Bản tấu khuyên vua Tự Đức rời hậu cung lo việc nước

10:27 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Năm, 2021

Phạm Phú Thứ là một đại thần triều nhà Nguyễn, nổi tiếng là người cương trực, cứng rắn, và là một trong số những người có quan điểm canh tân nước Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ 19

...

(Ảnh: Manhhai, Flickr)


Năm 1850, thấy nhà vua ham vui chơi, lơ là việc triều chính, Phạm Phú Thứ dâng sớ can gián. Vì việc này mà ông bị cách chức và giam ở nhà lao Thừa Phủ. Khi xét án, triều đình khép ông vào tội đồ, đày đi xa. Sau vua cho rằng sớ can gián của Phạm Phú Thứ chỉ là lời “quá khích” lúc nóng nảy, nên ông chỉ bị đày làm “thừa nông dịch”, tức lính trạm chuyên chạy về việc canh nông, ở trạm Thừa Nông tại Huế.

Dưới đây là bản tấu khuyên vua của Phạm Phú Thứ do ông Huỳnh Phương Bá dịch, được hậu duệ 5 đời của Phạm Phú Thứ giới thiệu.

*

Thần được nghe rằng, chữ Cần là đức tốt của thánh nhân và nết hay của quân tử, các vị đế vương từ xưa, không ai không lấy điều đó làm đầu.

Vua Thuấn là bậc đại thánh, nối tiếp thời thái bình của vua Nghiêu, không phải dùng đến phấn khởi hăng hái, thế mà đến lúc chịu nhận truyền ngôi thì ngài lại mải miết vội vàng trong công việc, không một chút lơ đãng. Vua Văn Vương cũng là bậc đại thánh nhân, về đức thuần túy của ngài đủ để làm khuôn phép cho muôn nước mà ngài còn chăm lo việc dân đến nỗi không kịp rảnh rang ăn uống. Đức sáng sủa lớn lao của hai vị thánh đó thực là đủ để làm gương mẫu cho các vị vua chúa muôn đời sau này.

Đức Thế tổ Cao hoàng đế Gia Long tôn kính của ta, dãi gió dầm mưa, không ngại nhọc mệt để đem lại ngôi vị chính đáng của trời, đất và thần nhân. Đức Thánh tổ Nhân hoàng đế Minh Mạng và Đức Hiền tổ Chương hoàng đế Thiệu Trị sáng đêm ăn uống vội vã để cầu trị dân và đem lại an ninh thái bình cho quốc gia xã tắc.

Lớn lao thay! Lòng dạ của thánh nhân rất phù hợp với đức của vua Nghiêu, vua Thuấn và Chu Văn Vương.

Thần xin nói thực: việc cai trị thiên hạ không tiến thì thoái; lúc cư xử như ngày thường còn không kịp rảnh rang, thì còn thì giờ đâu mà vui chơi khoái lạc nữa!

Đức Hoàng thượng tôn kính của ta nối cái phúc thái bình, giữ vận hội sáng tạo, làm mới mẻ chính trị nhân đức, cả nước vui mừng, triều đình rực rỡ, nổi bật ngôi trời cao đẹp và yên hòa.

Thần trộm nghĩ: giữ lòng cần mẫn và trăm ý chí vị tất đã vui hòa, làm việc có ngăn nắp mà muôn việc chưa chắc đã đầy đủ, dân chúng trong ngoài hết lòng mong mỏi, đó chính là lúc Hoàng thượng thắc mắc lo âu, để mong trị nước. Thế mà từ khi Hoàng thượng lên ngôi đến nay, thấm thoắt đã ba năm, gặp khi tiết trời nóng lạnh thường thường còn có đôi chút cảm mạo, mà vào khoảng mùa thu đông so với lúc thường còn hơn gấp bội, những bài thuốc điều trị của quan Thái y, đã làm quá sức, những bài sớ hỏi thăm sức khỏe khó lòng nói hết.


Hiện nay Thượng đế thánh thần tiến phúc, Thánh thể lành mạnh, hiện đương cố gắng cái đức tự cường, giữ lòng cần mẫn, xa mến đức tiên vương, bên trên theo gương liệt thánh, lấy thu dùng lòng thành thực của thần tử, sự mong đợi của đất nước, còn chưa kịp để thỏa mãn cái ý mong muốn trị an. Huống chi bây giờ khi gió lạnh, lúc nắng ráo có đủ cả, đó là khí hậu bình thường, mà buổi lễ ở đại đình ít thấy ra chầu, ca nhạc nội cung, tối ngày đàn sáo. Lòng lo âu việc nước thực không bằng trước thì guồng máy cai trị ngày một nhờn giãn; nơi giảng đường lâu ngày không đến nghiên cứu, thì sự được hỏng xưa nay không biết kê cứu vào đâu. Thần sợ lời nói không phải, ngày một buồn nản; triều thần ít thấy triều đối, sự yết kiến càng ngày càng thưa, Thần sợ dân tình ngày một chán ngán; bốn phương phủ huyện chầu chực được vào triều kiến, lâu ngày không được vào bệ kiến thăm hỏi, việc dân tình lợi hại đến ngày Hoàng thượng mới biết! Thần lo quan lại trị an ngày một trễ nãi mà công chuyện thiên hạ ngày một muôn việc mà không phải chỉ có thế thôi.


Thần xin Hoàng thượng nghĩ đến các vị liệt thánh trước kia, để đạt được sự hưng thịnh của phúc thái bình vui vẻ, luôn luôn nghĩ tới, không nên một ngày sao nhãng thì tất làm được công nghiệp của thánh hiền, không quên lòng và cố gắng thì sẽ đạt được kết quả tiến hóa. Được như vậy thì nước ta mới có đường lối vững chãi dài lâu.

Thần lạm quyền tỏ bày, cam lòng chịu tội điều phải nói ra, xin Thánh thượng soi xét và mong chờ chỉ dụ truyền phán.


Cộng hòa Pháp, Phạm Phú Cường
Hậu duệ 5 đời của cụ Phạm Phú Thứ

Chép lại từ bản dịch của Huỳnh Phương Bá

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Tinh thần cầu học: sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

    12/03/2019Sông HànTâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu...
  • Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    04/03/2019TS Chu HảoỞ nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa?
  • Thư thất điều gởi vua Khải Định

    27/10/2018Phan Châu TrinhNăm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu. Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước...
  • Đôi điều về Nguyễn Lộ Trạch, nhà tư tưởng canh tân thế kỷ 19

    29/05/2018Nguyễn ThanhNguyễn Lộ Trạch đã tiếp tục kế sách canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Lòng nhiệt huyết của ông đã quên cả công danh và mọi sự thách đố trước mắt. Nguyễn Lộ Trạch đã nhân một kỳ thi Đình có đề ra hỏi về thời sự, ông dâng bản “Thời vụ sách I” nêu những canh tân cấp bách và thiết yếu cho nước nhà, nhưng triều đình lại lơ là?!
  • Phan Châu Trinh - cuộc đời và sự nghiệp

    23/03/2018Đinh Xuân LâmPhan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trong dịp dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của cụ, thiết tưởng việc ôn lại cuộc đời và sự nghiệp Phan Châu Trinh để rút ra những bài học cho hôm nay cũng là một việc làm cần thiết và bổ ích...
  • Người Việt Nam thế kỷ XIX qua lăng kính một sử gia Nhật Bản

    02/01/2018Nguyễn Mạnh SơnXuyên suốt cuốn sách này, Sone Toshitora chỉ ra hết những biện pháp bóc lột của Pháp, rồi một mực kêu gọi, hô hào các chí sĩ châu Á ra tay cứu giúp một nước đang trong cảnh nguy vong là nước Việt Nam...
  • Phan Châu Trinh với tư tưởng canh tân đất nước

    21/03/2017Lê Thị HươngChí sĩ Phan Châu Trinh lựa chọn một con đường, một hướng đi mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc, đó là con đường cách mạng theo ngọn cờ dân chủ tư sản, để làm được điều đó, trước tiên nhà cách mạng hô hào, cổ động quốc dân mở mang dân trí, chấn hưng công thương nghiệp, nhằm làm cho thương gia người Việt giành ưu thế trên chính mảnh đất quê hương mình...
  • Những nhà canh tân lạc quan

    12/10/2016Ngọc Tú thực hiệnCâu chuyện về lớp trí thức Canh Tân đầu thế kỷ XX cùng niềm tin của họ vào sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, đào tạo nhân tài” và tương lai của dân tộc đã được mở ra qua cuộc trò chuyện cùng TS Nguyễn Phương Ngọc, Phó giáo sư về văn học, ngôn ngữ và văn minh Việt Nam tại ĐH Provence, Pháp...
  • Tân thư và phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ cận đại

    25/07/2016Phan Trọng ThưởngDấu hiệu rõ nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của các nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam là phong trào Duy tân diễn ra gần như cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á, trong đó, Tân thư có một vai trò hết sức quan trọng...
  • Hai cách nghĩ, hai cách hành xử trước thực tế mới - trường hợp Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi

    27/09/2015Nguyễn Đức MậuNửa cuối thế kỉ XIX, Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, đứng trước thực tế mới, đó là khả năng xâm lược của phương Tây. Nhật Bản và Việt Nam, trong hoàn cảnh đó, cùng đều xuất hiện những nhà cải cách mà tiêu biểu là Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và Nguyễn Trường Tộ (1830?-1871). Và với xuất phát điểm gần nhau nhưng hai nước đồng văn, đồng chủng này, sau mấy chục năm, đứng ở hai cực phát triển và lạc hậu, điều gì tạo nên những kết quả như vậy?
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Canh tân quyết định cho sự phồn vinh

    28/02/2014Trần Kiêm Đoàn (Việt kiều Mỹ)Trong đợt nghiên cứu và thăm dò của PEW, một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ tại Washington DC, vào mùa xuân 2013 về tình hình cải cách giáo dục toàn cầu trong thời đại mới, cơ quan này ghi nhận rằng, đã có 127 trên tổng số 195 quốc gia tiến hành cải cách giáo dục trong thập niên đầu thế kỷ 21...
  • Ngẫm về khát vọng canh tân nước Việt

    13/02/2014Nguyễn ThiệnCó mối liên quan nào giữa mức độ khát khao canh tân đất nước trong quá trình phát triển với một nước Nhật Bản đã hiện đại từ hơn nữa thế kỷ trước và một Việt Nam vừa mới thoát khỏi danh sách nước nghèo dù việc canh tân nước Việt đã được đặt ra từ hơn một thế kỷ trước?
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • xem toàn bộ