Cái thắng bên trong

09:30 SA @ Thứ Hai - 25 Tháng Hai, 2019

Sống trên đời chúng ta được mưu cầu hạnh phúc.Hạnh phúc là một thứ trời ban cho ta, không phải xin ai, nhưng phải tạo lập.Thế nào là hạnh phúc thì đó là câu hỏi không bao giờ có câu trả lời làm mọi người hài lòng. Ước mong hạnh phúc của chúng ta có các mức độ khác nhau; nhưng khi chúng ta đòi hỏi cao quá, khiến việc làm của ta gây thiệt hại cho mình hay cho người khác thì được gọi là dục vọng, là lòng tham. Để giúp ta tránh cái đó, và cũng để hưởng hạnh phúc, các lãnh tụ tôn giáo chỉ cho chúng ta cách thức, hay con đường, để xử với chính mình và với người khác.

Suy xét về lời dạy của các Ngài để làm sao có hạnh phúc, tôi nghiệm ra rằng cho cùng một mục đích các Ngài chỉ cho ta cách làm khác nhau. Xin lấy một tình huống để so sánh. Anh Ba làm vỡ cái bình hoa bằng pha lê của tôi. Bình đẹp lắm, cô bạn gái tặng, và tôi rất thích nó! Bây giờ nó vỡ rồi! Tôi phải đối xử với anh Ba như thế nào đây? Luật pháp cho tôi quyền đòi anh ấy đền một cái bình khác.Thế nhưng các tôn giáo dạy khác.

Nếu theo đạo Phật, tôi được dạy hãy nhìn vào cái bình kia, mà không vào anh Ba, và nghĩ là mọi sự vật trên đời này đều trải qua bốn giai đoạn: thành – trụ – hoại – không. Nay cái bình ấy vỡ vì nó đã đến giai đoạn 3, là hoại. Ở đó tự nó, nó sẽ vỡ không cần anh Ba quơ tay vào. Nghĩ như thế tôi sẽ không còn căm giận anh Ba nữa. Anh ấy chẳng có lỗi gì. Chuyện đền bù theo luật pháp không còn quan trọng.

Nếu theo đạo Thiên chúa, tôi được dạy rằng anh Ba là anh em của tôi; tôi phải yêu anh ấy như chính mình. Tôi nhìn vào anh Ba. Lấy chính mình, nếu như tôi có làm vỡ cái gì của ai, tôi cũng mong họ không bắt tôi đền. Vậy anh Ba làm vỡ cái bình của tôi, tôi cũng không được bắt anh ấy đền. Suy nghĩ ấy cũng làm tôi không căm tức anh Ba nữa. Một đạo dạy nhìn vào cái bình, đạo kia dạy nhìn vào người; nhưng đều đưa đến một hiệu quả! Ta không phải tức giận ai thì đó là một hạnh phúc. Và đó là sự tha thứ. Nó nằm trong lòng ta, là “cái thắng” bên trong ta.

Chúng ta, mỗi người, đều có những khiếm khuyết, những lần sai phạm, bởi vì trong cuộc sống ta cần nhiều thứ, có nhiều nhu cầu. Abraham Maslow đã phân tích các nhu cầu ấy và thấy chúng chuyển dịch từ thấp lên cao theo năm bậc, hết bậc nọ đến bậc kia. Đó là nhu cầu:

(i) sinh lý ( ăn uống, nghỉ ngơi, chữa bệnh…);
(ii) an toàn ( sợ thất nghiệp, trộm cắp…);
(iii) tình cảm và được chấp nhận yêu đương, bạn bè, hội đoàn…);
(iv) được tôn trọng (được khen, được chú ý…);
cuối cùng được diễn đạt bản thân ( giác ngộ, đắc đạo).

Bốn nhu cầu đầu cần cho sự sinh tồn. Chỉ đến khi đạt đến nhu cầu bậc 5 người ta mới cảm thấy trọn vẹn ý nghĩa làm người của mìn. Ở bậc đó họ là người có tên tuổi.

Để cho các nhu cầu từ bậc 1 đến bậc 4 được thỏa mãn, chúng ta phải tự làm một mình hay nhờ vả người khác. Những khi ấy chúng ta dễ dàng làm buồn lòng nhau, theo nhiều cách, khi vô tình, lúc cố ý. Nhu cầu ở bậc 1 và 2 đòi hỏi nhiều vật chất; bậc 3 và 4 đòi hỏi hành vi và có đi có lại. Chẳng hạn yêu đương thì “phải có nhau”; muốn được khen phải làm tốt…

Khi tìm cách thỏa mãn các nhu cầu của mình, mỗi người có thể có những động lực khác nhau; nhưng tựu trung lại có hai cái chính: làm vì mình – hay làm vì người.

Xin bàn sâu hơn về hai cái này. Mục đích cuối cùng của mọi người khi làm một việc gì là để sao có lợi cho mình, lợi đó có thể là vật chất hay tinh thần; ít người làm không; và dù có làm không thì cuối cùng cũng được khen ngợi, được nhớ ơn, dẫu mình không màng đến. Sở dĩ vậy là vì mỗi người trong chúng ta đều muốn được người khác nhìn nhận, và không muốn lòng mình bị áy náy với ai. Thậm chí, khi bị ngã mà được nâng dậy, thì không có thể làm gì được, ta vẫn sẽ nói cám ơn. Nhận được lời cám ơn, thì đó cũng là một mối lợi. Ta hiểu mối lợi rộng như thế vì đó là sự thật trong cuộc đời. Các nhà kinh tế cổ điển Anh coi con người là một người kinh tế (homo economicus)! Khi sống ta tìm mối lợi, nhưng làm cách nào để có? Xin giải trình.

Bạn gặp một người túng thiếu, anh A, và có thể cho anh ta vài đồng bạc. A sẽ được món kia, còn bạn được khen là người tốt. Vào trường hợp này, bạn có hai cách làm. Cách thứ nhất, bạn biết A đang thiếu, nhưng cũng biết A có mặc cảm là nghéo khổ và thường xấu hổ trước mặt người khác. Khi làm, bạn muốn tránh cho A không bị mặc cảm hay thấy xấu hổ. Bạn nghĩ đến lợi ích của A. Vậy bạn sẽ tìm cách đưa kín đáo, nói lời thắm thiết với A. Bạn đã làm vì người. Cách thứ hai, bạn muốn nhiều người biết mình tốt, muốn làm cho mình nổi. Bạn cũng đưa quà cho A nhưng sẽ nói oang oang, vừa khoe vừa đưa. Bạn chẳng hề nghĩ đến sự Xấu hổ của A. Bạn làm vì mình. Câu chuyện một công ty nào đó đấu giá mua bộ Tứ Linh 47 tỉ rồi biến luôn là cách làm này đấy. Nhưng nó xấu xa ở chỗ lợi dụng đấu giá từ thiện để lấy tiếng. “cái Thắng bên trong bị đứt”! Đến đây ắt có câu hỏi làm sao để có cái thắng kia?

Thưa nó được “lắp ráp chầm chậm” từ khi ta còn bé. Lúc ấy ta thường ăn tham; thấy trong mâm có món mình thích thì cứ gắp lia lịa, chẳng nghĩ đến ai! Mẹ ta khi ấy sẽ nắm tay ta lại và bảo “ còn để cho người khác nữa chứ”. Vâng, đấy là bộ phận đầu tiên của cái thắng. Lớn lên, mẹ sẽ không giữ tay ta nữa mà bà chị sẽ lêu lêu để ta ngượng ngập. Sự xấu hổ chính là cái thắng bên trong ta. Và nó sẽ to dần. Nhiều tuổi hơn nữa ta sẽ được dạy bảo để sự xấu hổ biến thành sự tiết độ, hay sự tự chế. Tiết độ được định nghĩa từ xưa trong tiếng Hy Lạp là “sự chừng mực trong việc làm, trong suy nghĩ và trong cảm xúc”. Nó là đức hạnh, hay nhân đức, đã được nhìn nhận liên tục qua thời gian, trong các nền văn hóa khác nhau và là một trong bốn đức hạnh căn bản ( khôn ngoan, công bình, can đảm ) vì không có nó thì không giữ được các đức hạnh khác; bởi lẽ con người không tự kiểm soát mình được thì không thể giữ các đức tính kia. Để cho trẻ con thấm nhuần, giáo lý đạo Thiên Chúa dạy ác em bảy tội gốc – hay bảy mối tội đầu. Đó là: kiêu ngạo, hà tiện,dâm dục,giận hờn, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng. Phật giáo cũng có ngũ giới dành cho những ai phát nguyện tuân giữ tùy theo sức của họ. Tất cả cũng chỉ nhắm làm cho con người biết tự mình ngăn cản mình, không cần ai nhắc nhở, không sợ ai phê bình. Và từ xa xưa Platon đã nói: “Tiết độ không gì khác hơn là một trật tự, một cái phanh mà người ta đặt cho khoái lạc và đam mê của mình”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Nhân cách tuyệt chủng

    08/04/2020Dương Ngọc DũngChúng ta không thấy rằng hiện nay một hệ thống giá trị để giúp cá nhân định hướng sự phát triển tinh thần không tồn tại hay nếu có tồn tại cũng chỉ là một hình ảnh già nua, mờ nhạt, một kỷ niệm hơn là một động lực mạnh mẽ khuyến khích cá nhân tự thăng tiến theo một chiều hướng tích cực...
  • “Con thú tật nguyền”

    15/08/2019Nguyễn Hữu VinhCó ai đó chợt hỏi tôi "Con người hơn con vật ở cái gì?" Tôi đã chỉ ngay vào đầu. Người đó cười , Sao không đặt tay lên ngực nhỉ? Tôi bảo từ bé tôi được dạy vậy, coi cái trí khôn (ở trong đầu) giúp cho con người chiến thắng muôn loài, làm ra của cải vật chất... là quan trọng hơn cả. Vậy còn thứ kia, cái con tim ấy, nó làm gì?
  • Cuộc sống đã nói với chúng ta

    10/07/2018Nguyễn Tất ThịnhLà Con Người trong Nhân Gian hóa ra bị ảnh hưởng rất mạnh bởi môi trường Xã hội hơn là môi trường thiên nhiên. Nhưng vì thế Sứ mệnh của Con người là kiến tạo môi trường xã hội nên...
  • Tản mạn về tự trọng

    28/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTự trọng là thuộc tính chung cần có ở mọi người, vốn ảnh hưởng tự nhiên từ cư xử của người Lớn ( theo nghĩa tuổi tác và chức vụ ) mà củng cố dần hay bị mất đi. Trên đây mới chỉ là đôi nét điển hình thôi, chứ thực tiễn về điều này thì vô vàn ví dụ hay dở. Tất nhiên chúng ta hướng tới hình thành lòng Tự trọng dựa trên liêm chính, chính trực và trách nhiệm trong các quan hệ xã hội...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Ta đang làm gì đời ta?

    25/06/2016Nguyễn Thế ĐăngTừ khi có loài người, con người đã tư duy về vấn đề này và cùng với nó là vấn đề thiện ác, tốt xấu, vấn đề tội lỗi. Và ngày nào còn làm người, chúng ta còn phải tư duy về vấn đề ấy để sống, để hoàn thiện cuộc sống.
  • Biểu hiện của suy thoái đạo đức xã hội

    13/04/2016TS Xã hội học Nguyễn Đức TruyềnKhi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức…
  • Cảm giác có lỗi

    29/10/2015Vương Trí NhànKhiêm tốn, biết điều có vẻ như là một cái gì xa lạ trong tâm lý con người đương thời. Có thể bạn cho rằng tôi đã quá lời ư? Hãy thử lướt qua báo chí và các chương trình truyền hình hàng ngày. Có phải nhìn đâu chúng ta cũng bắt gặp những nụ cười tự mãn, những lời hoa mỹ khoe tài khoe giỏi.
  • Phải có tấm lòng chính trực

    01/03/2014Matsushita KonosukeTrong kinh doanh có rất nhiều điều quan trọng liên quan tới tâm thể của người kinh doanh nhưng một trong những điều căn bản nhất mà tôi luôn nghĩ đến và gắng sức giữ gìn, đó là một tấm lòng chính trực. Chỉ khi người làm kinh doanh có một tấm lòng chính trực thì những điều mà tôi đề cập trên đây mới thực sự có nghĩa, người làm kinh doanh mà thiếu đi tấm lòng chính trực thì không bao giờ có được sự phát triển lâu dài.
  • Sự tự kiểm soát yếu kém

    11/01/2011Lê Minh TiếnGần đây truyền thông liên tiếp phản ánh hiện tượng bạo lực, giết người chỉ vì một cú va quẹt xe, một cái nhìn không thân thiện, tiếng nẹt pô xe hoặc nhạc mở quá lớn... Đọc những dòng tin tức như vậy có cảm giác con người ta hình như ngày càng trở nên hung hãn hơn, tính “người” có vẻ ngày càng bị lấn át bởi tính “con”...
  • Người sao Của vậy. Lối sống sao Đời sẽ vậy!

    05/11/2010Nguyễn Tất ThịnhBài này cũng một số bài khác tôi đã post lên thêm vào tính điển hình của Con Người Văn Hóa, Con Người Dân Tộc ( cho dù nhiều người không thấy mình trong đó, nhưng không hiếm gặp ), với mục đích phản tỉnh...

  • Miền hoang tưởng

    05/09/2010Hai Văn SáuHai quan họ ơi, 86.000 tỷ đồng đem gửi tiết kiệm, mỗi năm thu lãi bao nhiêu hở cô? - Sáu vọng cổ gãi đầu, rón rén hỏi.
    - Nếu tính bèo 6% năm, khoảng 5.160 tỷ đồng. Mà hỏi làm chi, hay anh muốn...
  • Chuẩn mực sống

    16/08/2010TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnTrên thực tế, những vụ va chạm dẫn đến xung đột giữa người và người không hiếm, nhất là trong điều kiện không gian xã hội ngày càng chật. Điều gây quan ngại là trong những tình huống như thế, lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn dựa vào bạo lực và nhắm đến mục tiêu triệt hạ đối phương đang có chiều hướng phổ biến, lan rộng...

  • Đồ vật và đạo đức, luân lý

    12/08/2010Nguyễn Bỉnh QuânSự xuất hiện quá nhanh của các đồ vật mới kiến người ta phải rượt đuổi theo chúng. Các đồ vật trở thành “chủ thể” của sự giàu có và điều khiển người sở hữu! Mà đồ vật tự nó không biết tới đạo lý nên cũng vô tội khi đẩy các ông bà chủ của chúng tới chỗ vô đạo, vô luân, thành tội phạm hay vướng cảnh lao tù.
  • Người mù và người sáng

    22/07/2010Lê Dân Bạch ViệtLẽ nào phương pháp giáo dục “cổ điển” thầy nói trò nghe, thiếu thực tế, thiếu cơ hội thực tập, thiếu sự trao đổi, lắng nghe đã không chừa bất cứ ai, không có một ngoại lệ nào, kể cả những vấn đề rất đặc thù như sự di chuyển an toàn của người mù! Trong môi trường giáo dục, nếu không lấy học sinh làm trung tâm, không mang tính nhân bản ngay cả đối với học sinh mù, thì làm sao có thể giúp các em đủ bản lĩnh để ứng xử trong các tình huống cần thiết. Việc đổ lỗi cho học sinh khiếm thị hình như đơn giản, dễ làm hơn và không phải chịu trách nhiệm gì.
  • Phía sau mỗi con người ta

    25/06/2010Nguyễn Văn Bìnhsống là chuyển động và trong sự bươn chải ấy, chả tránh khỏi những sây xước do đồng loại gây ra. Vô tình làm tổn thương người khác có thể được bỏ qua, giống như kẻ không biết mà phạm thánh thì được tha. Cố tình làm nhục nhau lại là chuyện đáng nói...
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Những lợi ích của tri túc

    31/05/2010Ven. Dr. K Sri Dhammananda TheraNgày nọ, một ông vua đến viếng thăm Bụt và đặt một câu hỏi: “Khi trẫm nhìn vào những đệ tử của ngài, trẫm cảm nhận được sự bình an, sự vui vẻ và màu da chói sáng của họ. Trẫm cũng nghe rằng họ chỉ ăn mỗi ngày một bữa, nhưng thực sự trẫm không thể nào hiểu nổi làm sao họ có thể duy trì một đời sống như thế này?”.
  • Chúng ta không vô can

    29/05/2010Tương LaiTrong số báo trước, tác giả Tương Lai đã đề cập đến vấn đề “sa sút đạo đức”, và gọi đó là một “nỗi đau xã hội”. Ông nhấn mạnh, để xảy ra nỗi đau này, chúng ta không hề vô can! Bài viết sau đây làm rõ hơn những liên quan trách nhiệm từ gia đình đến trường học và cả luật pháp.
  • Hướng thiện

    26/05/2010Sáu NghệGần đây, xảy ra nhiều vụ thanh niên giết người lạnh lùng. Tại sao họ còn rất trẻ mà cái ác đã lấn át hết cái thiện để sẵn sàng xuống tay giết người như những sát thủ máu lạnh. Tuổi trẻ, tương lai còn ở phía trước, biết bao mơ ước, hoài bão đang đợi chờ, tại sao họ thản nhiên vứt bỏ tất cả, điều gì đã diễn ra trong họ?
  • Tản văn về Đạo Đức

    01/04/2010Nguyễn Tất ThịnhĐạo Đức là vòng cương tỏa con người trong Cộng đồng của họ, một dạng ‘hôn phối đồng chủng’ về tư tưởng. Đạo Đức cũng dẫn đến phân thân, đến sống hai mặt – là điều cũng bị chính nó gọi là vô Đạo Đức...
  • xem toàn bộ