10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

11:09 CH @ Thứ Năm - 31 Tháng Mười, 2013

Pablo Picasso, danh họa người Tây Ban Nha, đứng đầu top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố. Cuộc bình chọn thu hút sự tham gia của 1,4 triệu người.

1. Pablo Picasso (1881 - 1973): 21.587 phiếu

Sinh ra tại Tây Ban Nha nhưng Picasso gắn bó nhiều hơn với nước Pháp. Cùng với Georges Braque, ông được coi là cha đẻ của trường phái Lập thể trong hội họa và điêu khắc. Sau khi qua đời, Pablo Picasso để lại di sản gần 50.000 tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thể loại như tranh, điêu khắc, đồ gốm, ký phác thảo…

Tác phẩm "Les Demoiselles d'Avignon" (Những cô nàng ở Avignon).

2. Paul Cezanne (1939 - 1906): 21.098 phiếu

Chân dung tự họa của Paul Cezanne.

Thiên tài người Pháp, thuộc trường phái Hậu ấn tượng. Ông được coi là người nối nhịp cầu giữa Hội họa Ấn tượng thế kỷ 19 với Hội họa lập thể thế kỷ 20. Chỉ sống 6 năm trong thế kỷ 20 nhưng sức ảnh hưởng to lớn của Cezanne đã đảm bảo cho tên ông luôn xuất hiện trong danh sách những cây cọ vĩ đại nhất thế kỷ này. Hai danh họa Pablo Picasso và Henri Matisse đều thừa nhận, Cezanne chính là "bậc thầy" của họ trong nghệ thuật hội họa.

Bức "The card Players" (Người chơi bạc) của Cezanne.

3. Gustav Klimt (1862 - 1918): 20.823 phiếu

Họa sĩ Gustav Klimt.

Họa sĩ người Áo, là cây cọ xuất chúng của trường phái Tượng trưng. Ông vẽ nhiều về hình thể người phụ nữ, khai thác vẻ đẹp sexy quyến rũ của họ, bất luận là trong những trang phục kín đáo hay trạng thái khỏa thân nóng bỏng.

Tác phẩm "The Kiss" (Nụ hôn) của Klimt.

4. Claude Monet (1840 - 1926): 20.684 phiếu

Claude Monet.

Là người sáng lập, đại diện xuất sắc của trường phái Ấn tượng Pháp. Chính khái niệm Ấn tượng được cho là có nguồn gốc từ tên bức tranh Ấn tượng, mặt trời mọc của ông. Claude Monet nổi tiếng với tranh phong cảnh. Những tác phẩm của ông mang đến cảm giác nhẹ nhàng, lãng mạn, nên thơ và thư thái.

Bức "Impression, soleil levant" (Ấn tượng, mặt trời mọc).

5. Marcel Duchamp (1887 - 1968): 20.647

Marcel Duchamp.

Họa sĩ người Mỹ gốc Pháp với những tác phẩm gần gũi với trường phái Da da và Siêu thực. Ngoài tài năng hơn người, Duchamp còn được nhớ đến bởi tính cách nghịch ngợm, phá phách với nghệ thuật của ông. Ông coi "Nghệ thuật là trò chơi giữa mọi người và ở mọi thời đại". Ông chính là người đã vẽ ria, thêm râu lên bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, mở đầu cho làn sóng biến tấu tác phẩm Mona Lisa về sau.

Mona Lisa (trái) của Leonardo da Vinci và bức tranh nhại (phải) của Marcel Duchamp.

6. Henri Matisse (1869 - 1954): 17.096 phiếu

Tự họa của Henri Matisse.

Nghệ sĩ người Pháp, là người tiên phong của trường phái Dã thú. Ông được đánh giá là bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng màu sắc. Matisse và Picasso là hai người bạn ngoài đời, đồng thời là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt trong nghệ thuật.

Bức "Woman with a Hat" của Matisse.

7. Jackson Pollock (1912 - 1956): 17.051 phiếu

Jackson Pollock.

Là nghệ sĩ nổi bật của trường phái Biểu hiện trừu tượng. Pollock điển hình cho kiểu nghệ sĩ lắm tài nhiều tật. Trong cuộc sống bình thường, ông là người hung hăng, thích gây sự. Pollock còn mắc chứng nghiện rượu nặng. Ông qua đời ở tuổi 44, trong một tai nạn vì lái xe trong lúc quá chén.

Bức "Moon-Woman Cuts the Circle" (Người đàn bà - mặt trăng cắt vòng tuần hoàn) của Pollock.

8. Andy Warhol (1928 - 1987): 17.047 phiếu

Andy Warhol.

Họa sĩ người Mỹ nổi tiếng với trường phái Nghệ thuật Đại chúng Pop Art. Ông là tác giả những bức chân dung về các nhân vật nổi tiếng như Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy, nữ diễn viên điện ảnh Marilyn Monroe, chủ tịch Mao Trạch Đông… Ngoài vẽ tranh, ông còn làm phim, viết sách…

Những bức vẽ Marilyn Monroe của Andy Warhol.

9. Willem De Kooning (1904 - 1997): 17.042 phiếu

Willem De Kooning.

Họa sĩ người Hà Lan, đại diện của trường phái Biểu hiện trừu tượng. Ông là người từng khiến dư luận kinh sợ với những tác phẩm vẽ người phụ nữ xấu xí, ma quái.

Tác phẩm "Woman III" của Willem De Kooning.

10. Piet Mondrian (1872 - 1944): 17.028 phiếu

Tự họa của Piet Mondrian.

Họa sĩ người Hà Lan, nổi tiếng với trường phái Tân tạo hình. Phong cách của ông ảnh hưởng lớn đến cả kiến trúc, đồ họa, thiết kế công nghiệp…

Bố cục với màu đỏ, xanh, vàng của Piet Mondrian.

Nguồn:VnExpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thu vàng nước Nga và danh họa Levitan

    21/08/2017Bùi Quang MinhNhững tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga...
  • Vẻ đẹp của người Phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới

    06/03/2017Minh BùiMỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
  • Vương miện mùa thu

    06/12/2010Thực ra mà nói, trong con mắt của tôi, mùa thu nước Nga không chỉ nhuộm vàng lá, mà bao phủ xung quanh còn biết bao nhiêu gam chuyển đều hệt như bảng tổng phổ của các họa sĩ theo trường phái cổ điển.
  • 100 năm hội họa trừu tượng

    14/04/2009Văn NgọcMột trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
  • Underground thế giới lộn ngược

    25/03/2009Trang Nghiêm – Huy LinhBài viết này muốn đề cao một tinh thần nghệ thuật độc lập. Đó là sự tìm tòi, bung phá, thể nghiệm, sự dũng cảm của các nghệ sĩ khi bỏ qua những yếu tố thương mại, thị trường để thực hiện bằng dược những ý tưởng nghệ thuật đầy sáng tạo của mình.
  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Tác giả "Bình minh trên công trường" sẽ bị thu hồi giải thưởng

    03/01/2007"Phải thu hồi giải thưởng!" - đó là câu trả lời của hoạ sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật, Phó BTC triển lãm - khi nghe chúng tôi đặt câu hỏi quan điểm của ông về tác phẩm Bình minh trên công trường của Lương Văn Trung sao chép từ một tác phẩm của họa sĩ Nga nhưng vẫn đoạt huy chương đồng Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2005.
  • Nước Nga năm tháng và hoài niệm

    15/11/2006Hồ Sĩ VịnhTạm biệt nước Nga sau 15 ngày rong ruổi với tâm trạng vừa hân hoan vừa lưu luyến. Hân hoan vì đã gặp lại những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, những người thầy phúc hậu, những người bạn chân thành mà vào thời đó đã giúp đỡ chúng tôi trên con đường học tập và nghiên cứu. Còn không lưu luyến sao được khi phải rời một xa đất nước...
  • xem toàn bộ