Những lực cản của nền kinh tế
Năm 2004, nguồn thu từ kiều hối khoảng 3,8 tỷ USD chiếm 7,6 % GDP. Việt
Theo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt
Không khó khăn lắm trong việc "bắt mạch, thăm bệnh" cho nền kinh tế Việt
Những cuộc cải cách marathon
Đã là bệnh thì phải chống, phải cải cách, chữa trị. Đó là lý do để hàng trăm cuộc cải cách ra đời. Công cuộc cải cách hành chính được phát động cách đây ngót một phần tư thế kỷ; cải cách tư pháp rồi mở rộng dân chủ, chống tham nhũng... đều được những nhà lãnh đạo "nhìn xa trông rộng" phát động cách đây vài ba chục năm.
Ngày nay, nếu có một ai than phiền hay khiếu kiện về các tình trạng trên, thì lập tức được giải thích: Tham nhũng, Đảng ta có biết không, biết cả! Vi phạm dân chủ cơ sở, Đảng có biết không, biết cả?... chính vì thế Đảng đã có chủ trương, đã làm và đang làm, nhưng không thể nóng vội!
Là người đã tham dự nhiều kỳ họp Quốc hội, phần chất vấn và trả lời chất vấn quanh đi quẩn lại cũng chỉ chừng đó vấn đề, không cần phải suy ngẫm nhiều mà đã thuộc lòng nơi cửa miệng: Ngành xây dựng, công nghiệp: Nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, lạc hậu; Thất thoát đầu tư xây dựng cơ bản; hiệu quả đầu tư thấp...; Ngành giáo dục: Thua ngay trên sân nhà; Nạn dạy thêm, học thêm; Chất lượng giáo dục, đào tạo thấp, tụt hậu; bệnh chạy theo thành tích; Ngành nông nghiệp: Giống má, cây con chất lượng không đảm bảo; các dự án 135 bị rút ruột; đơn thư khiếu kiện vượt cấp... Ngành Nội vụ và Lao động: Chế độ tiền lương thấp; tệ quan liêu, tắc trách của bộ máy hành chính...
Mỗi lần chất vấn lại có bộ trưởng trả lời, lại hứa cải cách, sửa đổi, từ kỳ họp này qua kỳ họp khác, không nói là còn nguyên nhưng chỉ thay đổi hình thức, biến tướng từ dạng này sang dạng khác mà thôi.
Chứng kiến những cuộc cải cách kiểu
Cách giải thích này khiến người ta liên tưởng đến câu chuyện ngụ ngôn "Mèo đeo nhạc" của La Fonten. Cách giải thích đó đã trấn an được một bộ phận dân chúng dân trí thấp, thiếu thông tin.
Ngày nay, khi hệ thống thông tin toàn cầu được kết nối, giải thích như vậy nghe không ổn. Chính sách không thể đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng sao có thể gọi là đúng? Tại sao khi có chính sách khoán sản phẩm, trao quyền sử dụng ruộng đất cho dân, lập tức sản lượng lương thực liên tục tăng; tại sao khi giao quyền tự chủ tài chính cho giám đốc doanh nghiệp, hàng trăm doanh nghiệp từ chỗ thua lỗ, sắp phá sản đã làm ăn có lãi; tại sao khi Luật doanh nghiệp quy định quyền tự do kinh doanh, hàng ngàn doanh nghiệp đã ra đời với số vốn đầu tư hàng tỷ USD chỉ trong vòng vài năm?
Câu trả lời đã rõ, những chính sách đúng đã thực sự đi vào đời sống đã phát huy tác dụng trong một thời gian ngay sau đó. Còn những chính sách, những cuộc cải cách
Và những chính sách nửa vời
Gần đây, khi luồng vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm một cách thảm hại, các tỉnh, thành trong cả nước đua nhau trải thảm đỏ mà kịch bản đều na ná nhau: Tiềm năng triển vọng; những dự án gọi vốn đầu tư; chính sách ưu đãi thuê đất; chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng; chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào; chính sách hỗ trợ đào tạo nhân công... chính sách nào nghe cũng hấp dẫn, cũng tưởng như doanh nhân nào vào cũng có thể phát tài trong nháy mắt.
Chính sách là vậy nhưng thực tế lại là một chuyện khác. Một doanh nhân nói với tôi: khi anh còn thuê 1,5 ha đất cho một dự án đào tạo; "ông xây dựng" nói rằng, hiện nay không còn diện tích như thế, chỉ có thể thuê được 7.000 m2 thôi. Nếu nghe lời "ông", thuê 7.000 m2 thì không thể làm ăn gì được, "lì xì" cho ông 1.000 USD thì lập tức được thuê diện tích như ý muốn. Xong việc ở "ông Xây dựng", đến lượt "ông Địa chính", "ông Kế hoạch Đầu tư”, "ông Quận", "ông Phường"... đều tương tự. Chỉ có điều, khoản phong bao không nhất thiết phải một ngàn đô mà có khi hơn hoặc kém, tuỳ theo ý tứ các sếp theo kiểu "nghe nhạc hiệu đoán chương trình". Tỉnh nào cũng trải thảm đỏ, nhưng thảm đỏ chỉ trải đến tỉnh, có việc xuống dưới là vướng ngay chông gai mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn vượt qua.
Cùng với chiến dịch trải thảm đỏ là hàng loạt chiến dịch khác như cải cách hành chính, chiêu dụ nhân tài... mà chiến dịch nào cũng rầm rộ, cũng hoành tráng.
Cách đây trăm năm, khi Bình Dương nổ phát súng đầu tiên khơi mào chuyện "chiêu hiền đãi sỹ”, cùng với những thành tựu mà tỉnh này đạt được trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các tỉnh khác nô nức sao chép cách làm này mà kịch bản đều na ná nhau: đăng thông báo mời gọi các trí thức có trình độ cao về tỉnh làm việc. Thời hạn ít nhất là năm năm, được bố trí chỗ ở trợ cấp một lần ngay khi về nhận công tác: thạc sĩ, 10-15 triệu; tiến sĩ, 15- 20 triệu; giáo sư, 20- 25 triệu...
Vấn đề đặt ra là có thể coi những gì mà các tỉnh nói trên làm là “chiêu hiền đãi sĩ" không? Cách "chiêu” như thế có phù hợp với hiền sĩ? Và những người theo tiếng gọi của những ưu đãi vật chất thuần túy, và đáng nói hơn, theo lời kêu gọi "khơi khơi" của các tỉnh này, có thể coi là hiền sĩ hay không? Đã có ai thử điều tra xem các tỉnh nói trên chiêu được bao nhiêu “hiền sĩ" và họ là những ai?
Chỉ cần nhìn vào cái cách "chiêu” các “hiền sĩ" của các tỉnh ấy cũng đủ thấy rằng hình như có chuyện không ổn ở đây. Đó là kiểu chiêu hiền khơi khơi.
Năng lực khơi khơi thay vì nói năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, năng lực đọc thực trạng xã hội, năng lực bắt mạch tìm rõ căn nguyên bệnh tật của cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành; năng lực hoạch định chiến lược phát triển, năng lực tổ chức, điều hành, năng lực dùng người...
Những cuộc cải cách, những chiến dịch nặng về hình thức, không đi vào thực chất có thể kể ra vô số. Đều là những điều "biết rồi, khổ lắm nói mãi" mà không có cách giải quyết hữu hiệu. Những cuộc cải cách hô hào từ năm này qua năm khác như những cuộc chạy
Tệ nạn tham nhũng, trì trệ của bộ máy hành chính khiến các nhà đầu tư mất lòng tin. Những doanh nghiệp đã có chút thành công hết động lực và không muốn đi xa hơn vì không thể lường hết điều gì đang đợi phía trước Những doanh nghiệp chưa thành công thì ngần ngại với vô số chông gai của cửa ải hành chính mà họ phải vượt qua.
Người có tiền nhàn rỗi mua vàng, mua đất, mua ngoại tệ mạnh cất trữ mà không muốn đầu tư. 75% dân số sống ở nông thôn với khoảng một phần tư trong số đó là thất nghiệp và chưa nhìn thấy lối thoát. Số còn lại làm việc một cách cầm chừng, khép kín, khuất bóng dưới lũy tre làng. Cải cách, chiến dịch nhiều nhưng kết quả thu được là không đáng kể mà kết cục của môi trường đầu tư vẫn đứng thứ 77 trên 104 nước trên thế giới. Tiềm lực đất nước vẫn ngủ mơ màng, việc đánh thức chưa được bao nhiêu, trong khi đó, với xuất phát điểm thấp như hiện nay, không cho phép chúng ta bình chân như vại nhìn những làn sóng đầu tư ầm ầm chuyển động vào các nước khác trong khu vực.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt