CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức
1. CNTT biến đổi cách thức giao tiếp
Viễn cảnh: một tỷ người trên thế giới có thể truy cập internet cùng một lúc và tham gia vào những cuộc gặp gỡ điện tử theo thời gian thực, có thể tiếp nhận tin tức hàng ngày, tiến hành các giáo dịch thương mại hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân trên khắp thế giới. Sẽ không còn hàng rào ngôn ngữ vì công việc dịch thuật được thực hiện ngay lập tức.
Thách thức: Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào.
2. CNTT biến đổi cách thức sử dụng thông tin
Viễn cảnh: Ai cũng có thể tiếp cận, yêu cầu hoặc sao chép mọi cuốn sách, tạp chí báo, băng video, dữ liệu hoặc tài liệu tham khảo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào chỉ bằng động tác bấm chuột, chỉ tay vào màn hình, nói với máy tính, hoặc chỉ cần đơn giản gật đầu đồng ý. Nhờ các công cụ mạng và phần mềm, ta có thể lựa chọn phương thức trình bày theo ý mình: số liệu, văn bản, hình ảnh và âm thanh, làm tăng thêm giá trị và hiểu biết thấu đáo.
Thách thức: Biến đổi này đòi hỏi cải tiến các phương pháp truy cập dữ liệu, giao diện người - máy cần phù hợp cho cả đối tượng chuyên lẫn đối tượng không chuyên, không phân biệt văn hóa, giáo dục, điều kiện vật chất. Công nghệ giao diện người máy đa phương thức đưa vào cả tiếng nói, cảm biến (touch), tổng hợp và nhận dạng hành vi. Một thách thức khác liên quan đến phổ biến thông tin điện tử là các vấn đề nảy sinh liên quan đến sở hữu trí tuệ, luật bản quyền, các mô hình kinh doanh thực tiễn…
3. CNTT biến đổi cách thức học tập
Viễn cảnh: Bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham dự những chương trình học tập trên mạng bất chấp vị trí địa lý, tuổi tác, những hạn chế thể chất hoặc thời gian biểu cá nhân. Mọi người đều có thể tiếp cận những kho tàng tài liệu giáo dục, dễ dàng tìm lại những bài học đã qua, cập nhật các kỹ năng và lựa chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất trong số rất nhiều các phương phápdạy khác nhau, các chương trình giáo dục có thể sửa đổi cho phù hợp với từng cá nhân.
Thách thức: Trong lĩnh vực giáo dục, CNTT đã làm thay đổi khá nhiều cách thức dạy và học, những vẫn còn nhiều thách thức: tăng cường hạ tầng thông tin, xây dựng các ứng dụng giáo dục một cách đơn giản, dễ sửa đổi. Chúng ta biết chưa nhiều về cách thức sử dụng tốt nhất công nghệ truyền thông trong dạy và học. Chúng ta cần hiểu sâu sắc ảnh hưởng của khoa học công nghệ tới giáo dục đào tạo, và giáo dục cho từng cá thể trong xã hội hiểu thế mạnh và hạn chế của thành tựu công nghệ mới cũng như cách sử dụng chúng một cách hiệu quả trong công việc.
4. CNTT biến đổi bản chất thương mại
Viễn cảnh: Khách hàng có thể tiếp xúc với các công ty dễ dàng dù đang ở đâu. Công ty sẽ nhận được phản hồi từ khách hàngngay lập tức thì và nhanh chóng điều chỉnh chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hóa trên cơ sở những phản hồi đó. Người tiêu dùng có thể yêu cầu những những mặt hàng, những dịch vụ hoặc giá cả phù hợp nhất một cách thuận lợi từ nhà riêng, khách sạn hay văn phòng. Việc mua bán điện tử sẽ được thực hiện an toàn, cho phép nhà cung cấp và người bán lẻ nhận được tiền bán hàng ngay lập tức, còn người tiêu dùng nhận được các xác nhận tự động chi tiết về việc mua bán.
Thách thức: Viễn thông điện tử thay đổi hẳn phương thức giao dich thương mại giữa các doanh nghiệp và phương thức phân phối các sản phẩm dựa trên công nghệ số. Các công ty sử dụng CNTT để tiếp cận gần gũi hơn với khách hàng và các nhà cung cấp. Các thách thức đặt ra là độ tin cậy của mạng truyền thông, của máy tính và các phần mềm ứng dụng.
5. CNTT biến đổi chất công việc
Viễn cảnh: Nơi làm việc không còn bị hạn chế ở một vị trí địa lý nhất định vì có thể dễ dàng nhận nhiệm vụ và tiếp xúc với các đồng nghiệp mặc dù đang ở bất kỳ nơi nào, thậm chí cả khi đang đi trên đường. Người ta có thể tiếp cận với công việc mà không phải quan tâm đến khoảng cách giữa họ và các khu trung tâm lớn. Người ta có thể lựa chọn chỗ ở dựa trên nhu cầu muốn gần gũi gia đình hoặc do sở thích riêng chứ không phải phụ thuộc vào các cơ hội của thị trường việc làm.
Thách thức: Tại Mỹ sẽ có khoảng 15 triệu công nhân làm việc từ xa (teleccom-muters) trong thập kỷ tới nhờ việc tăng năng suất và cơ cầu tổ chức mềm dẻo. Để một số lượng công nhân lớn có thể làm việc trong môi trường văn phòng phi truyền thống, cần phải tăng cường các mạng cao tốc bình đẳng cho mọi công nhân không phụ thuộc vào vị trí và khả năng vật chất. Công nghệ phần mềm cần phát triển để làm việc nhóm hiệu quả hơn. Phương thức quản lý và điều hành sẽ là hoàn toàn mới, khác xa hiện nay.
6. CNTT biến đổi cách thức chăm sóc y tế
Viễn cảnh: Những ứng dụng chữa bệnh từ xa sẽ trở nên thông dụng. Các chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp hội ý qua video và cảm nhận từ xa để phỏng vấn, thậm chí khám bệnh cho người bệnh ở cách xa hàng trăm dặm. Phẫu thuật với sự trợ giúp của máy tính cùng với hình ảnh truyền qua internet sẽ cho phép những người khác quan sát được quá trình phẫu thuật. Những hệ thống phục vụ người dùng cung cấp lời khuyên của các chuyên gia dựa trên cơ sở phân tích chi tiết khối lượng thông tin y tế khổng lồ. Người bệnh có thể đưa ra quyết định về việc chăm sóc y tế cho chính họ nhờ có những mô hình mới về giao tiếp với bác sỹ và sự tiếp cận với thông tin y sinh từ các thư viện số về y học và từ mạng Internet.
Thách thức: Khám chữa bệnh từ xa và mạng Internet y tế đòi hỏi tăng cường hạ tầng viễn thông chia sẻ dữ liệu, cung cấp dịch vụ y tế trực tiếp từ xa. Các nội dung liên quan đến ký thác thông tin cá nhân cần được nghiên cứu làm rõ. Công nghệ Robot và các phương pháp trực quan từ xa (remote visualization) cần tăng cường để hỗ trợ cho phẫu thuật từ xa.
7. CNTT biến đổi cách thức thiết kế và xây dựng
Viễn cảnh: Những sản phẩm và cấu trúc phức tạp sẽ được thiết kế bằng chương trình mô phỏng của máy tính biểu diễn chính xác các đặc thù của hệ thống được xây dựng, cung cấp hàng và cả người dùng đều tham gia vào quá trình thiết kế bằng cách đưa ra những phản hồi ngay lập tức.
Thách thức: CNTT sẽ tiếp tục đóng vai trò cách mạng trong chu trình phát triển sản phẩm. Công nghệ tính toán cao tốc cần được sử dụng trong việc thiết kế mô phỏng, phân tích với sự giám sát, kiểm tra, truy tìm và xử lý dữ liệu. Cần có các quá trình sản xuất liên kết cả quy trình kinh doanh như lập kế hoạch, đặt hàng, lập lịch, giá thành với các mạng máy tính để kịp thời thay đổi sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của khách hàng.
8. CNTT biến đổi cách nghiên cứu
Viễn cảnh: Việc nghiên cứu sẽ được tiếnh hành trong các phòng thí nghiệm ảo, trong đó các nhà khoa học và các kỹ sư có thể thực hiện công việc thường lệ của họ như tiếp xúc với đồng nghiệp, sử dụng các thiết bị, chia sẻ dữ liệu và tính toán, tiếp cận các thư viện số bất kể đang ở đâu. Tất cả các tạp chí khoa học kỹ thuật đều có thể tìm thấy trên mạng cho phép nhà nghiên cứu nắm bắt được những đổi mới để xem xét một cách thấu đáo những công trình nghiên cứu mới nhất.
Thách thức: các vấn đề nghiên cứu trở nên phức tạp hơn và mang tính liên ngành cao hơn. Các nhà nghiên cứu sẽ có nhiều phương thức giao tiếp với đồng nghiệp, đẩy nhang tiến trình nghiên cứu. Điều này tạo ra lơi thế to lớn cho các quốc gia giàu trí tuệ và thách thức to lớn cho các quốc gia nghèo chất xám trình độ cao.
9. CNTT biến đổi chính phủ
Viễn cảnh: Những dịch vụ và thông tin của chính quyền trở nên dễ tiếp cận đối với công dân không phân biệt họ đang ở đâu, thông thạo máy tính đến mức độ nào hoặc khả năng vật chất ra sao. Các hệ thống thông minh sẽ hướng dẫn các công dân để có thể nhanh chóng định vị thông tin cần thiết. Các loại giấy tờ và đơn từ có thể được điền, gửi đến nơi cần thiết và thu nhận bằng con đường điện tử. Thủ tục công việc được tự động hóa cho phép các công dân tự nhận được phản hồi gần như tức thì đối với các yêu cầu của họ.
Thách thức: Chuyển đổi này đòi hỏi tăng cường hệ thống và phương pháp truy cập dữ liệu, trong đó có các hệ thống dữ liệu tính năng cao và các công cụ đểđịnh vị và hiểu thị dữ liệu. Mạng máy tính và phần mềm mạnh, tin cậy cao, bảo mật tốt để phổ biến và bảo vệ dữ liệu là những nội dung quan trọng cần nghiên cứu.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900