Xin chữ đầu xuân - Đôi điều suy ngẫm

06:14 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Hai, 2019

Trong những năm gần đây ở một số thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh phổ biến hiện tượng xin chữ đầu xuân. Việc làm này được cho là nét đẹp văn hóa. Thường là từ mùng 2 Tết, mọi người đã bắt đầu kháo nhau đi xin chữ. Từ người lớn tuổi cho đến thanh niên, học sinh. Việc xin chữ đầu năm đã trở thành một trào lưu của người trẻ tuổi, tạo thành cái gọi là văn hóa chơi chữ mới. Những con chữ như "rồng bay phượng múa" hiện lên qua các nét cọ điêu luyện khiến cho việc xin chữ, ngoài ý nghĩa xin được chữ, còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của những người cho chữ.

Xưa, những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân. Có người xin chữ Lộc, cũng có người xin chữ Tài, chữ Phúc, chữ Tâm.

Ngày nay, người trẻ tỏ ra là những người chuộng chữ nghĩa nên đầu năm rủ nhau đi xin chữ. Cũng có thể đôi khi chỉ là sở thích được sở hữu một vật mang tính chữ nghĩa để treo trong nhà. Nhưng phổ biến hơn cả là tâm lý cầu mong chữ đem lại thứ mình mong muốn. Chẳng hạn, những người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn. Người buôn bán xin chữ Lộc, chữ Tín. Người làm quan chữ Danh… Để cho gia đình người ta thường xin chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm.

Vào ngày mùng 2 Tết, ở các phố Hà Nội như Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Văn Miếu,... thường bắt đầu diễn ra hoạt động cho chữ đầu năm. Đặc biệt ấn tượng nhất là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi được coi là trung tâm học vấn từ xưa. Ở đây, không khí náo nhiệt bởi những người đến xin chữ, đông đúc và hồ hởi. Phần lớn người xin chữ dạo khắp, ngắm nghía, kén chọn như đi xem hàng rồi dừng lại nơi bắt gặp cái chữ bắt mắt và quyết định xin. Người xin thích chữ gì, người viết làm ra chữ đó. Cả người làm ra và người xin đều chú trọng đến mặt nghệ thuật viết chữ hơn là bản thân con chữ. Nói cách khác, đa phần người đi xin chữ giống người mua tranh và người viết giống người vẽ tranh, hầu như ít ai quan tâm đến sức mạnh tinh thần của con chữ. Mặc dù vậy, họ vẫn vui hân hoan khi xin được chữ như ý muốn, cầu mong một năm mới an khang, vạn sự như ý.

Vậy xin chữ như thế nào để có được sức mạnh của nó chứ không chỉ là bức tranh để ngắm hay vì theo mốt thời đại?

Xin chữ là thể hiện tâm nguyện của sự học. Bởi lẽ chỉ có học mới được chữ. Chữ không phải là thứ có thể đem cho, tặng (thậm chí) bán như hiện nay. Những cái được gọi là chữ bày la liệt trên phố Bà Triệu hay Văn Miếu Quốc Tử giám thực chất chỉ là “từ” chứ không phải “chữ”. “Từ” là thứ có hình tượng, âm tiết có thể viết ra để đọc, nói ra để nghe. Thực chất tất cả những cái gọi là chữ hiện nay mọi người đi xin chỉ là từ. Nhưng chữ thì phải học mới có. Xưa nay chỉ nói học chữ có nói học từ đâu. Thế nào là học chữ?

Học chữ không phải là biết đọc biết viết. Nếu chỉ biết đọc, biết viết thì mới là biết từ chứ chưa phải có chữ. Học để có được chữ phải qua được 3 cấp độ: BiếtMinh.

  • Biếtlà viết và đọc được hình tượng của chữ (hay là từ).
  • là hiểu được tác dụng của chữ để rèn luyện tu dưỡng bản thân nhằm đạt (có được) chữ.
  • Minh là vận dụng được chữ, tức phát huy tác dụng của chữ.

Bởi vậy, muốn có chữ thì phải học chứ không thể xin. Vậy thì sao lại có tục xin chữ như đã nói ở trên?

