Bài học nguyên thủy đáng giá

08:36 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Giêng, 2017

Bài học Đac-uyn trong cuốn nhật ký của mình có kể lại một câu chuyện như sau:

Những năm 30 của thế kỷ XIX, Đac-uyn từng đi chu du khắp nơi trên thế giới. Một lần ông đến một câu lạc bộ nguyên thủy ở Châu Phi. Những người ở bộ lạc này còn chưa có quần áo mặc, sống trong các hang động hoặc làm tổ trên các ngọn cây lớn, ăn các hoa quả dại cũng như chim thú hoang bắt được..Cuộc sống hoàn toàn là nguyên thủy, ăn lông ở lỗ. Đac-uyn sống ở đó mấy ngày và vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra mấy vấn đề của bộ lạc này. Họ thường đuổi những người phụ nữ già yếu vào trong rừng sâu để mặc cho chết đói, và trong những thời gian không kiếm được thức ăn thì họ thường chia nhau ăn thịt những đứa trẻ mới được sinh ra. Đac-uyn không thể hiểu nổi liền hỏi vì sao bộ lạc này lại có thể làm như vậy? Người thủ lĩnh của bộ lạc qua người phiên dịch nói với Đac-uyn rằng: "Nhiệm vụ của những người phụ nữ ở bộ lạc này là sinh đẻ, những đứa trẻ sinh ra có hai tác dụng: một là nuôi dưỡng chúng để tiếp tục duy trì bộ tộc. Hai là, làm thức ăn trong những ngày khan hiếm lương thực. Những phụ nữ già yếu không còn có thể sinh sản được nữa thì giữ họ lại làm gì? Chúng tôi không ăn thịt họ đã là tốt với họ lắm rồi. Còn trong những thời gian không kiếm được thức ăn thì chúng tôi chỉ còn biết ăn thịt những đứa trẻ, không ăn thịt chúng thì chúng tôi ăn cái gì?

Đac-uyn chỉ còn biết đau đớn lắc đầu, những “người" ở đây quá tàn nhẫn! Ta phải quyết tâm thay đổi tình hình không biết trọng già yêu trẻ của bộ tộc này mới được. Vì thế, ông liền nhờ người phiên dịch xin mua một đứa bé trong bộ tộc với giá cao rồi đưa đứa trẻ cùng về Anh Quốc. Ông muốn đưa những phương pháp giáo dục văn minh để dạy đứa trẻ mang dòng máu của bộ lạc châu Phi này thành một người văn minh hiện đại, rồi sau đó đưa con người văn minh này trở về để thay đổi tình hình nguyên thủy lạc hậu ở bộ lạc của mình. 16 năm sau, đứa bé đã trưởng thành và trở thành một chàng "thanh niên văn minh". Đac-uyn liền nhờ người quen đưa anh ta trở về quê hương mình.

Một năm sau, Đac-uyn có dịp trở lại vùng đất xưa với mong muốn xem xem bộ lạc nguyên thuỷ châu Phi dưới sự lãnh đạo của một thanh niên "văn minh" do mình phái đến đã có sự thay đổi về chất nào chưa. Nhưng Đac-uyn tìm mãi mà không thấy chàng thanh niên mình đã dồn hết tâm huyết để bồi dưỡng ấy đâu cả. Cuối cùng ông phải hỏi người thủ lĩnh của bộ lạc xem anh ta đã quay lại nơi này chưa. Vị thủ lĩnh đáp "đã đến!". Đac-uyn lại hỏi: "Vậy anh ta hiện ở đâu?" "Chúng tôi đã ăn thịt anh ta rồi". Đac-uyn vô cùng kinh ngạc, hỏi lại: "Một người giỏi giang như vậy, vì sao các ngài lại ăn thịt anh ta?" "Nó chẳng hiểu việc gì cả, chúng tôi giữ nó lại làm gì?" Đac- uyn chi biết đứng lặng yên không nói được câu nào.

