Bài giảng cuối năm học của cô giáo lớp 5

10:55 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Sáu, 2017
Các em thân mến, ”Bài toán về chuyển động”các em vừa học đã kết thúc chương trình toán Lớp 5, cũng là bài học cuối cùng của năm học này.

Vậy là các em đã trãi qua 5 mùa mưa nắng dưới mái trường yêu dấu này, đã cùng các thầy cô hoàn thành chương trình tiểu học,một bậc học hết sức quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người.
.
Trong chương trình tiểu học, các em đã học 3 môn học,đó là “Tiếng Việt –Làm Văn”, “Khoa học thường thức “ và “Toán”.

Cô chắc rằng, nhiều em cũng đã từng thắc mắc,tự hỏi “Tại sao phải học tiếng Việt ?, phải học văn?”, ”Tại sao phải đi học cái này cái kia ?”... Đó là những câu hỏi hay và rất cần thiết, chứng tỏ các em đã biết tự suy nghĩ rồi đó.Nếu chúng ta chỉ biết vâng lời, làm theo như một cái máy,thì không cần phải đi học các em ạ. Nhiều em luôn cố gắng ngoan ngoãn vâng lời, như thế cũng không phải là xấu nhưng dần dần dễ trở thành thụ động, ỷ lại, thiếu tự tin…đó không phải là một đức tính. Học là để sáng tạo, để làm tốt hơn,chứ không phải để bắt chước, làm theo,để vâng lời. Muốn vậy phải biết thắc mắc,biết đặt câu hỏi “tại sao”, đó là biểu hiện của “con người có trí tuệ”, càng thắc mắc nhiều càng muốn học hỏi, các em nên mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình (nhưng cũng nhớ, cần tôn trọng ý kiến người khác). Nhân loại càng ngày càng phồn vinh, văn minh là nhờ những con người biết sáng tạo, biết làm ra cái mới, suy nghĩ độc lập, khác với số đông.
.
Trong buổi học cuối cùng này cô sẽ trả lời thắc mắc của các em, có thể là chưa đầy đủ lắm, chỉ mong cung cấp cho các em 1 cái nhìn bao quát về những gì mình đã học trong 5 năm qua và cái gì sẽ chờ đợi các em những năm tiếp theo:
.
1. Tại sao phải học tiếng Việt :Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc,là người Việt phải biết tiếng Việt đó là chuyện hiển nhiên, cũng như ai sinh ra thì dòng sữa đầu tiên cũng là dòng sữa mẹ, sau đó mình có thể uống alfa @ hay Gu gô nhưng dòng sửa đầu tiên là dòng sữa mẹ. Tiếng Việt là ngôn ngữ, là phương tiện đầu tiên để giao tiếp với cộng đồng chung quanh,để biểu đạt quan điểm suy nghĩ của mình. Giao tiếp, biểu đạt ý mình vừa là nhu cầu vừa là quyền của con người. Con người dù có giỏi đến đâu, nhưng diễn đạt kém, không rõ ràng sẽ không thể thảo luận, đóng góp cái suy nghĩ của mình cho cái chung, không mở rộng cái suy nghĩ ra bên ngoài được. Dù là nhà khoa học, chính khách,doanh nhân, luật sư hay bất kỳ ai... nếu muốn phát triển công việc và cống hiến sức mình, đều phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, rõ nghĩa...và nếu biết trình bày hấp dẫn,lôi cuốn nữa thì rất tốt. Chính vì vậy mà các em phải học tiếng Việt.Ngoài tiếng Việt nếu có điều kiện các em cần trau dồi thêm tiếng Anh,nhưng trước hết cần phải học để sử dụng tiếng Việt chính xác.
.
Tại sao phải học văn? Học Văn để thành người tử tế, văn học là mỹ học, học để tâm hồn bay bỗng hơn,lãng mạn hơn tức là học để có xúc cảm.Các em học văn, đọc sách thật nhiều, bỗng một hôm tự mình thấy rung động xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên, biết nhận ra nét đẹp của một bông hoa, vẻ lung linh lấp lánh của giọt sương buổi sớm, biết lắng nghe tiếng chim hót trên một cành cây, dù trước đó đã từng thấy nhiều lần mà không nhận ra,đó là nhờ văn học. Học và đọc để trở thành người có lòng yêu thương tha thiết trước thân phận của mỗi con người, biết rung động trước nổi đau của mỗi con người.Học văn không thể là bài học về lòng căm thù, nuôi dưỡng sự thù hận, ganh ghét, tính đố kỵ, thói khoe khoang, ích kỹ hay khôn vặt.Học Văn là học về lòng trắc ẩn, là học cách yêu thương con người yêu thương đồng loại nhiều hơn.
.
2. Trong môn “Khoa học thường thức”, các em đã tìm hiểu về các cơ thể sống chung quanh mình, các em đã học về sự sống.
Sự sống là thứ quý giá nhất, con người cần hiểu và trân trọng sự sống.Ngành khoa học nào cũng nhằm phục vụ cho sự sống của con người. Biểu hiện của sự sống chính là sự chuyển động của vật chất, các em đã học về hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của động vật, về sự hô hấp, quá trình quang hợp của thực vật, sự tuần hoàn của nước, hiện tượng mưa nắng... tuy bản chất chuyển động, chuyển hóa của các quá trình này có khác nhau, nhưng đều là sự “dịch chuyển” theo một cách nào đó của vật chất. Nghiên cứu về sự sống là nghiên cứu sự chuyển động- Đó là 1 ngành khoa học vô cùng rộng lớn, từ chuyển động của các vật thể mình nhìn thấy được đến chuyển động của các nguyên tử li ti không ai nhìn thấy.

Sự sống là sự chuyển động, vậy muốn duy trì chuyển động thì cần cái gì? Đúng rồi, nhờ vào năng lượng. Sau một ngày học tập ở trường, các em có thấy mệt không? Có đói bụng không ? các em còn muốn chạy nhảy vận động như giờ ra chơi buổi sáng không, hay chỉ muốn nhanh chóng về nhà ?
Đúng rồi! Các em không còn muốn chạy nhảy nữa vì các em đã hết năng lượng rồi, cần phải về nhà, ăn cơm, để bổ sung năng lượng.

Năng lượng cung cấp cho chúng ta là cơm, là thịt cá,rau củ... Vậy gạo cơm, thịt cá, rau củ lấy năng lượng từ đâu?

Đúng rồi! Từ ông mặt trời. Mặt trời cung cấp năng lượng cho thực vật bằng quá trình quang hợp, giúp cây lớn lên và tích tụ năng lượng trong lá, trong thân, trong củ. Rồi động vật ăn rau củ cây lá lại nhận cái năng lượng do thực vật tích tụ đó mà lớn lên và lại tích tụ năng lượng trong xương, trong thịt, trong mỡ….Năng lượng đó đến lượt lại được cung cấp cho con người thông qua ăn uống.Nghiên cứu những thứ cô vừa nói là 1 ngành khoa học khác,các em sẽ được học trong những năm trung học và sau đó nữa.

Con người sống phải hiểu về thế giới, môi trường mà mình đang sống, để làm gì nào ? để hòa nhập vào môi trường đó tốt hơn.Để bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị của thiên nhiên mà chúng ta đang sống,góp phần phát triển nó, có như thế mới có thể làm cho thế giới, cho cuộc sống con người ngày càng văn minh hạnh phúc hơn.
.
Hồi nãy đến giờ, đứng ở đây nhưng cô vẫn nghe được tiếng sụt sùi của các em phía dưới.Ngày mai các em phải từ giã chốn này, từ giã thầy cô bạn bè,từ giã môi trường mà các em đã gắn bó 5 năm qua, những kỹ niệm vui buồn,tình cảm thầy cô bạn bè luyến tiếc,ai ai cũng phải xúc động!Nhưng hãy vui lên các em ạ,như cô đã nói, cuộc sống là sự di chuyển, là sự chuyển động, đó là qui luật của sự phát triển, hết hợp rồi tan, hết tan lại hợp, quá trình đó để phát triển các em ạ, không ai, không thứ gì đứng yên 1 chỗ mà phát triển được. Không phải chỉ có lần này mà còn nhiều lần nữa trong cuộc đời các em sẽ phải chấp nhận sự “hợp -tan”, vì vậy khi còn ở bên bạn bè hãy trao nhau tình yêu thương và sự tin cậy, đừng làm đau lòng bạn vì những chuyện không đâu.
.
3. Trở lại với môn Toán ở bậc tiểu học, 5 năm nay các em học là môn “số học”.Các em học cộng trừ nhân chia số tự nhiên ở lớp 1 - lớp 2, rồi đến số thập phân ở lớp 3, rồi phân số ở lớp 4, học các khái niệm về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch ở lớp 5. ..đó là những quan hệ về “lượng” tồn tại thường xuyên trong đời sống chúng ta mà qua các bài toán đố các em cũng đã biết. Số học là thứ “dụng cụ” không thể thiếu trong đời sống con người và của các ngành khoa học khác, không có số học cũng như các em làm văn, làm toán mà không có bút viết,như khi ăn mà không có muỗng đũa vậy. Và nên nhớ, số học không chỉ là cộng trừ nhân chia, không chỉ có số tự nhiên và số thập phân, mà còn vô vàn thứ khác nữa và hàng ngày, khi các em đang ngồi đây thì các nhà toán học trên thế giới vẫn đang miệt mài nghiên cứu “số học”, Giải Fiel của GS Ngô Bảo Châu là 1 ví dụ. Toán học cũng không phải chỉ có số học mà còn rất nhiều môn toán khác nữa rất thú vị đang chờ các em khám phá ở các cấp học sau.
.
Chương “Bài toán về động tử” là chương cuối cúa chương trình toán lớp 5, bài toán này giúp cho các em biết ứng dụng kiến thức số học đã được học vào “nghiên cứu” các bài toán chuyển động. Chắc các em cũng thắc mắc : phân tích các chuyển động để làm cái gì ?làm toán chuyển động để làm gì?
.
Như cô đã nói, sự sống của chúng ta bao gồm các chuyển động nối tiếp nhau,nếu ngừng chuyển động thì coi như cơ thể chết, vì vậy mà việc nghiên cứu về chuyển động chính là nghiên cứu về sự sống, về thiên nhiên, và số học giúp cho việc lượng hóa các đại lượng nghiên cứu.

Bây giờ cô trở lài bài toán hôm nay về động tử di chuyển trên dòng nước.

Các em đã biết: Vận tốc“di chuyển” của động tử (cano, tàu, thuyền) khi xuôi dòng gọi là “vận tốc xuôi dòng” sẽ bằng vận tốc của động tử + “vận tốc dòng chảy” và ngược lại.
Đề ra Tính thời gian chiếc cano di chyển từ A, đến B ….. đề không cho “vận tốc dòng chảy” mà nói “cùng lúc đó 1con ếch ngồi trên 1 đám lục bình di chuyển từ A đến B với vận tốc ….”.

Có vài bạn làm sai vì không hiểu được là con ếch được di chuyển bằng chiếc lục bình, “vận tốc con ếch” là “vận tốc dòng chảy” (Chứ bản thân con ếch không di chuyển).. Mấu chốt của bài toán là “nhận ra được chỗ này “,cô khen những em đã hiểu bài rất tốt và giải được bài toán này, còn 1 vài bạn làm sai vì hiểu nhầm, cô hy vọng qua bài toán này các em đã hiểu rõ hơn.
.
.
Lời cuối cùng, cô muốn nhắn gửi các em: Hôm nay cô dạy các em,nhưng cô rất mong từ ngày mai, phải, ngay từ ngày mai, các em sẽ phải giỏi hơn cô,coi những kiến thức hôm nay cô dạy là đã “lạc hậu”,coi những bài học hôm nay “chỉ là dòng chảy “, cô chỉ là cái “lục bình”, các em phải là cano 12 sức ngựa, phải là tàu siêu tốc chạy trên đệm không khí,phải tự nổ lực bản thân, phải làm cái gì đó bằng chính sức lực của mình để khắng định mình và đóng góp cho cộng đồng.
.
Nhiều bậc phụ huynh và người lớn thường động viên con em cố gắng học hành để sau này này được làm ông nọ bà kia, để được ăn trên ngồi trước, cái động cơ học tập đó dẫu có tốt cũng chỉ biến các em thành người ích kỹ, chỉ chăm chăm hưởng thụ cá nhân, coi nhu cầu vật chất là tất cả, mà thường muốn được cho cá nhân thì phải giành của người khác, tước đoạt của kẻ khác yếu thế hơn mình. Buổi sáng đến trường, các em đều thấy Bà Ngoại già trên 70 tuổi, hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng lọm khọm nấu xôi để kịp đi bán, buổi chiều các em thấy cô bán bánh tráng trộn với 2 cái thúng tre và tấm nylon đã cũ. Có những buổi chiều trời mưa rất to, nước ngập lênh láng, ai ai cũng vội vả về với mái ấm của mình, riêng cô ấy vẫn 1 mình núp mưa dưới tán cây bàng,mắt buồn rười rượi vì ế hàng, rồi ông Tám chỉ còn 1 chân, bán bong bóng, cô Tư bán đồ chơi … và nhiều, rất nhiều hoàn cảnh khác nữa.Nếu các em có dịp đến sân bay sẽ thấy hàng đoàn hàng đoàn các anh chị, đồng phục từ đầu đến chân, từ mũ nón, áo quần, giày dép, đến chiếc vali túi xách đang trên đường đi xuất khẩu lao động, làm những việc nặng nhọc, độc hại với mong muốn kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Có ai muốn rời bỏ quê hương, người thân, gia đình để ra đi? Có từ nào đúng nhất để nói về họ ngoài chữ hy sinh ! Các em học tập không phải chỉ vì mình mà còn vì những người yếu thế này nữa, hãy học vì hạnh phúc của đồng bào mình, đó mới là động cơ của học tập.
.
Các em ơi đừng ỷ lại vào điều kiện sẵn có của bố mẹ, đừng suốt ngày “tự sướng”, suốt ngày hết “tự hào” cái nọ, rồi “oanh liệt ” cái kia, như thế thì mãi mãi mình cũng chỉ là con ếch ngồi trên đám lục bình, giương đôi mắt vô cảm, bỏ mặc đồng bào mình mà “tự sướng” thôi... Hãy nhìn thế giới chung quanh đang thay đổi từng ngày để mà đua tranh, hãy vì những người nghèo khổ yếu thế hơn mình mà cố gắng, hãy thành người có ích và có trách nhiệm với xã hội.

Chúc các em một mùa hè vui vẻ,nhớ giữ gìn sức khỏe. 20.11 nhớ về thăm cô nhé!.
(Năm Đinh Dậu, Mùa Hạ)
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"

    07/12/2015Những gì ông để lại cho lịch sử không chỉ là những bộ phim câm kinh điển và thâm sâu, mà còn là một nhân cách lớn với những bài học sâu sắc về cuộc sống...
  • Bài học nhớ đời cho người nghĩ không ai giỏi hơn mình

    11/12/2018Sưu tầmMột anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước. Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi...
  • Bài học cuộc sống thấm thía từ câu chuyện "Tại sao phải đón nhau ở sân bay?"

