Chưa có văn hoá khoa học

04:25 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Sáu, 2005

Biết nói rằng, không biết nói không biết. Câu luận ngữ “Tri chi vị tri chi, bất tri vi bất tri…” này ta thuộc nằm lòng suốt bao thế kỷ.

Tây cũng như đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi.

Einstein tìm ra thuyết tương đối, thế giới bái phục thiên tài. Có những người ngồi rung đùi cười mỉm, ta đã biết từ xưa rôi, có lọt ra ngoài Kinh Dịch đâu! Toán học tập mờ (fuzzy sets) vừa xuất hiện, ta đã có học giả điềm nhiên giải thích trên giấy trắng mực đen rằng đó là chỉ dẫn thiên tài của Lão Trang khoa học chỉ đem ra mà ứng dụng…

Nếu có tương đồng giữa ta và người có lẽ là ở chữ “mờ”. Ta thì mù mờ. Người ta cũng chữ mờ trong toán học đầy những khái niệm “mờ” có ý nghĩa chính xác, vận hành tiện lợi khi đem ra sử dụng giải quyết một số vấn đề cụ thể.

Thói cũ của ta chỉ lý luận miễn sao cho phù hợp với hệ tư tưởng là đủ, là đúng, là biết. Tinh thần khoa học ngày nay thì lý luận thuần lý nghiêm túc chưa đủ. Phải có kiểm soát của thực nghiệm. Einstein đề xuất lý thuyết tương đối tổng quát năm 1915 - 1916. Arther Einstein đợi đênd 1919 lợi dụng nhật thực toàn phần năm ấy kiểm nghiệm mặt trời làm chệch hướng ánh sáng phát ra tư một vì sao ở xa, và như vậy xác nhận tiên đoán của lý thuyến tương đối là đúng thật. Khi ấy, Einstein viết thư cho mẹ, mừng rằng nhờ Einstein ông ta mới tin lý thuyết của mình là đúng.

Ngày nay, lý thuyết tương đối là công cụ thực tiễn để tính toán chính xác quỹ đạo hoả tiễn, để tìm hiểu vũ trụ. Biếtđi đôi với hành động, làm được cái mình nói biết và hệ quả của nó. Có khác với thói cũ, ba hoa lời nói, qua cầu gió bay!

Việt Nam ngày nay đã có không ít nhà khoa học, công nghệ nói nhiều đên khoa học, sùng bái như một vật thờ. Nhưng chưa có văn hoá khoa học. Chưa phổ biến tinh thần linh động, khước từ giáo điều, tinh thần tuyệt đối tôn trọng sự kiện - nghĩa là chấp nhận đặt thực tế ở trên bât cứ thành kiến nào, chấp nhận tiêu chuẩn khách quandựa trên kiểm nghiệm nghiêm túc. Tinh thần này chưa đi vào giáo dục, vào thể chế, vào nề nếp thông tin trung thực đầy đủ, số liệu chính xác và nghiêm túc, quan sát khách quan xã hội và kinh tế…

Ta, văn hoá có nền nếp. Nhưng Việt Nam vẫn chưa tạo cho mình được nền văn hoá khoa học. Đó là việc cấp thiết phải xây dựng, bởi trong thời điểm cần phải nhập cuộc vào thế giới ngày nay là thế giới của sáng tạo trí tuệ, yếu tố thiết yếu cho sáng tạo là văn hoá. Trong đó văn hoá khoa học chiếm vị trí trung tâm.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: