Nghiệp là gì?

06:15 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Hai, 2021

Một hôm, Đức Phật đang ngồi cùng các môn đồ thì bỗng có một người hỏi Ngài rằng “Nghiệp là gì?".

Đức Phật trả lời: “Để ta kể cho các ngươi một câu chuyện.

Một vị vua đang cưỡi voi đi thăm thú vương quốc của mình. Đột nhiên ông ta dừng lại trước một cửa hàng ở trong chợ và nói với cận thần của mình: Không biết tại sao, nhưng ta muốn treo cổ chủ cửa hàng này.

Người cận thần bị sốc. Nhưng trước khi ông ta có thể hỏi rõ lý do tại sao thì nhà vua đã đi tiếp.

Hôm sau, người cận thần này tới cửa hàng hôm trước, ăn mặc như một người dân địa phương để tìm gặp chủ cửa hàng.

Ông ta gọi chuyện rồi hỏi xem tình hình buôn bán của cửa hàng ra sao. Chủ cửa hàng là một thương nhân buôn bán gỗ đàn hương, trả lời một cách buồn bã rằng anh ta hầu như chẳng có khách hàng nào.

Người ta cứ đến cửa hàng, ngửi mùi gỗ đàn hướng rồi lại bỏ đi. Thậm chí họ còn khen ngợi chất lượng của gỗ đàn hương, nhưng hiếm khi mua thứ gì. Hy vọng duy nhất của anh ta là việc nhà vua sớm qua đời. Có như thế thì người ta mới có nhu cầu mua thật nhiều gỗ đàn hương để phục vụ cho các công đoạn tang lễ. Và vì là người bản gỗ đàn hương duy nhất ở đây nên hẳn cái chết của nhà vua sẽ mang lại cơ hội làm giàu rất lớn cho anh ta.

Đến lúc này, vị quan cận thần mới hiểu lý do tại sao nhà vua dừng lại trước cửa hàng của ông ta và bày tỏ ý muốn giết người chủ cửa hàng. Có lẽ, ý nghĩ tiêu cực của người chủ cửa hàng, bằng một cách siêu nhiên nào đó, đã tác động tới nhà vua, và rồi, khiến nhà vua cũng lại có ý nghĩ tiêu cực với anh ta như vậy.

Vị quan cận thần vốn là một người có trí tuệ thâm sâu, đã ngẫm nghĩ một hồi rồi mới đưa ra quyết định. Ông không nói cho người chủ của hàng biết mình là ai, cũng không tiết lộ ý muốn của nhà vua. Ngược lại, ông chỉ nói rằng mình muốn mua một ít gỗ đàn hương.

Nghe thấy vậy, người chủ cửa hàng vô cùng vui mừng. Anh ta gói ghém món hàng rồi giao cho vị quan cận thần.

Khi trở về cung điện, vị quan cận thần đi thẳng đến chỗ của nhà vua và nói rằng người thương nhân có một món quà cho bệ hạ. Nhà vua hết sức ngạc nhiên. Khi mở gói quà, nhà vua đã thấy vô cùng thích thú và ấn tượng trước màu vàng tinh tế của miếng gỗ và hương thơm kỳ diệu tuyệt vời của nó.

Đang trong tâm trạng vui vẻ, nhà vua ra lệnh thưởng cho người thương nhân vài đồng tiền vàng. Trong thâm tâm, ông thầm tự trách mình rằng đã có ý nghĩ xấu khi muốn giết anh ta.

Còn khi người bán hàng nhận được những đồng tiền vàng do nhà vua thường cho, anh ta cũng hết sức sủng sốt. Anh ta bắt đầu nhận ra nhà vua là một đấng quân vương hào phóng, tốt bụng và đã cứu anh ta thoát khỏi cảnh phá sản.

Anh ta cũng rất hối hận khi đã trót có ý nghĩ độc ác là mong cho nhà vua băng hà sớm chỉ để có thể bán được nhiều gỗ đàn hương.

“Vậy Nghiệp là gì?", Đức Phật hỏi lại các môn đồ sau khi kết thúc câu chuyện.

Nhiều người đã đưa ra các câu trả lời khác nhau, rằng đó là lời nói, là hành động, là cảm xúc của chúng ta.

Nhưng Đức Phật đã lắc đầu và nói rằng, “Suy nghĩ của các ngươi chính là Nghiệp đó".

Lời bàn:

Hãy nhớ rằng, khi bạn có những suy nghĩ thiện lành, tốt đẹp về người khác, thì những suy nghĩ tích cực ấy cũng sẽ quay trở lại với bạn theo cách tương tự.

Còn khi chúng ta để cho những ý nghĩ độc ác, xấu xa xâm chiếm tâm trí mình, thì bằng một cách nào đó, chúng sẽ quay lại đáp trả, và nạn nhân phải nhận những hậu quả ấy, không ai khác, chính là bạn.

Câu chuyện còn cho thấy, qua lăng kính của một người lương thiện, mọi mâu thuẫn đều có thể được hóa giải, điều dữ trở thành chuyện lành, và ai trong chúng ta cũng nên là vị quan cận thần, hãy dùng suy nghĩ thiện lành của mình để giúp đỡ người khác, cũng là giúp chính mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân quả trong phim bạo lực

    09/10/2019Hoàng Tá ThíchHình ảnh bạo lực rất dễ ảnh hưởng đến người xem, đặc biệt là đối với giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy mà trước khi trình chiếu một phim bạo lực, màn ảnh lúc nào cũng hiện ra câu cảnh báo người xem...
  • Triết học Nhân Quả trong tư duy phương Tây

    26/09/2019Trích bài dịch của dattnguyenHume nổi bật nhất với sự phủ nhận triệt để rằng cái mà chúng ta gọi là quan hệ nhân quả chẳng là gì khác hơn là những ý nghĩ về sự tương quan giữa các sự vật trong đầu óc chúng ta...
  • Năm Quy luật gốc và chứng ngộ Luật Nhân Quả

    14/06/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi viết bài này bởi trong tôi và Bạn bè có cuộc trao đổi : thực ra Luật Nhân Quả có thực không? Bởi vậy tôi muốn làm rõ thêm về nó cho những ai còn nghi ngờ!
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Hòn đá sù sì

    02/11/2018Giả Bình AoTôi thường tiếc cho hòn đá sù sì trước cửa nhà mình: Nó đen sì sì nằm sấp ở đó như con trâu, chẳng ai biết nó có từ bao giờ, chẳng ai để ý đến nó. Mỗi mùa gặt hái, phơi rơm rạ trước cổng, bà nội lại bảo: "Hòn đá vướng qua bao giờ mới vần nó đi được".
  • Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

    21/05/2016Nguyễn Xuân ChiếnTrong cuộc sống và cả trong những buổi đàm luận chuyện đạo, chúng ta thường nghe những người xung quanh hay thốt lên hai chữ “nghiệp nặng”. Từ ngữ này được sử dụng để kết thúc một câu chuyện đời, một mẫu tin thời sự, hoặc để phê phán hành vi kém cỏi của một cá nhân nào đó...
  • Nhân Quả đường đời

    27/01/2015Nguyễn Tất ThịnhThuyết ‘Nhân Quả’ thực ra không xa lạ gì với thực tiễn quản trị ( bản thân, tổ chức hay xã tắc ) ! Nhân Quả không phụ thuộc vào ‘ý thích’ của một ai cả, vì đó là quy luật tuyệt đối ! Tuy nhiên chúng ta muốn diễn giải sao cho tích cực, trên hết và xuyên suốt phải tri kiến ‘trên thông Thiên Văn, giữa tường Địa Lý, giữa hiểu Con Người’ . Nhiều bạn hỏi tôi về Nhân Quả, tôi xin chia sẻ bằng vài câu thơ…
  • Trò chuyện giữa nhân và quả

    14/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu thừa nhận Chết là hết thì Luật Nhân Quả không còn đúng nữa. Luật Nhân Quả diễn ra ở những thời gian / không gian khác nhau và xuyên Kiếp trong thân phận của Sự Sống khác nhau nhưng mang Tinh thần Con Người...
  • Nghiệp chướng

    17/09/2014Ajahn BrahmHầu hết người phương Tây điều hiểu sai về nghiệp chướng. Họ lầm tưởng đó là thuyết định mệnh, theo đó một người bị bắt phải chịu đựng nghịch cảnh do một tội ác đã gây ra trong kiếp trước nào đó. Điều này không hẳn là như vậy, câu chuyện sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ...
  • Nhân Tâm , Nhân Trí , Nhân Cảm… và Nhân Quả

    20/07/2014Nguyễn Tất ThịnhỞ những loạt bài trước tôi đã viết : Nhân Quả trong thế giới tự nhiên rất dễ nhận ra bởi SVHT chịu sự chi phối của các Quy luật Vật lý. Cũng thế với thế giới Sinh vật, chúng sống thuận đúng theo quy luật sinh tồn ( sinh sản, kiếm ăn, di cư…) tạo nên chu kỳ sinh tôn và tiến hóa của Loài. Trong bài này tôi viết tiếp Nhân Quả đời người...
  • Nhân tài chính trị - Lời giải cho bài toán phát triển

