Ta đã làm gì cho quê ta?

10:48 CH @ Thứ Sáu - 07 Tháng Mười, 2016

Ta đã làm gì cho quê ta?

Một dấu hỏi vồng lên nghe lòng quặn thắt!

Như lưng còng của Mẹ

Như hình hài trẻ thơ thiếu cơm thiếu áo

Mà dài đêm dằn vặt

Đọng một dấu chấm than

Chấm lửng lưng Người...

Ôi quê hương!

Một quê đói nghèo xơ xác

Ôm lũy tre làng, gậm đá rã mồ hôi

Một bát canh rau nóng hổi

Ta quên sao dáng Mẹ ta cười

Bóng cha già đứng lặng giữa cươi*

Dẫy* rơm rạ tóc khô,

Với chiếc xảy* nhọn hoắt tay liền tay không nghỉ

Phơi trần lưng cày luống cày lúa mới

Bàn chân lùi giữa trời trưa nắng xóa

Nuôi đàn con lớn dậy bao ngày.

Ta đã làm gì cho quê Ta?

Đã vá lành chưa vết thương hằn trên lưng Mẹ?

Ôi! Một dấu hỏi ngàn đêm

Mà sao không trả nổi

Thao thức...chừ thao thức...

Cứ xoáy mãi tim người

Gan héo, ruột lồi và mắt rớt con ngươi.

Nghe vẳng đâu đây

Tiếng cuốc đêm thâu

Tiếng ve sầu gọi hè không mỏi

Cơn gió rì rào

Vọng tiếng hò ai nhặt khoan vời vợi.

Ta chẳng đứng bên ni

Em chẳng qua bên nớ

Mà sao lòng nghe chừng nức nở

Võng đưa êm ả giọng ơi à...

Gối tay Mẹ nút hoài bầu sữa cạn.

Bao năm rồi cách xa ly tán

Ta phải về tắm lại bến sông xưa

Làng cũ mến thương

Cao vút rặng dừa

Bưởi bòng mãi đu đưa trong gió lộng

Quê hương nay thuyền trôi lướt sóng

Bão tố qua rồi, trời ngớt cơn mưa

Ta phải về dựng lại mái tranh xưa

Để thờ Tiên linh liệt tổ

Để vơi dần nỗi nhớ niềm thương

Và sẽ hát cùng em

"Bài ca dao gởi Mẹ"

Giữa đình- chùa- miếu- vũ linh thiêng.

Ta phải về dìu em đến trường

Học lại bài ngày xưa ông cha dạy:

"Biết yêu thương và sống đời chân thực

Biết làm người dù khổ cực, gian lao

Biết lấy oán làm ân

Biết ơn cha nghĩa mẹ

Biết nghĩa thắm đồng bào"

Và muôn điều đạo lý thanh cao

Còn vương mãi trong rừng ca dao thuở nọ

Cho mắt em thơ sáng tỏ

Cho trí vượt trời cao

Để tự hào mang giòng giống Việt

Đừng bịt mắt, che tai, giả đò câm điếc

Chạy theo danh lợi bạc tiền

Giành nhau hốt những đồ rác rưởi

Của thiên hạ dư thừa

Mang nhãn hiệu văn minh - mục rữa

Để Mẹ thương yêu ngậm ngùi lệ ứa

Mà lãng quên kho báu ngàn đời

Của Tổ Tiên chắt chiu dành dụm.

Ta sẽ về ươm lại tình quê

Cho đất nở hoa tươi

Cho vườn xưa đơm quả ngọt

Cho em thơ chiều lên nghe chim chiền chiện hót

Thả cánh diều lơ lửng cuối sườn đê

Lắng tiếng chuông rơi, lá rụng sau hèsen búp từng cánh hé

Ôi! đẹp vô cùng một bức tranh

Một bức tranh mộc mạc, không màu

Sao mà yêu đến thế!

Hãy vẽ tiếp dùm ta em nhé!

Bởi tay gầy thấm mỏi

Bởi bút nhạt ngòi trơ

Đây là đâu? Em?

Em có thực... hay mơ?

*những từ địa phương

Nguồn:Làng Mai
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 'Mọi thứ càng tệ hại, mỗi người càng phải dấn thân'

    07/10/2015Ngân Hà thực hiện"Bất cứ một người nào quan tâm và tâm huyết với giáo dục đều mơ ước một xã hội mới tốt đẹp hơn. Về nguyên lý, để có một xã hội mới thì cần phải có một nền giáo dục mới..." - Giản Tư Trung, người sáng lập Trường Doanh Nhân PACE và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (IRED) nói.
  • Vận mệnh nước Việt cần sự dấn thân của cả dân tộc

    06/06/2014Kỳ DuyênVận mệnh sinh tử nước Việt lúc này không thể chờ sự … bâng khuâng, mà cần sự thay đổi nhận thức và sự dấn thân của cả dân tộc, của chính quyền, của nhân dân...
  • Cách mạng Tháng Tám: Khi trí thức dấn thân

    18/08/2011Đoan TrangCho đến nay, nhiều tài liệu lịch sử đã khẳng định liên minh công - nông - trí là nền tảng sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Nhưng nói như vậy có lẽ chưa đủ để xác nhận vai trò to lớn của lực lượng trí thức Việt Nam, đại diện cho trí tuệ và tinh thần dân tộc của nhân dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập.
  • Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

    25/06/2011Kim YếnLà phó chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông...
  • Hồ Ngọc Đại - Nhà sư phạm dấn thân

    29/03/2010Phạm Anh TuấnTiến sĩ tâm lý học GD Hồ Ngọc Đại từ học hỏi, mà dũng cảm đưa ra một cách cải cách GD có cơ sở khoa học và cơ sở triết học mạch lạc và có thể kiểm chứng được. Ông là nhà tư tưởng sư phạm.