Cho và nhận

Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
05:33 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Sáu, 2015

Vì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức.

Khi tỷ phú Mỹ cho…

Sau khi tạo dựng hai tài sản khổng lồ cho cá nhân trong suốt đời làm việc, ông Bill Gates tặng lại cho từ thiện 60 tỷ dollars và ông Warren Buffett tuyên bố sẽ đem hiến dâng đến 90% tài sản cho các chương trình vô vụ lợi. Tôi nghĩ hành xử này đã đem lại một ảnh hưởng vô cùng lớn lao trên khắp thế giới cho chủ nghĩa kinh tế tư bản và cho đế chế Mỹ, hiệu quà hơn cả ngàn tỷ đồng chánh phủ Mỹ đã bỏ ra để bảo vệ quyền lợi mơ hồ tại Afghanistan và Iraq.

Hai ông Gates và Buffett đã thay đổi hẳn tư duy của nhiều thế hệ về hình ảnh xấu xí của các nhà tài phiệt. Họ và rất nhiều nhà tỷ phú khác của Mỹ như Turner, Soros, Cooperman.. đã định vị lại giá trị cốt lõi của một siêu cường kinh tế. Trong khi đó, khi qua Trung Quốc vào năm 2010 để kêu gọi các tỷ phú Tàu đóng góp thêm cho xã hội, hai ông đã thất bại chỉ nhận “cam kết” khoảng 100 triệu đô la. Sau đó, phần lớn các cam kết này đã “cuốn theo chiều gió” vào quên lãng, kiểu các đại gia Việt Nam hay “thể hiện tên tuổi” qua các cuộc đấu thầu từ thiện.

Triết thuyết giữa cho và nhận

Qua lịch sử, con người luôn bị dằng co bởi “cho và nhận”. Kinh thánh Cơ Đốc, triết lý và văn hóa Âu Mỹ luôn ca tụng người cho. Triết thuyết Phật thì lấy đức từ bi làm căn nguyên, còn Koran của Hồi giáo cấm chuyện thu lãi suất khi cho vay nợ. Trong khi đó, lòng tham và nhu cầu sinh tồn bắt con người bình thường phải tranh đấu để “nhận” càng nhiều càng tốt, không những cho mình mà còn cho cả giòng họ con cháu. Câu nói “ người thắng cuộc là người có nhiều đồ chơi nhất khi chết” nghe như là một lời khôi hài, nhưng chứa đựng một thực tại rất đúng với đại đa số nhân loại.

Với tôi, lời của cha luôn nằm trong tâm trí, “con muốn giúp người nghèo thì đừng bao giờ làm một người nghèo.” Nếu mình không nhận, không tích tụ, thì lấy gì để cho. Muốn giúp người dốt nát, phài thu nhận kiến thức; để giúp người đau yếu, bản thân mình phải mạnh khỏe. Ngay cả khi “cho” là một mục tiêu số một của đời sống, mình vẫn phải đối diện với nhiều mâu thuẫn nội tại; vì ai cũng hiểu rằng, khi lao vào thương trường, doanh nhân gần như phải làm việc 24 tiếng mỗi ngày (khi ngủ cũng mơ đến công việc) và phải vượt qua bao áp lực, từ tài chánh, sản phẩm, nhân viên bên trong, đến khách hàng, đối thủ, thay đổi bên ngoài. Thì giờ và công sức nào còn lại để “cho”?

Phong cách và mục tiêu khi cho

Ông Bill Gates đã từng là người giàu nhất thế giới nhiều năm trước khi “cho”. Khi bị hỏi về tài sản kếch xù của mình và sự mời gọi của các chương trình từ thiện, ông thường vắn tắt là ông quá bận rộn để nghĩ đến chuyện này. Các mạng truyền thông tấn công ông với những lời lẽ dành cho bọn trọc phú bủn xỉn. Mãi đến năm 2000, khi ông hoàn tất kế hoạch “cho”, ông mới tuyên bố là chỉ giữ lại cho con cái gia đình vài chục triệu, đủ sống đời thoải mái. Tất cả tài sản còn lại, ông sẽ trao tặng hết cho từ thiện. Ông giải thích việc “cho” cũng phức tạp và khó khăn không kém việc kiếm tiền.

Trong lãnh vực từ thiện, không thiếu những đại gia giả dối dùng từ thiện để đánh bóng thành tích, sĩ diện mình một cách trâng tráo. Mặt khác, cũng rất nhiều bọn cá mập sẵn sàng lợi dụng người nghèo khổ để ăn cắp tiền trao tặng. Với nhiều nhân vật khác, “cho” là một hình thức sám hối những “tội lỗi” mình đã gây ra trong quá khứ khi tạo dựng tài sản. Những cái “cho” này có thể rất thực tình trong đáy tim buồn bã của mình; nhưng nhiều vị “cho” chỉ vì cần một vé tàu lên thiên đường như lời dọa của các vị sư sãi hay cha xứ.

Nhưng nói chung, vì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức.

Khi tỷ phú Việt cho…

Cho nên tôi rất thông cảm với những đại gia Việt Nam đang gánh chịu những điều tiếng về việc cho. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ đã ổn định nhiều năm về mặt tài chánh, những dân mới giàu của Việt Nam vẫn phải vất vả giải quyết chuyện làm ăn hàng ngày. Giống như trường hợp Bill Gates, xin đừng trách hay thắc mắc về lòng rộng rãi nhân ái của họ. Khi sẵn sàng, họ sẽ làm ngạc nhiên chúng ta với số tiền “cho”. Chúng có thể gây ấn tựợng hơn cả những chân dài và máy bay riêng hay siêu xe họ đang “nhận”.

Một đại gia Mỹ có nói,” We work to make a living. We give to make a life”. Hiểu theo nghĩa bóng, chúng ta phải “nhận” để sống còn, nhưng chúng ta phải “cho” để tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn cho mình.

(Bài viết đã được xuất bản trên Tạp Chí Doanh Nhân số 96 và 97 ngày 10/1/2012)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Tham lam là tột bậc của sự bần cùng, ban tặng là sự giàu có chân thực nhất

    30/04/2016Hoàng Long biên soạnTrước kia có một người bị mất phương hướng trên sa mạc mênh mông, anh ta vừa đói vừa khát, cận kề đến cái chết. Nhưng anh vẫn cố lê bước chân nặng nhọc, từng bước từng bước tiến về phía trước, cuối cùng anh phát hiện thấy một căn nhà mục nát. Căn nhà này không còn có ai ở, gió thổi nắng chiếu làm cho nó dường như lung lay sắp đổ...
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Triết lý kinh doanh thực tiễn

    29/01/2010Matsushita KonosukeMuốn kinh doanh bền vững, phải đi từ những điều cơ bản nhất. Trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp tồn tại vì cái gì? Kinh doanh với mục đích gì và theo cách nào? Matsushita Konosuke – người sáng lập tập đoàn Matsushita, nay là Panasonic, đã triển khai một quan niệm kinh doanh và nhân sinh quan sáng sủa và hiệu quả...
  • Quy luật tình yêu

    06/12/2007Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau: Sòng phẳng: Cho = Nhận, Ích kỷ: Cho < Nhận, Vị tha: Cho > Nhận...
  • Văn hóa kinh doanh

    21/05/2007Lan OanhKhi nói kinh doanh có văn hoá (hay văn hoá kinh doanh) là ta đã nói đến một vấn đề cốt lõi, mang tính bản chất của kinh doanh đó là vấn đề đạo đức của người kinh doanh. Nói cách khác kinh doanh có văn hoá là kinh doanh phải có đạo đức.
  • xem toàn bộ