    08/07/2014Nguyễn Trần BạtNhững bài toán chính trị truyền thống bao giờ cũng chứa đựng trong nó những yếu tố riêng biệt của từng thời đại và do đó, nhà chính trị buộc phải giải các bài toán chính trị truyền thống bằng những lực lượng trong thời đại của mình trên cơ sở tính đến những nhân tố riêng biệt đó. Trong trường hợp của Việt Nam, một nhân tài chính trị cần phải giải quyết sáu vấn đề căn bản nhất - đó là định vị Việt Nam trong tiến trình phát triển của thế giới, xây dựng hệ tư tưởng kinh tế Việt Nam, xây dựng hệ tư tưởng quân sự Việt Nam, xây dựng chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa bên cạnh Trung Quốc, xây dựng tầng lớp thượng lưu và đội ngũ trí thức trong xã hội Việt Nam và thừa nhận các giá trị phương Tây...
  • Thánh Nhân và thế sự

    16/06/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong hai bài viết về Thánh Nhân, tôi muốn đi sâu vào một hàm ý cốt lõi và mạnh mẽ nhất ‘Hào Kiệt như Sao buổi sớm’… sẽ khơi dậy được sức dân, ý dân, lòng dân, chí Dân vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước… Nhưng Thánh Nhân mách bảo cho Nhân gian rằng…Nhân Tâm của Nhân dân trước hết cần nhận biết được đâu là Đúng đắn, thế nào là Lẽ phải, nhận ra Chân Giá trị…Hào Kiệt xuất hiện, cùng Nhân Dân đi đến Thịnh Vượng...
  • Trò chuyện với Thánh Nhân

    12/06/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu Thích Ca Mâu Ni dặn: đừng gọi ta là Phật Tổ, vì Tánh Phật có trong Chúng sinh! Thì tôi nghĩ trong mỗi con người tưởng như bình thường cũng vốn chứa đựng sẵn tố chất của Thánh Nhân rồi ! Thượng Đế dùng một phần tinh thần của Ngài để tạo ra Chúng sinh…Sau này Nhân loại đã tưởng tượng ra bao nhiêu vị Thần Thánh thì ý nghĩa của điều đó là chất Thánh Nhân nằm chính trong Nhân Loại. Có điều ai khơi dậy được trong bản thân và rèn luyện được phẩm chất để khai mở ...
  • Biện chứng của quá khứ

    20/05/2014Nguyễn Trần BạtHiện tượng bị quá khứ hấp dẫn là hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân loại, trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Các dân tộc đều khó chia tay với quá khứ và dân tộc nào cũng có những dấu hiệu đặc trưng cho quá khứ của mình. Tại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai?
  • Khỉ Hanuman (Phần 2)

    04/05/2014Nguyễn Tất ThịnhGần năm trước tôi đã viết phần 1 của truyện này. Bây giờ có thời gian mới viết tiếp. Khỉ Hanuman trong truyền thuyết Đạo Phật, nhưng truyện viết là cách riêng tôi thể hiện cách hiểu và quan niệm của mình về Phật Giáo. Tôi từng đến Đất Phật, tìm hiểu Phật Giáo nhiều năm, thật tuyệt vời …nhưng nhiều trí thức, Phật tử chân chính nhận một sự thật : giới độc tài cai trị rất thích lạm dụng Phật Giáo, biến tướng… đẩy một bộ phận dân chúng vào cơn mê hơn để chúng tiếp tục Tam Sân Si…
  • Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

    02/04/2014Phật tử Diệu Thanh Đỗ Thị BìnhMặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature). Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.
  • Nói thêm về Nhân Quả

    01/11/2013Nguyễn Tất ThịnhNhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin ! Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì Xã hội đã vô cùng tăm tối ! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở Luật Nhân Quả!
  • An cư - Lạc nghiệp

    26/01/2011Tiến sĩ Phan Quốc ViệtChúng ta thường nghe câu "an cư lạc nghiệp", ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở. Đây là một lời nhắc nhở hay một kế hoạch để an tâm vì một khi đời sống gia đình ổn định thì tất cả thời gian và tâm huyết sẽ được dành cho công việc làm ăn. Từ “An cư” lâu nay vẫn thường chỉ nơi cư chú của thế xác là những ngôi nhà, mỗi người đều cần một ngôi nhà mới yên tâm...
  • Ta cần biết ta hơn nữa

    16/02/2007Trần Hữu Dũng, DaytonTrước một tương lai đầy hứa hẹn mà cũng nhiều thử thách, nhà kinh tế thấy chúng ta cần chuẩn bị để ra luật lệ, lập chính sách, đối phó với mọi tình huống, lấp những lỗ hổng trong cơ cấu... Anh ta muốn hình dung khuôn mặt đất nước trong 10-20 năm sắp đến, và xa hơn nếu có thể. Nhà kinh tế nhìn lại các tài liệu, sách báo, báo cáo, phúc trình trong nước mà anh ta đã đọc nhiều năm qua, anh ta lên web, vào thư viện nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới. Và anh ta bỗng “ngộ” ra một điều: Ta cần biết ta hơn nữa!
  • xem toàn bộ