“Veronika quyết chết” – khúc tráng ca về sự sống

11:56 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Năm, 2014

“Veronika quyết chết” là một cuốn sách viết về cái chết, nhưng ngay và bên trong cái chết lại là khúc tráng ca về sự sống, mãnh liệt, kiên cường...


Cuốn sách của Paulo Coelho mở đầu bằng một vụ tự tử. Veronika, một cô gái vốn chẳng có lý do gì để bất hạnh trong cuộc đời. Cô có một gia đình hết lòng yêu thương mình, có một công việc không thú vị lắm nhưng ổn định, có sắc đẹp, có các chàng trai theo đuổi... Thế nhưng cô vẫn quyết định chết. Một quyết định không ai có quyền phán xét. Bởi: “Mỗi người tự biết những nỗi khổ đau cùng tận của mình, đó là những nỗi khổ đau khi mà rốt cuộc chính ý nghĩa của cuộc đời cũng chẳng còn”.

Thế nhưng vụ tự tử không thành. Và Veronika thấy mình thức dậy trong Villete – nơi dành cho những bệnh nhân tâm thần. Tại đây, cô nhận được tin xấu. Như ý muốn của mình, Veronika vẫn sẽ “được” chết. Nhưng không phải chết một cách tức thì như khi uống thuốc ngủ tự tử, mà là một cái chết khắc khoải. Bởi thuốc độc đã hủy hoại đến tận cùng cơ thể cô, cô chỉ có thể sống trong vòng chưa đầy một tuần lễ nữa.


Có gì khác giữa một cái chết tức thì và một cái chết được báo trước?Có lẽ với cái chết tức thì, nạn nhân sẽ chỉ “đau một lần rồi thôi”, còn với một cái chết được báo trước như trường hợp của Veronika, cô sẽ phải sống trong nỗi lo sợ khắc khoải. Cái chết sẽ từ từ ngấm vào cơ thể cô. Cô cảm nhận được nó, cô nhìn thấy bước đi của nó mỗi ngày. Và đó thực sự là một nỗi ám ảnh ghê gớm.

Nhưng chẳng ai ngờ, chính trong khoảng thời gian ngắn ngủi tự mình “chiêm nghiệm” về cái chết như thế, Veronika đã nhận ra nhiều điều. Cuộc chạy đua với lưỡi hái tử thần đã giúp cô ý thức được giá trị của từng khoảnh khắc được sống. Sự sợ hãi về một cái chết đang đến từng giờ, từng phút lại có tác dụng biến mỗi ngày được sống với Veronika là một điều kỳ diệu. Chính tại nơi ấy, trong bệnh viện của những người điên, Veronika mới được là chính mình – điều mà cô đã đánh mất trong cuộc sống của những người bình thường ở bên ngoài bức tường kia. Cô được đắm mình trong niềm đam mê âm nhạc đã bị vùi lấp từ lâu chỉ vì những mong muốn của cha mẹ. Cô khám phá ra những “mặt khác” trong con người mình, và trên tất cả, cô trở nên yêu nó – yêu cái cuộc sống mà cô đã từng có ý định từ bỏ, một tình yêu muộn màng nhưng đáng quý. Tại Villete, Veronika cũng tìm thấy tình yêu của cuộc đời mình khi gặp gỡ chàng trai mắc chứng tâm thần phân lập Eduard. Và tình yêu ấy đã biến Veronika, từ ý định “quyết chết” sang “quyết sống”.


Trong “Veronika quyết chết”, Paulo Coelho đã chứng tỏ một tài năng bậc thầy trong việc đi sâu khám phá tâm lý nhân vật. Cho dù là một cô gái đang đứng trước ranh giới mong manh của sống và chết, hay một người đàn bà trở nên điên loạn vì yêu, một người mắc chứng hoảng sợ hay một bệnh nhân tâm thần phân lập... Mỗi một con người ở nhà thương Villete ấy là một số phận, một cuộc đời nhiều ngang trái. Sau những trang viết của Paulo Coelho, độc giả bỗng nhận ra rằng, trại thương điên không chỉ dành cho những người điên! Ở đó còn có những người hoàn toàn bình thường, nhưng tự đóng khung mình trong những bức tường ấy để thoát khỏi cuộc sống hỗn tạp bên ngoài. Thậm chí những bệnh nhân nơi đây còn lập luận rằng: “Cuộc sống của chúng ta đã đạt tới sự cân bằng hoàn toàn, thế mà ở ngoài kia, sau những bức tường này có bao nhiêu người muốn được như thế đến phát điên lên!”.

Sự thực thì ai mới là người điên? Những người bên trong hay bên ngoài bức tường này? Ranh giới thật khó đoán. Và sự thật ngỡ ngàng mà Paulo Coelho đã chỉ ra rằng, điên rồ không phải là việc làm mình trở nên khác biệt, mà chính là cái mong muốn mình được bình thường giống như tất cả mọi người. Chính cái ước muốn “bình thường” ấy đã thủ tiêu tất cả ý nghĩa của cuộc sống. Và phải chăng cũng vì bình thường mà trở nên tầm thường, nhạt nhẽo, vô vị - một lý do khiến cô gái Veronika quyết tâm từ bỏ thế giới này.

Và cuối cùng, sau những trang viết về cái chết, thông điệp mà cuốn sách của Paulo Coelho gửi gắm lại chính là nét đẹp vĩnh hằng của sự sống. Chẳng có cuộc đời nào là vô nghĩa, chẳng có sự tồn tại nào là sai lầm, chỉ có cách mà mỗi người nhìn nhận cuộc đời của mình là khác nhau.Bởi thế, bạn đọc, dù chán nản thì cũng đừng buông tay. Hãy nhìn lại bản thân mình, hãy sống đúng với những gì mình yêu, những ước mơ mà mình theo đuổi, bạn sẽ nắm giữ chiếc chìa khóa diệu kỳ của cuộc sống này.

Nguồn:AFamily
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Bài học canh tân trong tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

    02/02/2014Thái Sơn“Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”. Cuốn sách không viết về nhân vật lịch sử Hồ Qúy Ly mà viết về thời đại của Hồ Qúy Ly-thời đại của những cách tân qua góc nhìn của chính những con người sống trong thời đại ấy…
  • Nhà ký hiệu học Umberto Eco và tiểu thuyết

    16/10/2009Huyền Sâm-Ngọc AnhTên của đoá hồng là sự hội tụ nhiều tư tưởng triết học lớn của nhân loại. Trong đó, triết lý sâu xa nhất mà cuốn tiểu thuyết mang lại, đó là: Chân lý không phải là cái gì sẵn có, vĩnh cửu, mà chính con người là chủ thể làm nên chân lý. Con người, vì vậy cần phải biết “cười vào chân lý”...
  • Văn hóa đọc của giới công chức văn hóa

    16/05/2008Lưu AnSẽ nhiều khả năng rơi vào sự cực đoan nếu nói rằng người Việt - Nam hiện nay không có (hoặc đã đánh mất) thói quen đọc sách. Cần phải có những thống kê hết sức cụ thể thì mới có thể đưa ra những phán đoán chắc nịch theo kiểu như vậy. Tuy thế, đây là điều bất khả.
  • Đọc tiểu thuyết Tiếng Người của Phan Việt

    18/03/2008TVSau 3 năm im hơi lặng tiếng kể từ khi đoạt giải Văn học tuổi 20, Phan Việt xuất hiện trở lại với một cuốn tiểu thuyết sẽ bắt độc giả phải đọc từ đầu đến cuối...
  • “Mỗi cuốn tiểu thuyết hay là một cách lý giải thế giới”

    04/03/2007Ngô ĐứcTôi luôn tìm cách coi bản sắc cá nhân, thậm chí bản sắc dân tộc, chỉ là điều người ta nghĩ ra. Con người luôn tự tạo mới tính cách của mình. Chúng ta không phải là những con người bất biến, có thể có những sự lặp lại và điều lý thú ở chúng ta là sự thay đổi.Điều đó phù hợp với quan niệm của tôi là tất cả chúng ta đều gắn kết với nhau bởimột điều gì đó. Giữa các dân tộc, theo tôi, cũng vậy thôi...
  • Đọc tiểu thuyết "Dòng đời"

    07/12/2006Phan Đình DiệuTác giả đã tỏ ra rất chắc tay khi không e ngại đi sâu vào những khía cạnh tế nhị, chứa nhiều uẩn khúc tâm lý hoặc nhiều khác biệt chính kiến để đưa ra được một cách trung thực và thẳng thắn - dù vẫn không xa rời hình thức văn học của một cuốn tiểu thuyết - những vấn đề vừa cấp thiết, vừa nóng bỏng đặt ra cho sự phát triển của đất nước ta trong một thời kỳ dài từ quá khứ vừa đi qua cho đến hiện tại hôm nay...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • 400 năm Đôn Kihôtê: Cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại

    17/08/2005Tại nhiều cuộc bình chọn văn học cho đến nay, Đôn Kihôtê (Don Quixote) đã được chọn là "tiểu thuyết số 1 thế giới", "tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại"... Nó cũng là một trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ sau Kinh thánh...
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • xem toàn bộ