Tâm lý học đám đông

06:10 SA @ Thứ Bảy - 28 Tháng Mười, 2006

Cái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...

Gustave Le Bon (1841-1931) là nhà tâm lý học xã hội người Pháp nghiên cứu về đám đông, đủ để hình thành một lý thuyết về "đám đông". Ngoài những công trình về "đám đông", ông còn viết về nhiều lĩnh vực khác, tác động không nhỏ đến cung cách hành xử của con người trong xã hội.

Điểm qua những tác phẩm đó, ta đều nhận biết được những công trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc: Quy luật tâm lý về sự phát triển của các dân tộc(1894), Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc cách mạng (1912) và Tâm lý học đám đông(1895). Các tác phẩm khác nữa của Le Bon bao gồm: Tâm lý học về chủ nghĩa xã hội (1898), Bài học tâm lý từ cuộc chiến tranh ChâuÂu (1915), Tâm lý học thời đại mới (1920) và Một thế giới mất cân bằng (1924)...

Tại sao Le Bon (và nhiều tác giả đương thời khác) lại tập trung nghiên cứu và hình thành lý thuyết về tâm lý đám đông và công trình đó hiện nay còn có giá trị gì khiến chúng ta cần đọc?

Thời đại Le Bon sống chứng kiến một sự thay đổi rất lớn về bố trí cư dân. Đó là thời kỳ công nghiệp hóa cực kỳ mạnh mẽ. Trước công nghiệp hóa, xã hội vẫn có những con người đó, nhưng cuộc sống có vẻ lặng lẽ hơn, thanh bình hơn. Giả sử có biến động trong cuộc sống, thì tình trạng thiếu thông tin cũng làm cho những sục sôi nhất cũng thành bằng lặng. Công nghiệp hóa đã tạo ra một dòng chảy người nông dân bỏ làng quê ra thành thị lập nghiệp. Các nhà nghiên cứu gọi đó là một cuộc hành hương ra thành thị, thúc đẩy nhanh thêm quá trình đô thị hóa. Chỉ tới khi đó, cái khối quần chúng gốc gác chân quê xưa mới bắt đầu có một uy lực mới trong xã hội. Chí ít thì Le Bon cũng gần như được thấy tận mắt những cuộc nổi dậy hoặc cách mạng vào những năm bùng nổ Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848 và sau đó là Công xã Paris (1871), những trải nghiệm giúp hình thành tư tưởng về đám đông để cấu tạo thành tác phẩm Tâm lý học đám đông.

Phương pháp nghiên cứu đám đông củaLe Bon như thế nào? Vào thời đại của Le Bon, cung cách nghiên cứu vẫn còn đi từ những sự kiên tiêu cực để hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Trong giáo dục chẳng hạn, thấy hình thành những nghiên cứu trẻ khuyết tật, những đối tượng không đủ sức phổ cập giáo dục tiểu học (để đi vào sản xuất có hiệu quả), trong nghiên cứu đám đông, cũng xuất hiện chẳng hạn cách nghiên cứu đám đông tội phạm... trước khi nghiên cứu sang trẻ em bình thường lành mạnh, hoặc đám đông bình thường lành mạnh.

Cái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị. Trên tinh thần đó, Le Bon giúp nghiên cứu tin đồn hình thành ra sao, tin đồn lan truyền thế nào, và nếu nhìn bằng con mắt tích cực, ta sẽ thấy trong tin đồn có tâm lý đám đông, có cái Le Bon gọi là linh hồn đám đông, có cái gọi bằng cuộc thảo luận rộng rãi trong xã hội, khiến cho tin đồn, dù không xuất phát từ cái có thật nhưng lại có thể dẫn đến cái có thật.

Le Bon giải thích hiện tượng tâm lý đám đông bằng so sánh với tâm lý cá nhân con người, ông tìm hiểu đám đông qua tin đồn bằng cách phân biệt tâm lý con người cá nhân và đám đông. Theo Le Bon, tâm lý cá nhân có đặc trưng là có tính lý trí, có tính phê phán, có tính mục đích, trong khi tâm lý đám đông lại đặc trưng bằng ký ức, ám thị và trong đám đông, trình độ trí tuệ bị hạ thấp đi, nhân cách ít khác biệt đi, nói cách khác, cá nhân mang nặng dấu ấn của cái ý thức trong khi đám đông mang nặng tính vô thức. Chính vì lẽ đó mà đám đông luôn luôn bị cuốn hút theo những thủ lĩnh, mà thủ lĩnh chẳng qua cũng chỉ là người nhiệt tình cuồng loạn hơn cả trong đám đông mà thôi. Cái đám đông vô thức đó không phải là hiện tượng tốt. "Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền" (Tâm lý học đám đông, tr.177).

Dĩ nhiên, dù đã gạn đục khơi trong để nhận lấy những khía cạnh tích cực trong các lập luận của Le Bon, cách nghiên cứu đám đông của ông vẫn sẽ bị cách nghiên cứu đương đại thay thế. Phương diện cùng tham gia, đồng thuận, ý thứ( của đám đông hiện đại (học sinh, hội viên, cử tri...) có thể thành yếu tố tích cực khi các đối tượng đó được chủ động huấn luyện để thành những người làm chủ thực sự trong các xã hội dân sự. Đó sẽ là nội dung những tác phẩm khác.


Tên sách: Tâm lý học đám đông
Tác giả: Gustave Le Bon
Số trang: 251
Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306 hoặc
.

Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lí học. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta.


Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lí học đám đông.

Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất.

Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là “con đẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng.

Trong khi đọc cuốn sách này, xin độc giả lưu ý rằng cụm từ chủ nghĩa xã hội (socialisme) mà Le Bon nhắc đến ở đây có hàm ý là chủ nghĩa xã hội không tưởng đã tồn tại từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX ở Tây Âu, chứ không đồng nghĩa với khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels mà Lenin đã vận dụng để xây dựng nên Liên bang Xô viết và trở thành nền tảng tư tưởng của phe xã hội chủ nghĩa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.


Tác giả
Gustave Le Bon
(1841 – 1931) là một nhà tâm lý học xã hội. Theo Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

"Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền"

Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm đầu dẫn dắt. Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lý tưởng của mình, chủng tộc đã đánh mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông.

"Nền văn minh chẳng có sự cố định nào, bị phó mặc cho mọi ngẫu nhiên. Bọn tiện nhân thành bà hoàng và những kẻ dã man tiến lên"

(theo Wikipedia)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Theo vết chân những người khổng lồ & Sự đỏng đảnh của phương pháp

    12/12/2014Hai cuốn sách nghiên cứu, biên khảo về những trường phái văn hoá tư tưởng phương Tây quan trọng, giới thiệu một cách tương đối hệ thống các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu trong văn hóa nghệ thuật suốt hai thế kỉ qua ở phương Tây...
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Đọc tiểu thuyết "Dòng đời"

    07/12/2006Phan Đình DiệuTác giả đã tỏ ra rất chắc tay khi không e ngại đi sâu vào những khía cạnh tế nhị, chứa nhiều uẩn khúc tâm lý hoặc nhiều khác biệt chính kiến để đưa ra được một cách trung thực và thẳng thắn - dù vẫn không xa rời hình thức văn học của một cuốn tiểu thuyết - những vấn đề vừa cấp thiết, vừa nóng bỏng đặt ra cho sự phát triển của đất nước ta trong một thời kỳ dài từ quá khứ vừa đi qua cho đến hiện tại hôm nay...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • 'Nhân nào quả ấy' - phiếm luận của Vương Trí Nhàn

    23/07/2006Cát Tường“Ngoài trời lại có trời”, “Nhân nào quả ấy” (và sắp tới là “Cánh bướm và đóa hướng dương”) là các tập sách tiểu luận phê bình vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ cho in lại. Đó là những quyển sách khá quen thuộc mang “nhãn” nhà phê bình Vương Trí Nhàn, một viết về văn học nước ngoài, một bàn về văn hóa đương thời...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • “Dựng lại” chân dung văn học: Cực khó!

    26/04/2006N.LTiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ khiến cho quá khứ trở nên xa lạ với con người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục...
  • Bản giao hưởng dở dang

    28/02/2006Đây là cuốn sách phổ biến rất thành công về “Lý thuyết dây và siêu dây” của Brian Greene, giáo sư vật lý lý thuyết 35 tuổi của Đại học Columbia, Hoa kỳ. Dịch giả Phạm Văn Thiều đã liên hệ và được tác giả đồng ý cho phép dịch cuốn sách trên ra tiếng Việt “Dây” có thể làm được cái việc mà cuối cùng Einstein đã thất bại: liên kết hai ý tưởng không thể kết hợp của vật lý thế kỷ XX...
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì?

    01/02/2006Phạm Anh TuấnCó lẽ những quán cà phê là nơi bạn có thể tự do nhất để suy nghĩ và phát biểu. Chính nhờ những lần tán ngẫu nhau bên ly cà phê mà nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống, cách sống. Sự yên lặng và quân bình dường như đều tập trung ở đây, bên ly cà phê với bạn chúng ta đã học được những gì?
  • Cộng trừ nhân chia đời người

    06/12/2005Quảng DươngNguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
  • Luyện lý trí

    21/11/2005Muốn luyện trí óc, ta phải biết lý luận trên những sự thực có thể kiểm soát được, và một khi tập cho thành được một thói quen thì trực giác của ta cũng phát triển mà ta phán đoán sẽ ít sai. Đó là đại ý của tập sách này...
  • Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

    11/11/2005Nguyễn Hùng HậuCùng với khuynh hướng tìm về cội nguồn, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn...
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Tư Tưởng Loài Người Qua Các Thời Đại

    13/09/2005Tác giả: Sir Julian Huxley- Dr. J. bronowski- Sir Gerald Barry- James Fisher. Tư tưởng loài người qua các thời đại là quyển sách cuối của bộ sách nghiên cứu về tri thức loài người. Tổng tập sách này trình bày một cách toàn diện sự phát triển của những tư tưởng chủ yếu về : tôn giáo, khoa học, đạo đức, xã hội... những tư tưởng ảnh hướng đến đời sống vǎn minh của loài người...
  • Lưới trời ai dệt

    17/08/2005Khi con người ngắm nhìn vũ trụ thì đó là cảnh tượng của một cái giả hợp ngắm nhìn một cái giả hợp khác và tưởng cả hai đều thực có. Đó chính là nhầm lẫn lớn nhất của cảm quan và ý thức. Đó là "vọng tâm", là nguyên ủy của thế giới và con người, là cơ nguyên của mọi dạng tồn tại. Trong vọng tâm thì mọi sự đều có, nhưng chúng không thực có. Thế nên tất cả đều có và tất cả đều không. (Nguyễn Tường Bách)
  • Sống để kể lại

    03/08/2005"Cuộc sống không chỉ là quãng thời gian ta đã sống, đã tồn tại, mà còn là những gì ta sẽ để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời này. Trên chặng đường đó, ta được ước mơ, được trải nghiệm, được vượt qua thử thách, được thể hiện và sống thật với chính mình, cùng những nỗi buồn, hạnh phúc, sai lầm và nỗi đau. Để cuối cuộc đời chúng ta có quyền nhớ lại, hồi tưởng và kể lại những ký ức không quên đó... và chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ được những ký ức tuyệt vời đó" - Marquez
  • xem toàn bộ