Trước hết xin chữ là để học, để tu rèn chứ không phải để có cái treo trong nhà. Muốn vậy cần phải biết vào thời điểm xin chữ, người đi xin cần học chữ gì. Song le, người đi xin lại không biết điều đó mà chỉ xin cái chữ mình muốn, thể như có được cái từ (vẫn nhầm tưởng chữ) là có chữ. Vì vậy người cho (tạo duyên) chữ phải biết chữ họ cần mà trao cho phù hợp . Nói cách khác, người cho chữ là người phải biết cho ai chữ gì họ cần chứ không phải cho chữ họ muốn. Tại sao vậy? Tại vì có rất nhiều cái muốn nhưng lại không phải là cái cần. Cái muốn là ngọn, cái cần là gốc. Chẳng hạn, người buôn bán muốn xin chữ Lộc (một vốn 4 lời), nhưng người cho chữ lại thấy họ cần chữ Tín, bởi vì họ đang thiếu đức tín thì không thể cho chữ Lộc. Mục đích cao cả của học chữ là để thành Người. Nếu không vì mục đích này thì cho chữ chỉ giúp việc buôn bán biến người kia thành con buôn chứ không thể là người buôn hay nhà buôn được.

Giao thừa Canh Dần – Tân Mão (ngày 03/02/2011)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

    19/04/2016Nguyên CẩnNgười làm lãnh đạo luôn phải là người “vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ” và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo...
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • Văn chương ngày nay làm được gì?

    08/01/2011Hoài NamĐặt ra yêu cầu công việc cho văn chương trước “hiện thực đất nước hôm nay”, trước “sự kiện đang diễn ra” chính là yêu cầu nhà văn phải trở thành nhà báo, trong khi phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà văn cùn nhụt hơn rất nhiều so với phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà báo “thứ thiệt” trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
  • Chữ "lễ" hay chữ “đồng thuận"?

    19/11/2010Phạm Toàn"Đồng thuận là một cách sống của con người hiện đại, dân chủ và tự do, có giáo dục và có trách nhiệm, cả trong đời sống xã hội cũng như trong cái tế bào của xã hội - gia đình" - nhà giáo - nhà văn Phạm Toàn.
  • Chút nghĩ suy từ con số 766 của chungta.com

    17/11/2010Đạo TrườngNhững lời chỉ dạy của Giáo sư rất tuyệt vời, nếu các bạn trẻ đọc và nghiền ngẫm cẩn thận , tôi nghĩ sẽ thay đổi tích cực cuộc đời các bạn nói riêng và đất nước -dân tộc nói chung. Rất tiếc, một thời gian dài đã qua mà cho đến hôm nay vẫn chỉ có 766 lượt đọc. Số người quan tâm đến tri thức, học tập nghiên cứu nghiêm túc thua xa số người quan tâm chuyện nhảm nhí...
  • Chữ "văn" chữ "báo" khéo là...

    03/05/2009Trần ChiếnTính sơ sơ trong 300 hội viên hội Nhà văn Hà Nội có dễ tới ngót trăm người đang hoặc đã ăn lương ở các tòa soạn. Xửa xừa xưa có các anh Yên Thao, Băng Sơn, Vân Long..., lớp bánh tẻ có Anh Ngọc, Vũ Đình Minh... Mới làm độ mươi năm nay là những Giáng Vân, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái... Đó là một đội ngũ mà đời sống công chức, đời sống văn học của họ có những nét vừa thuận tiện, vừa phức tạp...
  • Ngày xuân nói chuyện thư pháp

    23/01/2009Trung Vũ ChấnThư pháp là nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông trên giấy, lụa, có bố cục đẹp với những nét chữ như tranh vẽ: Trước kia viết chữ là minh họa cho bức tranh, sau này là bức họa toàn thằng chữ. Đây là một nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc và nhiều nước phương Đông, được gọi là nghệ thuật Thư pháp.
  • Giới trẻ thời @ đón tết

    19/01/2009Phương LanĐối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...
  • Còn không chữ “hiếu”, chữ “tình”

    17/11/2006Trịnh Thanh SơnNghe thiên hạ ồn lên về cuốn Tự truyện của Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc...
  • xem toàn bộ