Văn minh Chính trị

02:57 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Tám, 2010
Như tôi từng viết : một cá nhân, cộng đồng, xã hội có thể có văn hóa cùng bề dày lịch sử của nó, nhưng không có nghĩa sẽ dẫn đến được sự văn minh. Tôi cũng đã viết rằng bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…

- Văn minh là trình độ đạt tới cột mốc phát triển nào so với đỉnh tiến bộ của Thế giới hiện đại, bởi những thành quả của chính nó mà từ đó có khả năng tiếp thu, xác định, theo đuổi, và kiến tạo được những chuẩn mực cần có để hội nhập tích cực vào Cộng đồng Quốc tế, trong hiện trạng và quá trình thực hành những hoạt động khác nhau của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội.

- Chính trị là thượng tầng kiến trúc của xã hội, nên sự văn minh của Chính trị sẽ được quyết định bởi mặt bằng văn minh của xã hội sinh ra nền chính trị đó, đến lượt nó, chính trị tương tác trở lại làm cho xã hội đó tiếp tục hay thụt lùi về sự văn minh. Chính trị của một Xã hội là Nhà nước của nó ( Pháp quyền + Tam Dân + Chính danh ) đến đâu

- Nếu Xã hội mà đã củng cố được vững chắc được Tam Dân ( Dân chủ / Dân Quyền / Dân Sinh ) , đã là một hiện thực xác cố bên trong, thì chính trị của xã hội đó buộc phải văn minh và hoạt động, hành xử theo chuẩn mực và đòi hỏi văn minh của Xã hội như thế. Ngược lại, Tam Dân còn là một khái niệm ngoại lai, xa rời Công Lý khi thực hiện thì chính trị của xã hội đó chính là một sự đô hộ, nô dịch nhân dân của chính nó bằng những cách thức kết hợp bởi sự Biện pháp Trung Cổ + Thủ đoạn Maphia + Luận thuyết mê hoặc

- Bản chất của Chính trị là lợi dụng cả cái hay cả cái dở trong xã hội (với văn hóa, các lực lượng, các cá nhân, các thành quả hay biểu hiện )…nên Chính phủ của một số Quốc gia bị phản ứng về ‘chính sách hai mặt’ của họ. Nhưng khi Chính trị kí sinh và báo hại Nhân quần thì nói lên tính mục ruỗng và bỉ ổi của nó. Dù thế nào cũng phải định hướng tới những giá trị tiến bộ


Những biểu hiện chính của văn minh Chính trị là :

- Các nhà lãnh đạo thực sự là giới tinh hoa, tiên phong và cam kết nỗ lực cho phát triển, thông qua các chương trình, biện pháp tiến bộ không ngừng : ( xây dựng Thể chế, thực hành Pháp chế, kiểm soát Định chế ) vì Tam Dân, chứ không phải là cảnh giác dè chừng nó hoặc coi nó là nguy cơ cho sự cầm quyền của mình.

- Kiến tạo chính thức những kênh đối thoại, tham vấn sâu rộng trong nội bộ xã hội và với cộng đồng quốc tế. Không mũ ni che tai, vô cảm, thủ thế, kì thị, thù địch với ý kiến khác. Những điều đó cần được tổ chức trở thành phổ biến, nề nếp chế độ và xã hội hóa. Kết hợp những chương trình hành động để vận động ủng hộ và chứng minh sự tín nhiệm

- Có những bằng chứng kiểm định được bởi các tổ chức chính thống và uy tín, giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động của Hành pháp, của các Chính khách trong từng hành vi, sự kiện, thời kì, giai đoạn. Từ đó định vị lại khả năng cá nhân mỗi lãnh đạo cũng như xác tín bộ máy cùng các cải cách họ đưa ra

- Nhân dân được có những cách thức bày tỏ chính thức ý kiến bằng những hình thức đại diện, chuẩn mực, đúng luật chứ không phải là bình phẩm nơi quán nước, đồn thổi nơi của chợ, a dua bầy đàn. Phổ biến những định nghĩa pháp quy về những quyền công dân như biểu tình, mít tinh, hội họp…để không ngộ nhận mà tham gia vào nhóm loạn.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chính trị học của tự do

    17/10/2014Nguyễn Trần BạtTự do là cách thức giải phóng con người ra khỏi sai lầm, định kiến, quá khứ, tự do làm thay đổi một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia để bắt đầu chặng đường phát triển của chính nó. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Những ai ngăn cản tự do, những ai từ chối tạo điều kiện để con người tự do thì đó là kẻ chống lại loài người...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Nền văn hóa phi tự nhiên hay sai lầm chính trị của thế giới thứ ba

    27/05/2013Nguyễn Trần BạtVì nếu không có tự do thì đời sống tinh thần của con người không phát triển; đời sống tinh thần của con người không phát triển thì không có đời sống văn hóa lành mạnh. Tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa một nền văn hóa lành mạnh và một nền văn hóa không lành mạnh...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    18/08/2010Nguyễn Trần BạtTính trễ của cải cách chính trị là trạng thái không đồng bộ của quá trình cải cách, trong đó hệ thống chính trị có xu hướng bảo lưu các đặc tính đã trở nên lạc hậu trước thực tế đời sống xã hội...
  • Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị

    05/11/2009Cao Huy ThuầnCác nước Tây phương tin rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi chế độ chính trị trong các nước chuyên chế khiến các nước này trước sau gì rồi cũng phải xuôi theo trào lưu dân chủ. Trước sau gì toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến toàn cầu hóa chính trị, bởi vì dân chủ và thị trường có khuynh hướng đi kẹp đôi với nhau như một cặp bài trùng. Luận cứ đó ngây thơ chăng? Vững chắc chăng?
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Chính trị

    13/07/2009Phạm QuỳnhNgười nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được.
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu

    20/01/2009Nguyễn Tất ThịnhCó lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !
  • Dân chủ hóa về chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtDân chủ hóa là xu thế tất yếu không chỉ của thế giới thứ ba mà của toàn nhân loại. Trong quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, bản thân con người cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia...
  • Sự chậm trễ của cải cách chính trị ở thế giới thứ ba

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNguyên nhân của tình trạng chậm trễ và trì hoãn cải cách chính trị ở các nước thế giới thứ ba nằm ngay trong hệ thống chính trị của nó; thể chế chính trị ngày càng lạc hậu của thế giới thứ ba đang trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển ở khu vực này...
  • Hệ tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupToàn cầu hóa là quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội, bao gồm cả loại hình hoạt động chính trị. Biểu hiện cơ bản nhất của toàn cầu hóa là sự hợp tác toàn cầu...
  • Tác dụng chính trị - xã hội của các Hội

    15/04/2007Lê Xuân MậuLuật về Hội đang được soạn thảo. Qua nhiều lần chỉnh sửa các bản dự thảo, ta thấy có những điều chưa được nhận thức rõ về vai trò tác dụng của Hội. Riêng về mặt chính trị - xã hội, còn có những nhận thà hẹp hòi, xưa cũ, không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • xem toàn bộ