Cháy sạch vì lửa quá cao

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), bội nhiễm là mối đe dọa ở Châu Phi, tiểu đường là vấn nạn cho sức khỏe của người dân Châu Á, còn trầm cảm lại là căn bệnh nghiêm trọng đứng đầu ở Âu Mỹtrong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nếu tưởng đó chỉ là "chuyện bên Tây" thì có lẽ cần phải suy nghĩ lại! Nhận xét đó cũng có ý nghĩa ở nước ta, khi số bệnh nhân suy nhược thần kinh, thậm chí đến độ rối loạn cá tính dưới dạng trầm cảm đã từ lâu vượt xa mức báo động. Tình trạng này càng đáng ngại hơn nữa nếu căn cứ vào số liệu thống kê được thực hiện cho giới thanh niên, cho những người hãy còn trong tuổi lao động. Không đáng lo sao được nếu một phần quan trọng của thế hệ rường cột, tương lai của đất nước, bỗng... buồn!

Thực trạng vừa mô tả cũng chính là lý do khiến hội chúng "cháy sạch" (burn- outsyndrom), một thể dạng bệnh lý xuất phát từ tình trạng suy nhược thần kinh, đặc biệt ở giới doanh nhân, càng lúc càng trở nên quen thuộc với nhiều đối tượng của nhịp sống căng thẳng, qua đó nạn nhân bỗng vô cớ mất hết hứng thú lao động cũng như năng lực tranh đua!

Nếu tưởng "hội chứng cháy sạch" xuất hiện như cái giá phải trả sau lần vấp ngã đau điếng trên bước đường nghề nghiệp, hay vì cú sốc tâm lý do mâu thuẫn tình cảm gì đó thì chỉ đoán... mò! Chuyên gia ngành tâm lý học đã quả quyếtkhông dưới 80% người bệnh đang có cuộc sống lứa đôi êm đềm. Họ cũng đã xác minh là gần 70% nạn nhân của hội chứng này chậm chỉ đang thành đạt trong nghề nghiệp! Thế mới đau vì nhiều người bệnh chỉ còn ít bước thì đặt chân trên đài danh vọng. Thế mới khó hiểu vì cua-rơ không bể bánh xe, lại đang dẫn đầu, bỗng rời đường đua để thẫn thờ như thi sĩ bên vệ đường khi mức đến không còn bao xa!

Cũng đừng tưởng "hội chứng cháy sạch" ầm ĩ nhiều ngày trước khi bùng cháy lửa. Trái lại, như tên gọi, hội chứng này gõ cửa ít khi bán trước và một khi đã bén lửa thì đốt sạch sành sanh. Nạn nhân vì thế treo cờ trắng nhanh đến độ không ngờ, có người bỏ sở ra về không thèm lấy theo cái... nón! Chính vì thế mà đa số người bệnh không kịp đến thầy thuốc khi bệnh đã phát, cũng không thể dự phòng vì bệnh nào có dấu hiệu báo động đề còn kịp la làng du cứu! Hơn nữa, có đến thầy thuốc thì mấy nhà điều trị chịu khó lắng nghe nạn nhân khi nhiều bệnh nhân trước đó ít ngày còn khỏe hơn...thầy thuốc!

Cũng chính vì tính chất khó tin nhưng có thật nên không dễ chữa "hội chứng cháy sạch". Một thí dụ điển hình vừa được Tạp chí Focusdẫn chứng trong phóng sự vềchuyện hát bài "It's time to say good bye" của nhiều nhân vật nối tiếng là trường hợp của Jurgen Klinsmann, cựu huấn luyện viên của đội tuyển bóng đá Đức. Sau khi vượt qua không biết bao nhiêu gian khó trong thời gian chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá thế, từ búa rìu ác ý của dư luận cho đen thái độ ném đá giấu tay của nhiều viên chức trong tong cuộc túc cầu, Klinsmann cuối cùng đã chứng minh khả năng của anh với ngôi vi hạng ba trong World Cup 2006, với một đội tuyển Đức giành được cảm tình của hàng trăm triệu khán giả trong và ngoài nước qua phong cách thi đấu vượt ngoài dự đoán của nhiều người, kể cả của không ít chuyên gia lão làng về bóng đá, những người đã tiên đoán là Klinsmann và đệ tử sẽ thất bại ngay từ vòng đầu? Thế rồi, khi được cả nước Đức công kênh lên vai thì Klinsmann lại bỏ rơi tất cả để ra đi đúng ngay vào lúc được thiết tha mời ở lại. Tai sao lại thế? Câu trả lời của Klinsmann rất đơn giản: "Tôi cảm thấy trong tôi hoàn toàn trống rỗng”!

Không chỉ có trường hợp của Klinsmann, không ít siêu sao khác, diễn viên điện ảnh, siêu mẫu, nhà văn... cũng đã quyết định như thế, đã chọn thái độ rút vào bóng tối khi đang rực sáng trên bầu trời công danh.

Cho đến nay vẫn chưa có giải thích nào thỏa dáng về cơ chế bệnh lý của "hội chứng cháy sạch”.Các nhà nghiên cứu chỉ ghi nhận là đại đa số nạn nhân của hội chúng này có chung một điểm tương đồng. Tất cả họ đều là người có kinh nghiệm,năng lực vươn lên, đủ khả năng tháo vát và là đối tượng đòi hỏi tính chuyên nghiệp hoàn hảo đến mức tuyệt đối, trong công việc. Họ vì thế là kẻ khó chịu dưới mắt của nhiều người chung quanh. Họ không chấp nhận kết quả dưới mức mong muốn, cho dù thành tích trên thực tế đáng được khen ngợi, chỉ vì chính họ đã đặt mục tiêu ở vi trí quá cao, thậm chí nhiều khi không thể khả thi vì xa rời thực tế. Mặc dù không ai nhận ra thất bại của họ, vì họ nào có thua cuộc, nhưng họ vẫn không hài lòng. Từ mâu thuẫn nội tâm, họ bỏ cuộc chỉ vì không muốn ai khác nhận ra họ để tự đánh bại trong một cuộc đua không còn cần thiết và đoàn đua đã về đến đích từ lâu. Họ không còn chọn lựa nào khác hơn là phải bị cháy sạch để có thể phủi tay và xoay lưng với chính mình, với cái tôi đáng ghét.

Với người phải chấp nhận cuộc sống căng thẳng, như giới doanh nhân, cháy mòn năng lực là chuyện bình thưởng. Không cháy mới khổ vì lấy đâu ngọn lửa đun cơm nuôi cả Công ty? Vấn đề chỉ là nếu đành chịu cháy thì càng ít xem càng tốt, cháy tới cháy lui cũng được, miễn sao đừng cháy sạch! Muốn vậy phải biết điều chỉnh chiều cao của ngọn lửa, hay nói đúng hơn, phải biết chọn ngọn lửa. Nếu ngọn lửa tham sân si dễ đốt rụi sức sống thì cũng có loại lửa càng cháy bùng càng tốt, chẳng hạn ngọn lửa trong tim, ngọn lửa thắp sáng nổi cái tâm dường như chập chờn dễ tắt trong thời buổi đồng bạc đâm toạc tờ giấy.

Ước gì có được một lần cháy sạch.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: