Nghịch lý tiền lương

10:01 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Năm, 2006
Nếu như cách đây 10 năm, mức lương 1.500 USD Mỹ/tháng cho người trong nước là rất hiếm hoi, chủ yếu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nay mức 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD không phải là ít, ở ngay công ty trong nước.

Trong khi đó, lương phổ biến của công nhân trước đây 10 năm chừng 700.000 đồng, bây giờ giỏi lắm cũng chỉ trên 1 triệu/tháng.

Các công ty cung ứng nhân lực cho rằng mức lương trong 10 năm qua đã tăng nhưng không đều - tăng rất mạnh ở những mức lương đã cao sẵn và tăng rất yếu ở loại công việc lương thấp. Nhiều khảo sát qui mô lớn ở nước ngoài cho thấy tình hình cũng tương tự ở các nước như Mỹ, Trung Quốc...

Nếu hình dung thị trường lao động toàn cầu là một cái chảo khổng lồ, đáy chảo là những công việc chân tay và tiến dần lên phía trên là những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng lao động hơn, thì 10 năm qua đã chứng kiến những thay đổi lớn lao trên thị trường này. Công việc đơn giản như may mặc, đóng giày, thậm chí lắp ráp máy móc được dịch chuyển linh hoạt khắp nơi trên thế giới để tận dụng lao động giá rẻ.

Đặt nhà máy ở Bangladesh không có lời, nhà đầu tư sẽ chuyển sang Trung Quốc hay Việt Nam để tăng biên độ lợi nhuận; đặt nhà máy ở TP.HCM khó kiếm lao động chịu làm với mức lương thấp, họ sẵn sàng chuyển ra miền Trung hay về miền Tây. Vì thế, mức lương của công nhân không thể nào tăng nhanh được.

Quan trọng hơn, các nước đã “nhuần nhuyễn” với bài học toàn cầu hóa bỏ hẳn những công đoạn ít làm ra lãi (và ai làm cũng được) như sản xuất, lắp ráp để tập trung vào các hoạt động mang tính sáng tạo hơn như nghiên cứu, thiết kế, rồi tiếp thị hay xây dựng thương hiệu. Và để tối đa hóa lợi nhuận, các tập đoàn đa quốc gia gán chi phí cao nhất cho những công đoạn họ vẫn đang thực hiện, ép mức chi phí thấp nhất cho những công đoạn họ thuê bên ngoài làm.

Máy tính xách tay của Toshiba chẳng hạn, do một công ty nào đó ở Đài Loan sản xuất, chi phí thấp nhưng công đoạn thiết kế mẫu mới hay tiếp thị cho một dòng máy mới vẫn do Toshiba làm và tỉ trọng chi phí trong cơ cấu giá thành sẽ cao hơn thực tế nhiều. Chẳng lạ gì lương một công nhân lắp ráp máy tính xách tay ở Đài Loan tăng không đáng kể trong 10 năm qua, nhưng lương một người ngồi suy nghĩ một chiến lược tiếp thị cho chiếc máy này vào thị trường châu Âu sẽ tăng nhanh hơn nhiều lần.

Ở ngay trong cùng một nước, quá trình điều chỉnh tiền lương cũng diễn ra tương tự. Một công ty nhận gia công phần mềm cho Nhật Bản chẳng hạn, sẽ phải trả lương rất cao cho người lo chuyện tìm hợp đồng và mức lương này phải tăng liên tục để giữ chân người giỏi, trong khi mức lương của người viết phần mềm gia công theo đơn đặt hàng sẽ không thể tăng nhanh bằng.

Toàn cầu hóa dẫn đến nhiều hệ quả, trong đó dễ thấy nhất là mức cách biệt giàu nghèo, thu nhập từ lao động ngày càng tăng. Vì sao có nghịch lý này? Không phải toàn cầu hóa đem lại miếng bánh lớn hơn cho mọi người hay sao?

Thoạt nhìn, cách trả lương như thế là hoàn toàn hợp lý, nhưng thử nhìn ở bình diện chung, khi mức tăng năng suất, hiệu suất công việc như nhau thì mức tăng lương khác nhau là một bất công, một khiếm khuyết do toàn cầu hóa gây ra. Xin nhắc lại, ở đây nói về mức tăng lương chứ không phải là mức lương, vì rõ ràng giám đốc phụ trách nghiên cứu của một công ty ắt phải có lương cao hơn kỹ sư phụ trách sản xuất.

