Chúng ta ít có những tác phẩm hay

27 Bà Triệu, Hà Nội
07:21 SA @ Thứ Năm - 28 Tháng Bảy, 2011

Văn học hay cũng như các môn nghệt huật khác, ngoài nội dung tư tưởng còn phải có tính hấp dẫn. Thiếu tính hấp dẫn rất khó chinh phục được người đọc. Nếu chúng ta có những tác phẩm hấp dẫn, trong sáng, lành mạnh thì không khó gì không có người đọc. Những tác phẩm văn học gần đây được giới trẻ đón đọc không phải là ít, ví dụ như Chân dung và đối thoại, loạt truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, tiểu thuyết của Bảo Ninh... Có thể khẳng định rằng "văn hoá đọc" trong giới trẻ hôm nay không hề mai một đi mà chủ yếu là chúng ta ít có những tác phẩm hay, hấp dẫn người đọc. Việc này thuộc trách nhiệm của những người cầm bút.

2. Về việc giảng dạy môn văn trongnhà trường phổ thông thì quả là vô khối chuyện phải bàn, báo chí tốn khá nhiềugiấy mực về chuyện này. Nhưng nổi cộm nhất, bị đem ra mổ xẻ nhiều nhất là tính "barem" trong giảng dạy văn học. Tác phẩm nào, đề tài nào cũng đượcđưa vào khuôn mẫu hết. Vậy là không tạo nên được nhiều góc nhìn, nhiều cáchthưởng thức văn học cho người học văn.

Điều muốn nhắc ở đây, dưới góc độcủa người học văn, là nên tạo ra nhiều góc nhìn, nhiều cách thưởng thức văn họcbằng cách giới thiệu trong giáo trình dạy văn nhiều tác giả, tác phẩm có những phong cách viết hoàn toàn khác nhau trong mỗi thời kỳ. Các tiêu chí tuyển chọn những tác phẩm nào, ai được đưa vào giáo trình cũng nên có một cách nhìn thôngthoáng hơn, ngõ hầu tạo nên một bức tranh đầy đủ của văn học Việt cũng như vănhọc nước ngoài.

3. Một điều mà tất cả chúng ta thừanhận là trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay thì "văn hoá đọc"bắt buộc phải chia sẻ cho "văn hoá nghe, nhìn" và Internet. Nếu ai đó bảo rằng "đọc" là để học làm người thì cũng phải chấp nhận rằng"đọc" không phải là phương tiện duy nhất, hữu hiệu nhất để"học". Nếu như vào thập kỷ 60-70- 80 của thế kỷ trước, chúng ta rất nghèo đói thông tin thì một cuốn sách hay đã là món ăn tinh thần vô cùng quý giá, thìhôm nay, giới trẻ còn có rất nhiều cái để chọn lựa như Internet, truyền hình cáp...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chữ nghĩa lướt qua cơn suy thoái

    26/05/2016Lê Thiếu NhơnĐồng tiền đối mặt với sự rớt giá, lẽ nào chữ nghĩa cũng lạm phát? Có lẽ đó là câu hỏi nóng bỏng nhất cho văn học Việt Nam khi bước qua năm cuối cùng của thập niên đầu tiên ở thế kỷ 21. Thế nhưng, khi mà cách giữ chặt túi tiền trở thành một chọn lựa thông minh của xã hội, thì văn chương ít bị ảnh hưởng nhất...
  • Ao làng và Nobel Văn học

    08/10/2015Nguyễn Vĩnh NguyênÔng (bà) ấy là ai? Ông (bà) ấy đã đến Việt Nam hay chưa? Có cuốn nào của ông (bà) ấy đã được dịch sang tiếng Việt? Người trong giới viết lách và độc giả quan tâm thời sự văn chương ở Việt Nam vẫn thường hỏi nhau như vậy mỗi lần viện hàn lâm Thuỵ Điển công bố một tên tuổi đoạt giải Nobel Văn học...
  • Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?

    16/04/2015Nguyễn Mạnh HàNhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những
    người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao.
    Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho
    nhân loại. Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các
    nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ dáng được bởi các giá
    trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng...
  • Nén nhang muộn cho Nguyễn Khải

    19/07/2011Nhà văn Tạ Duy AnhNhưng cái được lớn nhất là lần đầu tiên ông dám sòng phẳng với chính mình. Ông đã dám nói ra một số sự thật liên quan đến việc viết lách, đến những trang văn nhem nhuốc viết theo đơn đặt hàng, đến cái danh hão mình đang mang. Phải ở một tầm nào đó mới có đủ khả năng tự giễu cợt mình, giễu luôn cả cái thứ gọi là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chết đồng loạt trên toàn hệ thống; ông đã dám công khai xin lỗi nhà văn Vũ Bão – một việc tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được như ông đã làm...
  • Nhà văn và những vấn đề xã hội hiện đại

    17/03/2011Trần HậuNữ văn sĩ Nga nổi tiếng Dina Rubina là một trong những tác giả đọat giải thưởng "Cuốn sách lớn" năm 2007 với tiểu thuyết "Phía đường phố có ánh mặt trời". Các nhà phê bình văn học coi chị là một trong những nhà văn thành công nhất trong thể loại "văn xuôi phụ nữ", cùng với Lyudmila Petrushevskaya, Viktorya Tokareva và nhiều người khác...
  • Văn chương Việt hết năm 2010, một thập kỷ vẫn... “chờ” thành tựu

    15/02/2011Khánh PhươngNăm 2010 khép lại một thập kỷ văn học mang theo những kỳ vọng hơi bị… “lãng mạn”, về biến chuyển và tác phẩm lớn. Nhiều giải thưởng của nhiều cuộc thi kéo dài một vài năm đã có chủ, các giải thưởng thường niên cũng đã… thường như giải thưởng, nhà văn và bạn đọc thân thiết hồ hởi mãn nguyện tái ngộ nhau trên những đầu sách in ra đều đặn… và người thực sự quan tâm lại tự hỏi, những sự kiện đang được hoạt náo kia có mang theo trong nó thông tin gì đích thực về thể trạng nghề viết hay không? Nếu có, thì nó là hiện trạng gì? Nếu ngược lại, thì phải tìm và biết những thông tin căn bản ấy ở đâu?
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • xem toàn bộ