Bạn là ai và sẽ làm được gì?

09:54 SA @ Thứ Tư - 12 Tháng Mười Một, 2014

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu quá trình tự đánh giá. Ngoài việc chuẩn bị tốt về học vấn, đây cũng là một việc đáng làm trong bát cứ quá trình tìm việc nào. Bạn cần chú ý đến tất cả những vị trí bạn đã làm toàn thời gian, bán thời gian, những công việc hoạt động ngoại khoá... nhớ viết ra một danh sách và thường xuyên cập nhật lý lịch của bạn.

Bạn có nhận thức được tất cả những kỹ liên quan đến việc mà bạn đã tích lũy được không? Hãy theo dõi những thông tin của chúng tôi để chắc rằng bạn không đánh giá thấp khả năng của mình khi đi xin việc.

Khả năng tự đánh giá làgì?

Đó là quá trình nhìn lại, đánh giá những kinh nghiệm sống để xem xét bạn đã tích luỹ được những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp nào và đánh giá xem các kỹ năng đó sẽ được tiếp thị tới nhà tuyển dụng ra sao.

Tại sao cần phái tự đánh giá?

Đây là bài tập quan trọng và đáng giá vì nhiều lý do:

Nó khiến bạn nhận ra những kỹ năng mà bạn có thể "bán được", những kỹ năng mà đôi khi bạn không nghĩ chúng quan trọng đến thế. Nó giúp bạn đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, giúp bạn có thể dễ dàng giải thích những kỹ năng và cách thức mà bạn tích luỹ được chúng.

Trong các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ nhận thức đầy đủ không chỉ những kỹ năng bạn có để "bán" cho nhà tuyển dụng mà còn cả cách thức bạn tích luỹ chúng và chúng có thể áp dụng vào trong công việc thế nào.

Làm gì để tự đánh giá?

Hãy phân chia cuộc sống ra nhiều thành tố khác nhau: công việc, học hành, cuộc sống riêng...

Hãy xem xét từng thành tố và rút ra xem đã học tập được gì từ những kinh nghiệm tích luỹ được. Nên chú ý những khía cạnh: trách nhiệm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm...

Suy nghĩ xem những kỹ năng bạn có có thể áp dụng vào ngành nghề, vị trí bạn mong muốn ra sao.

Viết ra tất cả những thứ đó để khi cần bạn có thể mở ra xem lại trước mỗi cuộc phỏng vấn.

Làm thế nào đánh giá những kỹ năng tích luỹ được?

Với sinh viên mới ra trường, các bạn thường lo lắng về việc thiếu kinh nghiêm, nhưng thực tế, quá trình học đã cho bạn nhiều kỹ năng cần cho công việc. Chẳng hạn: Những bài tập nhóm phát triển khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề. Viết luận phát triển kỹ năng suy nghĩ logic, phân tích, viết lách. Hoàn thành bài tập đúng hạn, xây dựng kỹ năng quản lý thời gian.

Những công việc bán thời gian liên quan đến nhiều mức độ trách nhiệm khác nhau cũng như xây dựng một số kỹ năng nhất định, hãy nghĩ về những gì bạn đã làm và kỹ năng nào có thể "bán" được mà bạn đã tích luỹ được ngoài những công việc chính của vị trí đó. Ví dụ:

Công việc bán hàng giúp bạn có kỹ năng giao tiếp, địch vụ khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, trách nhiệm thu giữ tiền bạc, hoá đơn… cho thấy bạn là người trung thành và thật thà.

Công việc chạy bàn xây dựng kỹ năng tổ chức, giao tiếp, dịch vu khách hàng và giải quyết vấn đề...

Trong cuộc sống riêng, bạn có thể tham gia vàocác hoạt động ngoại khoá, thể thao, tổ chức tiệc tùng, hội hè...

Việc tổ chức tiệc tùng, hay một sự kiện nào đó sẽ liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.

Xin tài trợ cho hoạt động của một câu lạc bộ, hội, nhóm... sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức và trách nhiệm cá nhân cao...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: