Vẻ đẹp trí tuệ

10:10 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Bảy, 2006

Trong bộ trang phục sẫm màu lịch lãm với một chiếc khăn choàng duyên dáng trên vai, bà Tôn Nữ Thị Ninh hòan toàn mang phong cách một nhà nữ ngoại giao quốc tế, với trình độ học vấn và sự hiểu biết sâu sắc cùng một tính cách rất tự nhiên và cởi mở.

Trongvô vàn điều đáng nói về Ninhcó lẽ điềunổi bật nhất ở Bàlà sựkết hợp của phong cách lịch lãm với tính chuyên nghiệp. Ở Bà toát lên vẻ đẹp khiêm tốn và bộc trực rất tự nhiên. Không một chút “ngoại lai”, chẳng một chút cố gắng theo đuổi kiểu cách văn hóa phương Tây hay phô trương khả năng ngoại ngữ của mình.

Trên tầng hai của toà nhà Văn phòng Quốc hội, qua một hành lang rộng thênh thang, tôi bước vào căn phòng tiếp khách chính của toà nhà được trang trí bằng hai hàng ghế học nhung sang trọng. Dưới ánh nhìn sống động của bức tượng bản thân của Hồ Chủ Tịch đặt ở chính giữa căn phòng, tôi đã được gặp người phụ nữ đã gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút tôi nhất từ trước đến nay. Ở tuổi 58, bà TônNữThịNinh là đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Hội Thượng viện Việt Nam - ChâuÂu. Bà đã từng là Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và đại diện của Việt Nam tại Liên minh ChâuÂu. Thật thú vị khi được biết Bà đã từng là giảng viên tiếng Anh tại Pháp. Tuy là người đã từng sống nhiều nơi và đến thăm hơn 60 quốc gia trên thế giới, Bà Ninh luôn bày tỏ tình cảm và sự gắn bó đặc biệt với đất nước của mình. Theo bà, dù Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng điều đó không hề cản trở sự nghiệp hiện đại hoá và sự phát triền của đất nước.

Bà Ninh sinh ra ở Huế, kinh đô cổ kính của Việt Nam vào năm 1947, 2 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố bản Tuyên ngôn Độc lập. TônNữThịNinh xuất thân từ dòng họ Hoàng tộc. Trong bộ trang phục sẫm màu lịch lãm với một chiếc khăn choàng duyên dáng trên vai, Bà Ninh mang phong cách một nhà ngoại giao quốc tế, với trình độ hiểu biết sâu sắc và một tính cách tự nhiênvà cởi mở.

Trong một đất nước mà phong tục vẫn còn coi đàn ông là trụ cột về tài chính và phụ nữ thì sinh con, làm sao bà lạicó được vẻ tự tin đến vậy? "Điều đó đến theo tuổi tác và kinh nghiệm", bà thổ lộ. Và, dường như có một vê quả quyết bẩm sinh trong huyết quản, bà nhớ lại, "khi tôi còn là sinh viên ở Paris, một cô bạn tôi nhìn thấy tôi trong tàu điện ngầm đã nhận xét là đứng một mình tôi có một vẻ mặt nghiêm nghị. Tôi không nghĩ là tôi nghiêm nghị, nhưng có lẽ tôi có vẻ đúng như vậy mỗi khi tôi tập trung suy nghĩ điều gì đó".

Năm l964, Ninh tới Paris để học, sau đó tốt nghiệp và dạy tại Đại học Sorbonne. Năm 1972, Bà trở về Việt Nam và dạy tại Đại học Sư phạm SàiGòn. Năm 1975, Việt Nam độc lập, Ninh được tham dự Hội nghị Phụ nữ Thế giới tại Berlin khi bà 28 tuổi. Chính tại đây, Ninh đã trải qua những giây phút không thể nào quên.

Không phải những tòa lâu đài đồ sộ thời Trung cổ, cũng chẳng phải vì cảnh tráng lệ về đêm của một thành phố thủ đô Châu Âu, mà chính là một cảnh tượng đời thường đã khiến bà động lòng, Bà kể:"Trong một siêu thị lớn và sáng trưng ánh điện, tôi đã đứng đó, sửng sốt trước một rừng xúc xích và nghĩ về đất nước Việt Nam đang rất nghèo khó của tôi, bỗng dưng tôi rơi nước mắt. Chính lúc ấy, tôi đã nghĩ rằng Việt Nam phải tìm con đường thoát khỏi cảnh nghèo khó..."

Năm 1979, Ninh ra Nội và năm 1983, một năm sau khi sinh con, Bà bắt đầu làm việc tại BộNgoại giao. Trong thời gian Bà làm Đại sứ tại Bỉ (2000 - 2003), Bà đã đứng ra tổ chức " Những tuần lễ văn hóa Việt Nam", một trong những sự kiện được đánh giá thành công nhất của Việt Nam ở nước ngoài. Có lẽ rất ít quốc gia có được những người đại diện có hiểu biết và phong cách như Ninh. Bà nói tiếng Anh, tiếng Pháp đều chuẩn xác và hùng biện như tiếng Việt.

Trong vô vàn điều đáng nói về Bà, có lẽ điều nổi bật nhất ở Bà là sự kết hợp của phong cách lịch lãm với tính chuyên nghiệp. Ai nói một phụ nữ có địa vị cao lại không hấp dẫn? Ở Bà toát lên vẻ khiêm tốn và bộc trực rất tự nhiên. Không một chút "ngoại lai", chẳng một chút cố gắng theo đuổi kiểu cách văn hóa phương Tây hay phô trương khả năng ngoại ngữ của mình. "Hãy tự nhiên, nhưng cần bày tỏ sự thân thiện" là điều bà luôn muốn khuyên các phụ nữ trẻ và đó cũng là chi tiết cho thấy Bà luôn làm chủ được bản thân.

Ninh cũng như nhiều phụ nữ Việt Nam khác có chung một phẩm chất đặc biệt khi đối diện với thử thách. "Biện pháp tự vệ tốt nhất mà phụ nữ cần có là...dũng cảm", đó là câu nói của nhà nữ quyền người Mỹ Elizabeth Cady Stanton và Ninh là một mẫu phụ nữ vừa dũng cảm vừa thành đạt.

"Ở bất cứ đâu, chiến tranh làm xuất hiện anh hùng, nhưng điều đó đặc biệt đúng đối với Việt Nam", Ninh trả lời câu hỏi về phẩm chất kiên cường của phụ nữ Việt Nam. "Chiến tranh đưa phụ nữ vào những hoàn cảnh khó khăn...nhưng họ đã vượt qua một cách xuất sắc". Và không chỉ trong chiến tranh, mà phụ nữ trên khắp đất nước Việt Nam đã và đang tiếp tục phải vượt qua những thách thức to lớn", Ninh nói thêm. Bà nói gì với những người phụ nữ Việt Nam đang mong muốn vươn tới thành công và độc lập? "Trước hết, hãy làm thật tốt những gì bạn làm, bất kể đó là việc gì, như vậy những gì bạn giành được mới hoàn toàn là của bạn. Thứ hai, đối với phụ nữ, sắc đẹp là loại vũ khí không đáng và không nên sử dụng. Thứ ba: đó là phương pháp, phương pháp và phương pháp. Bất kỳ ai cũng cần có phương pháp và phương pháp luận trong việc giải quyết công việc ở công sở cũng như ở nhà".

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…