bắt quả tang và nhắc nhở nhiều lần rồi. Chúng tôi cũng chỉ biết khắc phục bằng cách dùng hóa chất để cọ, tẩy, nhưng rồi đâu lại vào đó và không thay đổi được gì…” - anh H cho biết thêm.

Ngoài các di tích trên, tượng đài “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” (đối diện với Đền Ngọc Sơn) cũng chịu cảnh tương tự.

Dưới đây là những hình ảnh PV Dân tríghi lại về thực trạng di tích Tháp Hòa Phong và Tháp Bút:


Nhìn tổng thể Tháp Hòa Phong


Những ký tự...



... "tuyên ngôn" tình yêu...


... hay những lời "nguyện ước".


Tháp Bút ...






...

Và cả tượng đài "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" cũng "được" tô, vẽ.

Nguồn:Dân trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự phản bội mơ hồ

    15/03/2018Nguyễn Quang ThiềuKhi tôi ra đời thì cái cổng làng tôi không còn nữa. Người ta đã phá cái cổng làng mấy tháng trước đó. Lên năm, tôi đã chứng kiến họ phá Tam quan ở ngay dốc đê làng tôi rồi phá toàn bộ ngôi nhà cổ kính. Sau này lớn lên và có chút hiểu biết, tôi đã tìm nhiều cách lý giải như thử ngụy biện về việc phá những di tích văn hóa đó để cho lòng tôi bớt đau đớn và xấu hổ. Nhưng bây giờ người ta vẫn tiếp tục phá hoại không ít những di sản văn hóa vô giá của dân tộc, mà coi như chẳng hề có chuyện gì hệ trọng...
  • Vị doanh nhân hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng

    20/08/2015Huyền ThưSố vàng gia đình thương nhân Hà thành Trịnh Văn Bô quyên góp tương đương 2 triệu đồng Đông Dương, nguồn lực quý báu trong bối cảnh tài chính đất nước kiệt quệ sau Cách mạng tháng Tám...
  • Những dấu hiệu bất thường của đời sống văn hoá

    24/03/2014Vĩnh KhánhLà sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong hầu hết các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội trên tất cả các cấp độ và lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hoá đến luyến ái và hôn nhân. Trong nhiều trường hợp, bảng giá trị bị đảo lộn. Đồng tiền lên ngôi và hạ bệ các giá trị truyền thống tốt đẹp...
  • Văn hóa và toàn cầu hóa: Vài phân tích kinh tế

    19/05/2013TS. Trần Hữu DũngBài gồm 5 phần chính. Phần I phân tích văn hoá như một sinh hoạt sản xuất và tiêu dùng. Đây là tiếp cận kinh tế có thể nói là vi mô, ảnh hưởng đến phúc lợi của cá nhân cảm thụ (người “tiêu dùng” văn hoá). Phần II đặt vấn đề: có thể phán đoán thị hiếu không? Cụ thể, nếu văn hoá “bình dân”, “phổ thông” là kém hơn văn hoá “ưu tú” thì toàn cầu hoá  sẽ làm văn hoá tốt hơn hay tệ hơn? Phần III sẽ nói đến vấn đề toàn cầu hoá và dân tộc tính của văn hoá. Phần IV sẽ bàn về ảnh hưởng của toàn cầu hoá trên liên hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế. Phần V là kết luận...
  • Xin Ấn đền Trần – Văn hóa hay mê tín?

    18/02/2011TS. Lê Thị ChiêngTín ngưỡng Thánh Trần bắt đầu có từ bao giờ, cho đến nay chưa ai làm rõ được nhưng chắc chắn chỉ xuất hiện sau khi Trần Hưng Đạo qua đời. Một người đức độ tài ba như Trần Hưng Đạo ắt “sinh vi tướng, tử vi thần” là điều không phải ngạc nhiên, mà đã là thần thì nên thờ. Cho nên đền thờ trần Hưng Đạo (Kiếp Bạc) bao giờ cũng tấp nập người đến cầu con, cầu của, cầu an...
  • Hồn đô thị

    02/02/2011Kiến trúc sư Nguyễn Hữu TháiRồi tới Paris- thủ đô của nước Pháp, tôi nghĩ rằng người ta đã thực sự khôn ngoan khi giữ gìn nguyên vẹn một thành phố cổ giàu bản sắc văn hoá lịch sử vào bậc nhất châu Âu. Một việc làm sáng suốt là Paris đã quyết tâm bảo tồn vốn cổ và đẩy xa khu phố cao tầng “ La Défense”...
  • Nhờ tâm linh tìm thấy mộ danh tướng triều Trần - Hà Mại

    16/10/2010Sau nhiều đợt tổ chức khảo sát, tìm kiếm, dòng họ Hà đã tìm thấy phần mộ của Thượng tướng Hà Mại (1334-1410), một danh tướng thuộc đời Trần, tại thôn Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)...
  • Mạn bàn về quy hoạch Hà Nội mở rộng

    27/08/2010Vũ Tuấn DũngBỏ quên những giá trị của quá trình hình thành và phát triển vốn được đặc biệt nhấn mạnh cả trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn lẫn trong quyết sách mở rộng Hà Nội được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội là “dựa núi nhìn sông” đồng nghĩa với việc xóa sạch nét bản sắc cơ bản nhất của cả ngàn năm ông cha ta vun đắp cho thủ đô yêu dấu. (Phải chăng là quên đi lịch sử?) Không khẳng định được vị trí trung tâm hành chính quốc gia trong khi đây đáng ra phải là mục đích cấp thiết và chủ đạo nhất, né tránh nhường khó khăn lại cho con cháu đời sau, có nghĩa đã gác lại đến gần nửa thế kỉ khát khao có một hình hài bền vững cho quy hoạch Hà Nội mở rộng...
  • Ứng xử nào cho phát triển và bảo tồn Hà Nội?

    20/06/2010KTS. Nguyễn Thanh SơnVới đô thị lịch sử Hà Nội, ứng xử hài hoà giữa bảo tồn và phát triển phải trở thành đòi hỏi thường trực trong quá trình kiến thiết. Còn nếu vẫn giữ cách nhìn, lối hành xử như hiện nay với di sản, chúng ta còn tiếp tục lúng túng và bị động trong vấn đề làm thế nào để tiếp tục phát triển mà không đánh mất diện mạo của đô thị nghìn năm tuổi.
  • Bảo tồn và phát triển: để hai bên cùng thắng

    18/05/2010TS Nguyễn Thị HậuHiện nay ở nước ta khá phổ biến tình trạng di tích khảo cổ học bị huỷ hoại do xây dựng tự phát của cư dân, do tiến trình xây dựng theo quy hoạch của nhà nước.
  • Trường học, nhà trẻ ở đâu?

    16/04/2010Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội dồn dập những dự án mở rộng, chỉnh sửa, làm mới Thủ đô ngàn năm văn hiến. KTS Trần Huy Ánh đặt ra câu hỏi nhức nhối: "Trường học, nhà trẻ ở đâu trong bản Quy hoạch Hà Nội". Và đây là câu trả lời cho KTS Trần Huy Ánh: Trường học nhà trẻ hiện nay là ở dưới lòng đường, trên gác xép, trong các khe hẻm phố chật chội hoặc núp dưới các tòa nhà cao tầng.
  • xem toàn bộ