Vật lý lượng tử chứng minh được "cõi âm" tồn tại?

08:59 CH @ Thứ Hai - 18 Tháng Mười Một, 2013

Hầu hết các nhà khoa học có thể cho rằng, khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, một chuyên gia tuyên bố đang có trong tay bằng chứng vật lý lượng tử xác thực sự tồn tại của "cõi âm"...

Giáo sư Robert Lanza đến từ Trường Y, Đại học Wake Forest (Mỹ) bắt đầu lý giải của mình bằng cách trích dẫn thuyết lấy sự sống làm trung tâm (biocentrism), vốn coi cái chết như chúng ta biết chỉ là một ảo giác của ý thức con người.

"Chúng ta đều nghĩ, cuộc sống chỉ là hoạt động của cácbon và một hỗn hợp các phân tử. Chúng ta chỉ sống một thời gian và sau đó thối rữa vào đất", trích tuyên bố của ông Lanza trên website của mình.

Theo ông Lanza, là con người, chúng ta đều tin vào cái chết vì "chúng ta được dạy ai cũng sẽ chết", hay cụ thể hơn là, nhận thức của chúng ta gắn sự sống với cơ thể, trong khi cơ thể chắc chắn sẽ chết. Tuy nhiên, thuyết biocentrism của ông Lanza coi cái chết có thể không phải là dấu chấm hết như chúng ta nghĩ.

Thuyết biocentrism cho rằng, sự sống và sinh vật học là trung tâm của hiện thực và rằng, sự sống tạo ra vũ trụ, chứ không phải ngược lại. Thuyết này cũng nêu, ý thức của con người quyết định hình dáng và kích cỡ của các vật thể trong vũ trụ. Ông Lanza lấy ví dụ: khi một người ngắm nhìn bầu trời xanh và được nói màu mà họ nhìn thấy là xanh dương, nhưng các tế bào trong bộ não người có thể được biến đổi để khiến bầu trời trông như màu xanh lục hoặc đỏ.

Nếu nhìn vũ trụ từ quan điểm của một người ủng hộ thuyết biocentrism, ta sẽ thấy không gian và thời gian không vận động như cách nhận thức thông thường của chúng ta. Nói một cách khác, không gian và thời gian "đơn giản là các công cụ của trí óc con người". Nếu thuyết này được chấp nhận, điều đó có nghĩa là cái chết và quan điểm về sự bất tử tồn tại trong một thế giới không có ranh giới tuyến tính và không gian.

Tương tự, các nhà vật lý lý thuyết tin hiện tồn tại vô số vũ trụ với các bản sao biến thể khác nhau về dân số và tình huống diễn ra đồng thời. Theo ông Lanza, khi chúng ta chết ở thế giới này, sự sống của chúng ta sẽ nảy nở ở một vũ trụ khác. Ông viện dẫn một thí nghiệm nổi tiếng về sự phân đôi để chứng minh quan điểm của mình.

Trong thí nghiệm, khi các nhà nghiên cứu cho một hạt đi xuyên qua 2 khe hở trong một rào chắn, hạt này hành xử như một viên đạn và đi xuyên qua khe hở này hoặc khe hở khác. Nhưng nếu một người không quan sát hạt, nó hành xử như sóng, đồng nghĩa với việc nó có thể đi xuyên cả 2 khe hở cùng một lúc.

Ví dụ trên cho thấy, vật chất và năng lượng có thể chứa đặc tính của cả hạt và sóng. Và các biến đổi về hành vi của hạt phụ thuộc vào cảm nhận cũng như ý thức của người.

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cõi âm và khả năng ngoại cảm

    09/09/2013Giác NgộThời gian gần đây, báo chí có đưa tin về việc các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sĩ và tiếp xúc được với người "cõi âm”. Phật giáo giải thích hiện tượng này thế nào? Quan điểm của Phật giáo là thần thức sau khi chết tối đa là 49 ngày thì tái sanh vào một thế giới tương ứng với nghiệp thức. Nếu đã tái sanh vào cõi khác thì "ai” tiếp xúc với các nhà ngoại cảm? Tại sao có những người chết cách nay hàng trăm năm vẫn tiếp xúc được với các nhà ngoại cảm? "Cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được nằm ở đâu trong lục đạo.
  • Nếu bạn muốn “thử” tìm hiểu về lượng tử…

    10/08/2009Hoàng Thư… thì bạn nên bắt đầu với cuốn Thế giới lượng tử kỳ bí như con đường dễ đi nhất để trả lời những câu hỏi như: vật chất là gì? tại sao nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt? Bạn đừng sợ, bởi những khái niệm “khủng khiếp” đó đều đã được giải thích trong cuốn sách best-seller này, với tác giả là một cô gái chưa tốt nghiệp phổ thông.
  • Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan

    09/10/2008CC. biên dịch và chú thíchTạp chí La Recherche số tháng 4/2008 có đăng bài báo của 3 tác giả Michel Bitbol, Anton Zeilinger, Markus Aspelmeyer, Carlo Rovelli & Matteo Smerlak nêu lên quan điểm sai lầm của Einstein về cơ học lượng tử và đưa ra một quan điểm mới về CHLT: Cơ học lượng tử tương quan (Relational Quantum Mechanics). Nội dung bài báo không chỉ liên quan đến CHLT mà đặt ra một vấn đề quan trọng trong nhận thức luận đối với thế giới khách quan...
  • Thuyết Tương Đối & Thuyết Lượng Tử

    24/01/2006Việc cho ra đời thuyết "tương đối" và thuyết "lượng tử" đã ghi tên Albert Einstein vào danh sách những nhà bác học, khoa học hàng đầu thế kỉ và tạo nên 1 cuộc cách mạng trong khoa học và nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho tới tận ngày nay sau gần 100 năm ra đời...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...