Đạo đức sinh học

09:31 CH @ Thứ Ba - 02 Tháng Năm, 2006

một định nghĩa thì "đạo đức sinh học" (bioethics) là sự nghiên cứu các lựa chọn đạo đức bắt nguồn từ sự dính dáng của con người đến sự sống. Nó bao hàm sự đánh giá lợi ích và rủi ro có liên quan với sự can thiệp con người, đặc biệt là các công nghệ mới, xem xét sự cân đối giữa quyền tự quản của cá nhân và nhiệm vụ pháp lý. Đạo đức sinh học đòi hỏi phải giá công nghệ một cách kỹ lưỡng, trong đó có đánh giá các tác động xã hội và cá nhân.

Theo một quan niệm khác thì đạo đức sinh học nảy sinh từ một băn khoăn cơ bản có liên quan đến ảnh hưởng của sự phát triển của sinh học phân tử đối với tương lai của con người. Thuật ngữ này có lẽ bắt nguồn ở Mỹ vào những năm 70, khi các kỹ thuật xử lý gen được vận dụng, cái mà ta gọi là kỹ thuậtdi truyền.Từ đó người ta đã đưa ra thuật ngữ "đạo đức di truyền học” (genethics) để chỉ đạo đức học mới cần phải có để giải quyết những mâu thuẫn khả dĩ giữa di truyền học hiện đại và các giá trị của con người.

Cùng với thời gian, vấn đề này ngày càng trở nên sâu sắc. Trước những xáo trộn do những tiến bộ của di truyền học, người ta tự hỏi mình đang tiến tới loại xã hội nào và sự cân bằng mới nào sẽ được thiết lập trên hành tinh.

Đạo đức sinh học không giới hạn ở sự suy nghĩ về mối quan hệ giữa khoa học và xã hội. Nó gắn liền với quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tính đa dạng sinh học của nó, kể cả bản chất của chính con người. Điều đó có lẽ giải thích sự tiến bộ không ngừng của phong trào đạo đức trên thế giới. Số ủy ban và các trung tâm nghiên cứu đạo đức ngày càng nhiều. Dù đạo đức sinh học về cơ bản là đa ngành, nó vẫn được dạy như một môn riêng trong các trường đại học, phổ thông và cơ sở dạy nghề ở nhiều nước.

Các chương trình lập bản đồ gen của người, được phát động ở Mỹ, Châu Âu và Nhật, đều kết hợp với tài trợ riêng phục vụ các nghiên cứu về chính sách nghiên cứu và sức khỏe, kể cả các chiến lược công nghiệp. Hiện nay nó hướng vào những người ra quyết định, công cũng như tư.

Đạo đức sinh học là một cách suy nghĩ về tương lai và giá trị của chúng ta, đồng thời cũng là một ngôn ngữ. Nó giúp cho giới chuyên môn đối thoại với những người ra quyết định và quần chúng, cùng quan tâm đến những vấn đề của nhân loại, do tri thức khoa học, sự hài hòa trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội và sau hết là sự tồn tại của loài người đặt ra. Cần nhận ra rằng đạo đức sinh học đã tự khẳng định trong một bối cảnh làm lại quan niệm toàn diện về một sự tiến bộ mà tự nó có thể là nguồn phúc lợi. Về mặt này, nó phản ảnh những nỗi lo âu của thời đại chúng ta. Để minh hoạ cho vấn đề này, bài này sẽ đề cập đến đạo đức của nhân bản động vật trong đó có người - là vấn đề mới nổi lên trong thời gian rất gần đây.

Đạo đức của nhân bản sinh sản

Trước hết ta cần phân biệt hai khái niệm: nhân bản sinh sản (reproduetive cloning) và nhân bản điều trị (therapeutic cloning).

Nhân bản sinh sản là tạo ra bản sao của sinh vật. Thủ thuật dựa vào chuyển nhân tế bào, lấy ra từ phôi hoặc cơ thể trưởng thành, rồi đưa vào một noãn bào nhận đã tách nhân, sau đó cấy phôi được thụ tinh như vậy vào tử cung vật cái nhận. Còn nhân bản điều trị, còn được gọi là nhân bản nghiên cứu, cũng giống như cách làm nói trên, nghĩa là dựa trên việc chuyển nhân vào một noãn bào, nhưng lần này là nhân của một tế bào thể hình "trưởng thành",do vật cho cung cấp. Nhưng phôi sẽ bị hủy ở giai đoạn phôi bào để lấy ra các tế bào gốc phôi (tế bào ES) chứ không cấy vào tử cung. Kỹ thuật này được một số nhà nghiên cứu coi như thành công nhất xét về mặt y học, vì nó cho phép khả năng tự tương hợp miễn dịch của các mô được sinh ra với các mô của vật cho nhân, đảm bảo kết quả cấy chuyển các mô này. Dưới đây sẽ chỉ bàn đến nhân bản sinh sản.

Kể từ tháng 02/1997, khi người ta thông báo việc tạo ra động vật có vú đầu tiên dược nhân bản bằng cách chuyển nhân là con cừu Dolly nổi tiếng, cộng đồng khoa học đã cố lặp lại ở các loài khác, đôi khi cũng thành công (chuột, lợn, dê và bò sữa). Không có gì lạ là vấn đề ứng dụng loại nhân bản sinh sản này cho người đã khơi ra nhiều cuộc tranh cãi.

Khả năng nhân bản người là một trong những đề tài cơ bản của khoa học viễn tưởng, và cách đây ít lâu, là nguồn của nhiều mối lo ngại trong quần chúng rộng rãi cũng như trong cộng đồng khoa học. Những nỗi lo sợ này, thường được trình bày một cách mập mờ và lan man, thể hiện mối quan tâm sâu sắc đối với các hậu quả mà nhân bản sinh sản có thể có ở loài người.

Nhân bản, còn được gọi là nhân dòng vô tính, là phương pháp tạo ra sinh vật bằng chất liệu di truyền của chỉ một vật bà con, có thể coi như “tổ tiên trực tiếp". Do vậy, sinh vật ra đời từ đó là một bản sao di truyền của tổ tiên này. Việc thảo luận về đạo đức của nhân bản sinh sản người bao hàm sự phân biệt nó với tất cả các phương pháp có thể làm biến đổi tế bào sinh sản của người, vì bản sao ở đây hầu như y hệt về mặt di truyền vôi tổ tiên trực tiếp của nó. Nhưng đồng thời cũng cần tránh sai lầm cho rằng nhân bản tạo ra tính đồng nhất về nhân cách và bề ngoài thể xác của các bản sao. Ví dụ trong cuốn sách "The boys from Brazil" và cuốn phim cùng tên (1978), IraLevin đã mô tả việc nhân bản Hitler chỉ tạo ra các Hitier khác. Suy nghĩ này không đúng, vì bản sao của nhà độc tài đương nhiên có cùng chất liệu di truyền của Hitler xuất phát, nhưng chất liệu di truyền không phải là các quyết định nhân cách, tín ngưỡng hoặc tư duy của con người. Nói cách khác, tính đồng nhấtdi truyềnkhông tương đương với tính đồng nhất sinh học.Chẳng hạn, sự phát triển của bộ não không chỉ là công việc "đóng góp" di truyền. Nếu các gen quyết định các thành phần cấu trúc thể xác chúng ta, thì những tính trạng đơn giản như màu mắt hoặc màu da có thể vẫn bị thay đổi do tác động của môi trường. Sau khi sinh ra, não phát sinh để phản ứng với những kích thích của môi trường. Vì vậy hai người sinh đôi cùng trứng sẽ phát triển các sở thích, bản sắc và niềm tin riêng, mặc dù họ có cùng kiểu trên. Nhà triết học Phillip Kitcher (Đại học Columbia, Newyork) đã nhận xét rằng "cần nhắc lại các thống kê về hướng giới tính: 50% đàn ông sinh đôi cùng trứng đồng tính luyến ái có một anh em sinh đôi không mắc chứng này. Rõ ràng là những khác biệt nhỏ giữa các môi trường của họ có thể có một vai trò quan trọng. Nhà sinh học Richard Lewontin cũng lưu ý rằng ngay cả các vân tay của những người sinh đôi cùng trứng cũng không phải là hoàn toàn giống hệt nhau. Ông nêu trường hợp những trẻ sinh năm nổi tiếng ở Dionne trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước thuộc một trong những nhóm người sinh năm hiếm, giống hệt nhau về mặt di truyền. Họ được nuôi dạy xa cha mẹ, ăn mặc và làm đầu sao cho giống nhau về mọi điểm để thu hút khách du lịch, nhưng họ lại có sự nghiệp và cuộc đời rất khác nhau.

Khi đã tránh các quan niệm sai, ta hãy trở lại điểm quan trọng của vấn đề: những vấn đề đạo đức chính do nhân bản sinh sản người đặt ra là gì? Loại đầu thuộc về cách nhìn nhận lợiích và nguy cơ: người ta có thể đánh giá tính vững vàng đạo đức của nhân bản bằng cách cân nhắc lợi ích và rủi ro khả dĩ được tạo ra, sau đó xem xét giá trị mà người ta gắn vào từng lợi ích và từng rủi ro. Muốn hiểu khái niệm này, có thể lấy một ví dụ: ta đang đứng trước tình hình lựa chọn, chẳng hạn cứu một người sắp chết đuối hoặc đuổi theo một người bạn để uống cà phê. Thường giá trị màdành cho cuộc sống con người thiên về những thiệt hại do cái chết của con người gây ra hơn là lợi ích "ít giá trị hơn” mà bạn bè gặp nhau cómang lại.

Vậy khi ta xem xét nhân bản sinh sản thì những thiệt hại khả dĩ là gì? Trước hết, nhân bản động vật có vú không phải là một phương pháp oàn hảo. Trước khi cừu Dolly sinh ra đã có ít nhất 7 thử nghiệm thất bại dẫn đến sảy thai tự nhiên, sinh ra chết hoặc khuyết tật khi ra đời. Ngườita không biết sẽ cần đến bao nhiêu thử nghiệm trước khi sinh ra được một "dòng” bản sao người khoẻ mạnh, cũng như các dạng "thất bại” có thể có: có thể là vô số đứa trẻ bị tật nguyền hoặc ốm yếu mà xã hội phải gánh chịu. Hơn nữa chúng ta không thể đoán trước hậu quả lâu dài của nhân bản. Chúng ta không thể đoán trước các tổn thương sinh lý, thể chất, tinh thần… có thể kèm theo các hậu quả khác của nhân bản động vật có vú. Ví dụ ADN nhiễm sắc thể của chúng ta ngắn lại theo tuổi già. Như vậy phôi của các bản sao chứa ADN "già", trong khi đó, ta chưa có ý nghĩ nào về ảnh hưởng của ADN "già sớm" đến sinh trưởng và sức khỏe của một đứa trẻ.

Những thiệt hại khác của nhân bản có tính xã hội đã được những người chống lại nhân bản sinh sản dự đoán. Khi phương pháp thụ tinh "trong ống nghiệm" đầu tiên thành công ở người, nhiều người lo rằng các "em bé ống nghiệm" dễ bị phân biệt đối xử so với các trẻ em khác và chịu những di hại cảm xúc và xã hội. Cùng với thời gian, nỗi lo ngại này đã giảm đi, nhưng người ta không thể đảm bảo rằng việc nhân bản sẽ không theo cùng sơ đồ. Liệu các bản sao có bị phân biệt đối xử không? Liệu những kẻ ác tâm có biến chúng thành "nô lệ" hoặc "ngân hàng" cơ quan không? Khái quát hơn, liệu các bản sao có dễ bị coi là đồ vật chứ không phải là người không? Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng con người không phải lúc nào cũng ứng xử đạo đức trước một ai đó tỏ ra khác hẳn họ.

Ngoài ra các nhà xã hội hc còn giải thích rằng nhân bản sinh sản dễ phá hoại cơ cấu gia đình truyền thống và gây ra ở cha mẹ cách ứng xử có hại cho các bản sao. Trên thực tế, đôi khi cha mẹ cố sống vì con cái: Liệu cố gắng này có nhiều hơn nếu con của họ là những bản sao di truyền? Các mối quan hệ gia đình có còn dược coi như nhau nếu người ta ở trong tình trạng có thể tránh có con trong một cơ cấu gia đình truyền thống? Theo Leon Kass, giáo sư và thành viên ủy ban Tư duy Xã hội (Committee for Social Thought) ở Đại học Chicago thì "Với nhân bản, mọi quan hệ sẽ bị lẫn lộn: các ngôn từ cha, ông, dì, anh/em họ, chị/em sẽ có ý nghĩa gì?" Sự đảo lộn khả dĩ này của cơ cấu gia đình đặc biệt rối loạn nếu ta tưởng tượng một số phụ nữ có thể áp dụng kỹ thuật này và tự nhân bản nhằm "tránh" nam giới.

Mặc dù quan điểm này được rút ra từ khoa học viễn tưởng, nó vẫn được nhiều nhà khoa học nghiên cứu sự thụ thai nữ hoá triệt để về nhân bản xem xét nghiêm túc. Người ta cũng có thể lo ngại những tổn thất khả dĩ mà các cơ cấu gia đình mới gây ra ở sự phát triển tâm lý cá tính ở những đứa trẻ giống hệt cha mẹ về mặt di truyền.

Luận cứ chính bênh vực cho nhân bản sinh sản thuộc về Sevenno Antinori và Panos Zavos, là hai chuyên gia về tính vô sinh. Họ cho rằng nên dựa vào nhân bản để giúp cho cha mẹ vô sinh có con nếu họ không thể đạt được bằng các kỹ thuật "thụ tinh trong ống nghiệm" hoặc thụ tinh nhân tạo quen thuộc. Triệt để hơn, nhân bản có thể là phúc lành cho những ai sống độc thân và cho những người đồng tính luyến ái mong muốn có một đứa con sinh học. Những người tán thành những ứng dụng khả dĩ này không quên nhắc nhở rằng nhân bản sinh sản ít có cơ hội mở rộng, vì phần lớn con người không dễ từ bỏ phương pháp thụ thai truyền thống để có con. Vì vậy, theo họ, hiện tượng giảm tính đa dạng di truyền khả dĩ của quần thể người quanhân bản hàng loạt không phải là mối đe doạ.

Loại đạo đức thứ hai do nhân bản sinh sản đặt ra có liên quan với điều mà các nhà "đạo đức học" gọi là cân nhắc "nghĩa vụ”, nghĩa là các giá trị không trực tiếp gắn với các thiệt hại và lợi ích của một hành động.

Nhận định đầu tiên quan tâm đến bản sắc cá nhân. Người ta thường rất coi trọng, nhất là trong các nền văn hóa phương Tây, phẩm chất và năng khiếu độc nhất của mỗi cá nhân. Ngay cả trong các nền văn hóa dành tầm quan trọng hơn cho tập thể, việc xác định cá nhân vẫn phụ thuộc vào vị trí đặc biệt của người đó trong hệ thống quan hệ của vũ đài xã hội. Vậy vấn đề đặt ra là liệu một bản sao người có thểphát triển bản sắc riêng của nó hay không. Người ta có thể cho rằng tổ tiên trực tiếp sẽ rất chú ý đầu tư cho đứa con "giống hệt" mình và chịu sự kiểm soát của mình. Vậybản sao có thể tự khẳng định và được nhận ra là một cá nhân độc nhất hay không? Hiện nay có những người hy vọng con chó hoặc con mèo thân thuộc của họ có thể nhân bản được để giữ nó "sống mãi". Nhưng đó sẽ là gì nếu làcon cái hoặc cha mẹ chết được nhân dòng để "thay thế" người đã khuất? Bản sao này sẽ kế thừa tính đồng nhất nào?

Trên thực tế, những băn khoăn lo lắng này bắt nguồn từ ý nghĩ sai lầm cho rằng tính đồng nhất di truyền tương đương với bản sắc cá nhân. Vì đứa con (hoặc con vật thân thương) nhân bản sẽ không khi nào là cùng nhân vật như tổ tiên trực tiếp của nó. Cho nên thông báo cho những ai mong muốn nhân bản một người đã khuất sẽ góp phần chấm dứt các hy vọng hão huyền này.

Một nhận định thứ hai, độc lập với lợi ích và thiệt hại của nhân bản là muốn biết liệu nhân loại có quyền làm điều đó hay không? Thường các cuộc tranh luận về đề tài nhân bản người đều bộc lộ một sự khó chịu: sao người ta lại dám "đóng vai Chúa?" Sao lại dám "lấn sang lĩnh vực của Đấng sáng tạo ý nghĩ "xây dựng" một con người có thể xúc phạm chúng ta, vì nó tỏ ra "trái với tự nhiên", vô nhân đạo hoặc kiêu căng vô độ.

Trên thực tế, phán xét này có thể xem như biểu hiện khó chịu trước cái chưa biết. Chẳng hạn, hiện tượng đồng tính luyến ái từ lâu đã được coi là tập tính trái tự nhiên, trong khi cắn móng tay thường không được coi như vậy Lịch sử của Hoa Kỳ có một ví dụ minh hoạ vui về nỗi sợ cái chưa biết này: Khi ôtô trở nên tiếp cận được với quảng đại quần chúng, nhiều người đã bắt bẻ rằng dùng những chiếc xe như thế là chống lại "ý Chúa". Họ nói, nếu Chúa đã muốn chúng ta đi 50km/h, thì Người đã cho chúng ta bốn chân ngựa. Sự phản đối thể hiện nỗi sợ hãi hơn là lo lắng, nghĩa là dám chơi trên cùng mảnh đất của Chúa. Các nỗi lo về nhân bản có thể thể hiện tương tự nỗi sợ cái chưa biết và không quen. Chúng ta phải vượt ra ngoài các nỗi sợ hãi này để xem xét những căn cứ đạo đức nào phù hợp nhằm chống lại hoặc bào chữa cho nhân bản người.

Khả năng nhân bản sinh sản người đã làm tăng thêm một nỗi sợ hãi khác, ví dụ những người có một số "phẩm chất ', như mắt xanh và to, sẽ được nhân bản với số lượng lớn, còn những người khác sẽ bị phân biệt đối xử. Đó có thể là mồi của một dự án ưu sinh trong đó tính đa dạng của các kiểu trên của người sẽ bị nằm trong các giới hạn tương ứng với quan niệm loại người "tất nhất" phải có. Đương nhiên, nỗi e sợ này đã được củng cố bởi nhiều dẫn chứng lịch sử về các dự án ưu sinh, như trường hợp đảng SS dưới chế độ Hitler, những người bị quăng vào các vùng khác nhau của Mỹ những năm20 và những người vẫn theo đuổi trong các bang miền Nam những năm 70? thậm chí cả nạn diệt chủng tiếp tục hoành hành ở một số nước có nội chiến.

Tuy vậy, ta cần nhớ lại rằng nhân bản có thể là biện pháp kém hiệu quả nhất để vận dụng một dự án ưu sinh, nói chung chậm hơn nhiều so với phương phápbuộc những ai có phẩm chất có "giá trị nhất" phải kết hợp sinh sản. Trên thực tế, biện pháp nhanh nhất để lan truyền các gen đặc biệt trong một quần thể là dùng những người cho tinh trùng mang các gen này để thụ tinh cho rất nhiều phụ nữ. Đương nhiên người ta có thể nhân bản nững người có các đặc tính mong muốn.Nhưng số trẻ sơ sinh mang các nét này sẽ bị "hoà loãng" trong đám người không có các nét đó và là những người tiếp tục sinh sản. Hơn nữa, cho dù nhân bản người có trở thành hiện thực đi chăng nữa thì vẫn ít có khả năng nó sẽ được áp dụng giống nhau để tái tạo các đặc tính có giá trị, vì tùy theo các nền văn hóa và các nước khác nhau, quan niệm về "cá nhân hoàn hảo" rất khác nhau.

Một nhận định "nghĩa vụ học" cuối cũng được các nhà đạo đức học tranh luận là vấn đề lựa chọn. Một số người, như Ronald Bailey hoặc John Bobertson (Đại học Luật Texas) khẳng định rằng kỹ thuật nhân bản sinh sản nên sẵn có cho mọi người như là một khả năng sinh sản mới, điều mà Glenn Mcgee (Đại học Pennsylvania) và Ian Wilmut (người "sáng tạo"'cừuDolly) gọi là "mô hình tự do sinh sản" của kiểm soát các công nghệ sinh sản. Các phương pháp như thế nào đó sẽ là xen vào quyền lựa chọn trong số một loạt giải pháp. Trong điều kiện không có thiệt hại rõ rệt hoặc nghiêm trọng vốn có trong thực hành, tất hơn là để mọi người tùy ý sử dụng giải pháp mới này, chứ không nên tạo ra một tiền lệ quy định cho các hành động thuộc quyền lựa chọn riêng tư của một người.

Đương nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào điều mà người ta gộp vào các rủi ro gắn liền với nhân bản. Hiện nay, số điều còn chưa biết không cho phép chúng ta bắt đầu đánh giá các rủi ro này và vì vậy chúng ta không thể quyết định giá trị của chúng. Trong một số trường hợp, nếu các nguy cơ này đủ nghiêm trọng, chúng ta có thể thấy sự cần thiết về mặt đạo đức hạn chế quyền tự do lựa chọn này vì lợi ích của nhân loại hoặc để giữ gìn các quyền và tự do khác.

Tóm lại, có nhiều vấn đề đạo đức được đặt ra do khả năng nhân bản người, do các thiệt hại và lợi ích khả dĩ của nó đến các cá nhân và do hậu quả có thể có đối với các giá trị đã gắn liền với quan niệm về nhân tính. Các vấn đề này vẫn chưa thể được giải đáp ngay. Trước khi có thể bắt đầu đánh giá đôi chút về cơ hội đạo đức của nhân bản, chúng ta cẩn biết nhiều hơn nữa về cách nó hoạt động và hậu quả của nó ở các động vật có vú khác.

Nhân bản và luật pháp

Còn một vấn đề nữa được dặt ra là nhân bản người có vi phạm pháp luật hay không' Vấn để thực ra rất phức tạp vì cấm tức là tranh quyền nghiên cứu, kể cả quyền sinh sản. Ngược lại, xây dựng một khuôn khổ pháp lý để tổ chức thực hiện nó phục vụ sinh sản có thể sẽ đe doạ các mối quan hệ tâm lý - xã hội là nền tảng của các xã hội hiện nay. Cho nên mặc dù có sự nhất trí rộng rãi chống lại sự nhân bản người, nhân bản sinh sản vẫn không hoàn toàn bị cấm ở nơi này hay nơi khác, do sự tranh cãi về tạo phôi bằng phương pháp này nhằm phục vụ nghiên cứu y sinh học. Cuộc tranh cãi trong 30 năm và có thể còn tiếp tục ở Mỹ là một ví dụ. Dưới đây là lược sử của vấn đề.

*Năm 1973: Quyết định của Tòa án tối cao về vụ Roe v.Wade: Quyết định phá thai thuộc quyền riêng tư và các bang không được cấm phá thai trong vòng hai quý đầu.

Ra đời phong trào "ủng hộ sự sống” rộng rãi: Bộ Y tế áp dụng luật gia hạn để nghiên cứu phôi .

* Năm1974:Quốc hội áp dụng luật gia hạn riêng về tài trợ của liên bang cho các nghiên cứu phôi, mô phôi, trong đó có nghiên cứu FIV (thụ tinh trong ống nghiệm) và chẩn đoán tiền sản. Thành lập "National Commiss for the Protection of Human Subjeets of Biomedical and Behavio Research" (ủy ban Bảo vệ các đối tượng người trong nghiên cứu Y sinh và Tập tính). Ủy ban này chỉ ra rằng việc bảo vệ các đối tượng người phải mở rộng đến phôi và thai, kể cả trong khuôn khổ phá thai.

* Tháng 7 /1975: Bộ Y tế (DHHS) dựa theo các khuyến nghị của bang để thông qua quy chế cấm nghiên cứu phôi.

* Tháng 5/1979: National Ethics Advisory Board (EAB - Uy ban Tư vấn đạo đức) được thành lập năm 1975, đồng ý dựa vào quỹ liên bang nghiên cứu FIV và chuyển phôi dưới 14 ngày và yêu cầu những ai đã kết hỗn mới được cho phôi. Nhưng DHHS bác bỏ ý kiến này.

* Năm 1980: Theo điều lệ, EAB chấm dứt hoạt động nhưng không được thay thế.

* Tháng 10/1987: Các Viện Y tế quốc gia (NIH) nhân được các đơn xin tiền để nghiên cứu bệnh Parkinson từ các mô thai nhi.

* Tháng 3/1988: DHHS từ chối việc tài trợ này. Các NIH thành lập Human Fetal Tissue Transplantation Research Panel (HFTTR –Nhóm nghiên cứu cấy mô phôi người).

* Tháng 12/1988: Với 1813, H RTR bỏ phiếu cho việv tài trợ nghiên cứu ở phôi và thai.

*Tháng 11/1989: Bộ trưởng y tế mới, Louis Sullivan, theo đuổi luật gia hạn, dựa vào ý kiến của ba thành viên HFTTR bảo lưu, cho rằng nghiên cứu phôi sẽ làm tăng số lượng phá thai.

* Năm 1990: Quốc hội muốn hủy luật gia hạn, nhưng tổng thống G.Bush chống lại bằng quyền phủ quyết.

* Tháng 10/1992: Các tổ chức của người bệnh đưa đơn kiện Bộ trưởng Sullivan để khơi lên luật gia hạn.

* Tháng 01/1998: Tổng thống Clinton yêu cầu Bà Bbộ trưởng Y tế Doma Shalala hủy luật gia hạn.

* Tháng 3/1993: Luật gia hạn bị bãi bỏ. Các NIH công bố các chỉ thị trong khuôn khổ xin tiền để nghiên cứu phôi.

*Tháng 9 - 12/1994: Nhóm nghiên cứu phôi người (Human Embryo Research Panel) của các NIH có thiểu số đồng ý tạo phôi phục vụ nghiên cứu tháng 12, Bill Clinton chống lại nhóm này sau khi nhận được hàng nghìn thông tin phản đối, tuy vậy ông không cấm tài trợ nghiên cứu các phôi bắt nguồn từ FIV.

* Năm 1995: Quốc hội cấm việc tài trợ của liên bang cho các thí nghiệm nhằm tạo ra phôi hoặc các nghiên cứu dẫn đến hủy phôi kể từ năm 1996. Sự cấm đoán này được lặp lại mỗi năm cho đến nay (H.R.3061, see.510).