Sau khi về nhà, Đac-uyn đã viết trong nhật ký của mình: "Nguyện vọng của một người và những kết quả mà anh tamong muốn đạt được không phải lúc nào cũng giống nhau. Những vấn đề phức tạp còn tồn tại của một dân tộc không thể nhờ vào một vài người "văn minh" để giải quyết được. Từ dã man tiến hóa đến văn minh là một quá trình đau đớn và dài lâu, dục tốc sẽ bất đạt. Trong xã hội, mỗi cá nhân phải tự thích ứng với môi trường sống xung quanh mình, nếu không, dù rằng đó có là một con người tiến bộ đến đâu đi nữa cuối cùng cũng sẽ bị đào thải. Chỉ có người biết thích ứng mới có thể sinh tồn và phát triển được."

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • Kinh nghiệm - thực chất và ý nghĩa

    29/06/2016Vũ Anh TuấnKinh nghiệm là một khái niệm quan trọng trong triết học, nó thực sự có tác dụng không chỉ trong hoạt động nhận thức mà cả trong thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Song xung quanh khái niệm này hiện đang có nhiều cách hiểu và cách đánh giá khác nhau. Bài viết này xin góp phần làm rõ một số nội dung về thực chất và ý nghĩa của nó...
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • Sự tiến hóa theo Gould

    16/06/2006Đặng Xuân Lạng (lược thuật)Cá tính sáng láng, thường hay tranh luận, Stephen Jay Gould là một gương mặt lớn trong các khoa học về sự tiến hoá. Đặc biệt ông đã góp phần làm cho các nhà tiên hoá luận cổ điển và các chuyên gia về phát triển xích lại gần nhau. Đôi khi không trọng truyền thống, các ý kiên của ông về thời gian ngắn và thời gian sâu, về điều ngẫu nhiên và những cưỡng bức, vẫn còn tiếp tục gây cảm hứng cho các nhà nghiên cứu...
  • Bước vào thiên niên kỷ III sao người khôn chưa khôn

    24/03/2006Nguyễn Văn ChiểnRất đáng phàn nàn là nếu khoa học công nghệ đã tiến vượt bậc thì hầu như như đạo đức con người chưa tiến được bao nhiêu. Từ lúc nhân loại định cư để làm nông nghiệp tới nay không thời nào là không có chiến tranh. Trong các loài động vật sống trên Trái đất thì loài người là loài duy nhất chế tạo ngày càng nhiều vũ khí để giết người hàng loạt...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Chẳng mấy cần đến lịch sử

    09/07/2005Phạm Toàn dịchEric Hobsbawm, ngôi sao sử học lớn nhất đang còn sống, nổi danh về công trình nghiên cứu sự phát sinh chủ nghĩa tư bản, về khái niệm quốc gia-dân tộc và về thời đại các đế chế, tuần qua đã tới Delhi giảng bài nhân ngày tưởng niệm Nikhil Chakravarty. Trong cuộc trả lời phỏng vấn do Prem Shankar Jha thực hiện, nhà sử học 87 tuổi nổi tiếng suy ngẫm về lý do tại sao lại có “thói sát nhân dã man trong thế kỷ 20” và liệu thế kỷ 21 có thể làm gì cho nhân loại nếu các nhà lãnh đạo của họ không tìm được cách cắt đứt với quá khứ.
  • Văn hoá dưới cái nhìn phân tâm học của Sigmund Freud

    09/07/2005Nguyễn Huy HoàngSigmund Freud là người đã hướng tới việc nghiên cứu cái vô thức trong đời sống tâm lý con người và sáng tạo ra phương pháp phân tâm học. Ông đưa ra cách tiếp cận phân tâm học với văn hoá, mô tả sự xung đột của văn hoá với con người; đồng thời, phác hoạ nên bức tranh về nhân cách năng động hơn, phức tạp hơn, đầy những mâu thuẫn và xung đột hơn so với tâm lý học cổ điển. Tuy nhiên, cách tiếp cận phân tâm học đã dẫn Freud tới chỗ hiểu sai về bản chất của văn hoá, trộn lẫn lao động với bản tính tự nhiên của con người. Tựu trung lại, học thuyết của Phrớt không thoát khỏi những bế tắc.

  • xem toàn bộ