Thói hư tật xấu của người Việt: Giáo dục, đào tạo nhiều yếu kém

09:06 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Mười Một, 2015

Nội dung học tập viển vông phù phiếm
(Phan Kế Bình, Việt Nam phong tục, năm 1915)

Cách học của ta trái phép sư phạm. Tự lúc nhỏ cho đến lúc lớn chẳng qua chỉ học hai khoa luân lý với văn chương. Mà luân lý thì lại theo nghĩa hẹp hòi, bó mình vào trong lễ phép, làm cho người ta không thể theo được. Văn chương cũng phù phiếm, người nước Nam mà bàn việc Nguyên, Minh, Đường, Tống, ngồi xó nhà mà tả những cảnh Hoàng Hà, Thái Sơn, thực là ngồi Cầu Đơ mà nói chuyện quán Mọc(1). Văn chương như thế thì vẽ sao được cái chân cảnh tạo hoá mà cảm động được lòng người.

(1)Cầu Đơ tên cũ của thị xã Hà Đông, quán Mọc nay thuộc Quận Đống Đa, Nội.


Một nền giáo dục giết chết nhân cách…
(Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)

Phương pháp giáo dục ở ta cẩu thả thô sơ. Xong mấy quyển sách sơ học thì thày đem ngay các sách Bắc sử(1) và Ngũ kinh Tứ thư đại toàn ra dạy. Thày nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa ấy, chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống nho, trò cũng nhắm mắt học cho thuộc lóng đến khi hành văn nhớ lại mà đặt để.

Phương pháp giáo huấn vụng về chật hẹp như thế còn là do một nguyên nhân khác là chế độ khoa cử. Chế độ ấy cốt xô đẩy sĩ tử trong nước vào đường cử nghiệp hư văn. Triều đình lại cho những người khoa mục nhiều điều vinh diệu quá đáng, nào trâm bầu dạo phố, nào cờ biển vinh quy, cùng là khắc tên ở bia đá bảng vàng để lưu truyền hậu thế. Học trò chỉ chăm học thuộc lòng một ít sách vở, và 10 lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, miễn là lời văn cho bóng bảy thì ý tứ dù là bã cặn của Tống nho cũng không can gì. Cái thói trọng từ chương ưa hư văn đã thành một thứ thiên tính của dân tộc ta. Về cách giáo dục ấy thì dù người thiên tư lối lạc cũng phải nhụt đi, huống gì người tư chất tầm thường, thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách.

(1)Bắc sử tức lịch sử TrungQuốc. Sử ta thường gọi là Nam sử.


Giáo dục bị thương mại hóa
(Nguyễn Đức Phong, Một nền giáo dục Việt Nam mới, năm 1941)

Đứa trẻ ở nhà đã không được trông nom dạy bảo cho phải đường, đến trường lại bị giao cho những ông giáo phần nhiều chưa biết làm một người cha, chưa được thành thục về khoa giáo dục, chưa có kinh nghiệm về tâm lý học, chưa được thuần về tính nết…

Trong nước có biết bao nhiêu trường tư. Gia dĩ mở một trường tư cũng không khác gì mở một hiệu buôn. Nhà hàng phải chiêu khách, các ông kinh doanh về tư thục, tôi nói kinh doanh mà không nói giáo dục, muốn cho trường mình được vững vàng tức là muốn cho có nhiều lời lãi, tất phải chiều theo thị hiếu của học sinh vốn là những khách hàng rất khó tính.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Con người và tư tưởng thời bao cấp

    14/09/2006Vương Trí NhànMặt nghệt ra như mất sổ gạo.Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.Những câu ca dao tục ngữấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồiđược kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Bảo vệ tiến sĩ - thi cử hay ăn mừng?

    30/07/2006GS. Lê Viết LyViệc bảo vệ Tiến sĩ ở nước ta nến được cải tiến theo hướng thiết thực, đểnhận biết được năng lực thựcsự của nghiên cứu sinh, tránh được tính hình thức...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

    19/11/2005Mai Mộng Tưởng - Lê DũngHiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...
  • xem toàn bộ