    26/03/2017Lynk"Nếu đối với bạn đón người mình yêu là phiền phức, là lãng phí tiền của và thời gian thì đối với tôi, tôi thích như vậy, tôi biết cái cảm giác khi có người đợi mình, cảm giác có ánh mắt tìm mình giữa đám đông trong phòng chờ sân bay".
  • Bài học đường đời

    03/04/2016Nguyễn Tất ThịnhBằng hữu nói: chúng tớ có thú vui chụp ảnh, vẽ vời, chơi đàn…trước là cho mình thôi…thì sự viết của Bạn có lẽ cũng vậy, đi qua mọi sự đi, thích thì gõ vài dòng cho thư giãn, thoải mái tưởng tượng, giải phóng tư tưởng. Tôi đã vốn nghĩ : viết là một cách lao động ‘tải đạo đời’ ..lại nghĩ về cuộc sống với phương châm ‘truyền bá – reo rức – thức tỉnh’….
  • 10 bài học tìm lại yêu thương

    04/03/2016Chi Mai ghiLần thứ 3 đến Việt Nam, TS Menis Yousry đã “tiết lộ” bí mật để có một mối quan hệ tốt đẹp nằm ở 10 nguyên lý: Hạnh phúc, sự nguyên bản, kỳ vọng, sự an toàn, sự chấp nhận, không kiểm soát, tôn trọng, sự tri ân, trách nhiệm, sự cân bằng...
  • 25 bài học về cuộc đời Đức Phật

    12/08/2015Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Phật. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn...
  • Câu chuyện về tờ 20 đô la hay bài học về giá trị con người

    15/04/2015“Giống như tờ 20 đô la kia, dù bị cuộc đời vùi dập, dày vò thế nào, các em sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình.”...
  • Thư bộ trưởng giáo dục Pháp gửi các thầy cô giáo sau vụ khủng bố

    11/01/2015Phạm Hà dịchVụ khủng bố tại tòa soạn báo Charlies Hebdo đã chạm đến trái tim của nền Cộng Hòa chúng ta. Giá trị cốt lõi nhất của nền Cộng Hòa đã bị tổn hại. Tự do báo chí là căn bản cho tất cả các quyền tự do khác của con người...
  • Bài học nửa vời

    02/04/2016Trần Cao DuyênTrước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.
  • Lời phê 'không đụng hàng' của các thầy cô giáo

    03/03/2014Khá nhiều lời phê dí dỏm của giáo viên trong các bài kiểm tra, sổ liên lạc khiến cộng đồng mạng không thể nhịn cười khi xem...
  • "Bài giảng cuối cùng" - Khát vọng nở hoa trên cái chết

    30/10/2009Vũ Duy MẫnNhững bài học từ một cuộc đời thật, rất dung dị như của Randy Pausch trong cuốn “Bài giảng cuối cùng” vô cùng quý giá… Hy vọng bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, sẽ tìm thấy những điều thú vị và bổ ích làm cho cuộc sống phong phú, tích cực và ý nghĩa hơn
  • Nỗi lòng của cô giáo Tích

    27/08/2008Lê Thị Thành TíchChẳng biết tại sao trên báo chí người ta cứ phê phán chúng tôi “nhồi nhét" học sinh “ học vẹt” chạy theo thành tích. Là giáo viên ưu tú, chiến sĩ thi đua của ngành giáo dục nhiều năm liền, tôi phản đối. Cực lực phản đối! Họ chả hiểu gì!
  • "Cô giáo nghiêm khắc hay "mẹ hiền"?

    13/06/2006Phương Duy ghiKhông thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển của một nền văn hoá nghệ thuật (VHNT). Nhưng vai trò ấy nên như của một cô giáo nghiêm khắc hay của một người mẹ hiền và thông minh?
  • Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học

    12/11/2005Duy Hữu dịchxin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực, cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.
  • xem toàn bộ