*Tháng 02/1997: Tổng thống Clinton đặt luật gia hạn tài trợ của liên bang cho các thí nghiệm nhằm nhân bản một phôi người. ông yêu cầu một báo cáo của Nationai Bioethics Advisory Commission (NBAC - Ủy ban tư vấn đạo đức sinh học).

*Tháng 6/1997: NBAC kết luận cần tiếp tục luật gia hạn.

* Tháng 02/1998: Thượng viện bác bỏ dự luật Bond - Frist – Lott muốn cấm nhân bản người và tạo phôi bằng nhân bản.

* Năm 2000: Theo cơ quan pháp lý của các NIH, các viện này có thể tài trợ cho nghiên cứu các tế bào gốc bắt nguồn từ phôi bào nhưng không tài trợ cho việc tách tế bào. Trái lại, không có gì đối lập với điều mà nghiên cứu tư xử lý phôi người thay cho các phòng thí nghiệm công. Trên cơ sở này, tháng 8, các NIH công bố các chỉ thị và kêu gọi đưa ra đề nghị.

* Tháng 3/2001: Chỉ có hai đề nghị nghiên cứu tới chỗ các NIH. Tổng thống GeorgeBush hoãn xem xét.

* Ngày 31/7/2001: Thượng viện thông qua luật cấm mọi dạng nhân người (Human Cloning Prohibition Act, 2001, H.R. 2505).

* Ngày 9/8/2001: Trong một diễn văn trong nước, tổng thống Bush cho phép sử dụng quỹ của các NIH để nghiên cứu, với điều kiện nó được tiến hành ở một trong số 60 dòng tế bào gốc phới có trên thế giới đến ngày hôm đó.

* Tháng 11/2001: Các NIH công khai hóa một danh sách gồm dòng tế bào sử dụng được.

* Ngày 26/11/2001: Tiếp theo thông báo của hội Advanced Cell Technology (Hội Công nghệ Tế bào Tiên tiến, Worcerster, Massachuse về nhân bản phôi người từ các tế bào trưởng thành, tổng thống Bush cho Quốc hội cấm mọi dạng nhân bản người, dù là để sinh sản hay điều trị.

HộiCông nghiệp Sinh học ChâuÂu (European Association Bioindustries Europabio) cũng đưa ra các giá trị đạo đức cốt lõi như sau:

  • Không áp dụng nhân bản để sinh ra người.
  • Cần tôn trọng việc chăm sóc động vật và hạn chế sử dụng trong nghiên cứu.
  • Không áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất vũ khí.
  • Cần bảo vệ bí mật thông tin y tế, kể cả thông tin di truyền.
  • Không làm biến đổi gien của tinh trùng, trứng hoặc các tế bào dòng mầm của người. Không can thiệp vào các gen của phôi người cho đến khi hậu quả của chúng được tranh luận công khai và đưa vào luật.
  • Các thử nghiệm lâm sàng cần dựa trên thảo luận được thông báo trước. Đối với những người không thể đưa ra thỏa thuận này, thì có thể nhờ đại diện pháp luật theo các yêu cầu pháp lý hiện có.
  • Cần thông tin rõ ràng về sản phẩm để khuyến khích lựa chọn của người tiêu dùng được thông báo.
  • Cần hỗ trợ việc bảo vệ tính đa dạng di truyền và đa dạng sinh học.
  • Cần khuyến khích chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, nhưng tôn trọng di sản văn hóa của các nước.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gien - chiếc máy tính thu nhỏ…

    10/03/2006Trích phỏng vấn Gs. Piotr Slonimski, nhà sáng lập bộ môn sinh học phân tửGien là chiếc Computơ được thu nhỏ đến mức phi thường và hoàn hảo hơn tất cả sản phẩm của kỹ thuật điện tử. Nó nhỏ hơn rất nhiều so với bộ vi xử lý của Computơ (máy tính), kích thước chỉ bằng 1/10 triệu mm, nhưng không máy tính nào có thể so sánh với khả năng và năng lực của gien...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...