Bắt đầu từ nhà chức trách công

09:56 SA @ Thứ Sáu - 04 Tháng Chín, 2009

Công sức, tiền bạc đã được đổ nhiều cho những gì gọi là cần thiết, từ làm luật, tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức tự giác trong ứng xử, đến mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng hoàn thiện bộ máy kiểm soát, trấn áp, răn đe. Nhưng rồi giao thông công cộng vẫn mang bộ mặt nhếch nhác, hỗn độn và chứa đầy bất trắc, rủi ro.

Rất nhiều người nói rằng giao thông công cộng mất trật tự và không an toàn chủ yếu là do đa số chủ thể dù sống ở thành thị nhưng vẫn theo nếp sinh hoạt đặc trưng của nhà quê: cứ thấy đường công cộng là đi, chẳng cần để ý đến chuyện phải hay trái, thuận chiều hay ngược chiều, lề đường hay lòng đường,…

Nhìn bề ngoài, điều này đúng. Vấn đề là người nhà quê khi đi lại trên đường quê chẳng bao giờ bận tâm tới chuyện làm đúng hay không đúng luật; trong khi đó, rất nhiều (nếu không muốn nói là phần lớn) người thành thị, khi đi ngược chiều, vượt đèn đỏ hay lấn làn đường dành cho xe khác, đều hiểu rằng mình đang phạm luật. Biết sai mà vẫn làm, đó chắc chắn không phải là hệ quả của việc nền nếp duy trì tư duy ao làng trong đầu người thành thị.

Tất nhiên, không ai dại gì rước hoạ về cho mình. Nếu cầm chắc, thậm chí chỉ cần mang nhiều nghi ngại rằng mình sẽ bị phạt, thì người ta sẽ không dám vi phạm luật pháp. Nói cách khác, có quá nhiều người không tôn trọng luật giao thông, vì vẫn còn phổ biến niềm tin… vào tính không hữu hiệu của luật.

Một cách duy lý, một trong những biện pháp có tác dụng góp phần đẩy lùi niềm tin tiêu cực đó là tăng nặng việc chế tài và tăng cường bộ máy kiểm tra, xử phạt; cứ đánh mạnh vào túi tiền, thì người ta sẽ không còn dám vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều. Song, điều chắc chắn là chẳng có nhà nước nào đủ điều kiện, phương tiện vật chất để đặt tai mắt ở khắp nơi, mọi lúc nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật giao thông của công dân. Vả lại, chẳng có nhà nước nào lành mạnh mà dựa chủ yếu vào vũ lực để quản lý xã hội.

Ở các nước có nền văn hoá pháp lý lâu đời, người ta nói rằng muốn pháp luật được tôn trọng một cách phổ biến, nghĩa là bằng ý thức công dân tự giác, thì trước hết nhà chức trách công phải nêu gương.

Cụ thể, có một nguyên tắc thống trị trong xã hội thượng tôn pháp luật và trực tiếp chi phối thái độ ứng xử của người nắm quyền lực công, với tư cách là người cầm trịch cơ chế áp dụng pháp luật. Đó là chỉ có một hệ thống quy tắc ứng xử dành cho tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt người lãnh đạo quốc gia hay người dân thường, người giàu hay người nghèo, sang hay hèn, nam hay nữ.

Áp dụng nguyên tắc đó vào lĩnh vực giao thông công cộng, thì tất cả mọi người đều phải dừng lại trước đèn đỏ, phải xếp hàng khi qua phà, phải đi đúng chiều. Có thể trong trường hợp đặc thù, khi cần bảo vệ một lợi ích lớn và chính đáng, xã hội chấp nhận cho chủ thể bỏ qua nguyên tắc. Ví dụ, để chữa cháy khẩn cấp, cứu một người bệnh thập tử nhất sinh, xe cứu hoả, cứu thương có thể vượt đèn đỏ, ưu tiên qua phà. Người ta nói rằng khi đó, xe được hưởng đặc quyền. Để tránh bị lạm dụng, đặc quyền phải được ghi nhận rành mạch trong luật. Vả lại, đặc quyền phải được thừa nhận như nhau cho tất cả mọi người rơi vào hoàn cảnh được luật dự kiến: xe cứu thương được phép vượt đèn đỏ, dù nằm trên đó có thể chỉ là một người đi ăn xin…

Trong hệ thống đang vận hành, đặc quyền trong giao thông công cộng, trong phần lớn trường hợp không phải gắn với tình huống ngặt nghèo cần bảo vệ lợi ích chính đáng, mà gắn với chức vụ công; nó trở thành vật trang sức không thể thiếu đối với rất nhiều người nắm quyền lực, giúp phân biệt người ngồi chiếu trên với các thành phần xã hội còn lại. Không ít quan chức không muốn dừng lại trước đèn đỏ, không muốn xếp hàng chờ qua cầu, phà, không phải vì đang phải gấp rút thực hiện một sứ mạng công vụ. Đơn giản, họ cảm thấy bị coi thường khi phải trà trộn trong cộng đồng thường dân, phải xếp hàng đi lại trên đường theo cung cách của thường dân, nghĩa là theo luật chung. Tập hợp các đặc quyền gắn với chức vụ tạo thành một thứ luật riêng dành cho quan chức, đẩy luật chung ra khỏi thế giới của họ.

Trong điều kiện chính người có quyền làm ra luật trong giao thông công cộng là người đầu tiên tìm cách vô hiệu hoá luật, việc người dân thường không tuân thủ luật thực ra chỉ là sự bắt chước tự nhiên, phù hợp với logic của mối quan hệ giữa người quản lý và người được quản lý.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư

    19/02/2019Vương Trí NhànTai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết. Còn theo lời Liên, một cháu giúp việc làm với gia đình tôi thì ở quê nó, tai nạn như cơm bữa, gãy chân trặc tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể...
  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Con gà băng qua đường

    30/04/2014Phía đằng xa, một con gà đang băng qua đường. Vấn đề đặt ra là tại sao con gà đó lại… băng qua đường? Dưới đây là câu trả lời của một số nhân vật...
  • Văn hóa ngã tư

    01/08/2009Trần Thị Nguyên LanCác ngã ba, ngã tư luôn là nơi đông đúc và dễ xảy ra tai nạn. Ứng xử hợp lý ở ngã tư vừa góp phần làm giảm tai nạn và ách tắc giao thông vừa thể hiện nét văn hóa của mỗi người.
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Chuyện ngoài đường Việt Nam

    22/11/2003Mùa hè nóng bức, bạn muốn phóng xe ra ngoài đường hóng gió mát? Bạn muốn diện một bộ đồ thật bảnh để cùng bồ lượn chơi? Nhưng cẩn thận nhé, có thể bạn sẽ đụng phải những “người Việt gốc cây” trên bất kỳ con đường nào đầy nắng, đầy gió và đầy bụi của thành phố nhiệt đới ồn ào này.
  • xem toàn bộ