Một đặc điểm nữa là công nghệ thông tin đã tác động rất lớn vào kỹ năng lao động. Công việc lao động chân tay phải dịch chuyển cả nhà máy nhưng công việc thiết kế, nghiên cứu có thể linh hoạt chuyển đi khắp thế giới đến nơi nào làm tốt nhất, giá rẻ nhất.

Một kỹ sư hoàn tất bản vẽ sản phẩm mới ở Milan, dùng mạng Internet giao sản phẩm cho một công ty khác ở Chicago, nơi này chuyển bản vẽ đã duyệt sang Thâm Quyến thực hiện - tất cả đã trở thành hiện thực chứ không phải là chuyện khoa học viễn tưởng nữa. Vì thế, chuyện một người VN thiết kế quảng cáo cho một hãng thời trang ở Pháp không có gì là xa vời và lúc đó, dù ngồi ở Củ Chi, người này vẫn có thể nhận đồng lương của thị trường lao động Paris.

Đây đang là xu hướng và một khi đã là xu hướng chung thì đừng trông mong thay đổi theo ý chủ quan. Chỉ có điều nó cho thấy toàn cầu hóa không hẳn là miếng bánh chia đều cho mọi người. Người nông dân dù bán sản phẩm ra toàn cầu cũng phải chịu miếng bánh nhỏ nhất, và kẻ có tiền, tác động được vào chuỗi giá trị tăng thêm của sản phẩm sẽ giành cho mình phần bánh lớn hơn cả.

Những nước đang muốn tham gia dòng chảy toàn cầu hóa rất cần xây dựng được một hệ thống xã hội minh bạch để tiền lương không bị bóp méo đi. Lấy ví dụ ở ngành may mặc, một hệ thống phân bổ quota không công bằng sẽ tạo điều kiện cho những ai lo chuyện chạy quota mức thu nhập cao ngất, ép đồng lương của công nhân đã thấp càng thấp hơn.

Và cuối cùng, nền giáo dục khi không đáp ứng được thực tế của một thị trường lao động như thế sẽ càng làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa những người được đào tạo khác nhau. Ở cùng mức xuất phát là tốt nghiệp phổ thông trung học, bốn năm sau, một người tốt nghiệp từ một trường đại học của Úc sẽ có nhiều cơ may nhận việc làm với mức lương 8-10 triệu đồng/tháng; còn người tốt nghiệp đại học trong nước vẫn sẽ loay hoay tìm việc làm hay chấp nhận công việc trái nghề được đào tạo với mức lương 1-2 triệu đồng/tháng. Đấy cũng chính là nghịch lý nhưng của ngành giáo dục chứ không phải của thị trường lao động nữa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Kiếm tiền và quản tiền

    17/04/2006Quốc KhánhXưa nay, kiếm tiền đã khó nhưng xem ra tiêu tiền, quản lý tiền trong gia đình còn khó gấp vạn lần. Xem ra, tiêu tiền cũng là cả một bài toán về quản lý…
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Tiền bạc

    26/02/2006Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán....
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Xung quanh chuyện lương và thưởng

    11/12/2005Có thể bạn nghĩ rất đơn giản rằng, cách tốt nhất để nhân viên của mình làm việc hăng hái và năng suất hơn là thường xuyên tăng lương cho họ...
  • Xây dựng cơ chế & quy chế trả lương trong doanh nghiệp

    08/12/2005Lê Anh CườngCơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc này cơ hội thăng tiến... Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.
  • Tiền

    26/11/2005Bội Bội“Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Nhưng nó được dùng để trả lương cho một lượng nhân viên khổng lồ đang làm công việc nghiên cứu này.
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Học cách quản lý tiền

    15/06/2005Quang AnhNgười ta không được học cách giữ tiền, vì thế tình trạng nợ nần ngày càng gia tăng. Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ vừa triển khai chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" nhằm hướng dẫn cách quản lý, tiết kiệm tiền, nhất là cho giới trẻ.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác