Danh họa Trần Văn Cẩn

08:08 SA @ Thứ Năm - 13 Tháng Năm, 2010

Trần Văn Cẩn (1910- 1994) là một trong những họa sĩ hàng đầu đã mang đến cho nền mỹ thuật Việt Nan hiện đại một phong cách sáng tạo nghệ thuật rất riêng và giàu bản sắc dân tộc. Ông là thành viên của “bộ tứ danh họa” lẫy lừng thời ấy: Nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn). Được đào tạo bài bản, có lớp lang trong một ngôi trường danh tiếng: Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bên cạnh đó Trần Văn Cẩn còn được nuôi dưỡng bởi một nguồn mạch văn hóa mỹ thuật vốn đã nhiều tầng, nhiều vỉa của các dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để ông tự ghi tên mình vào lịch sử nghệ thuật nước nhà với tư cách là người nghệ sĩ chân chính.

Tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá VII (1931 - 1936) với bức sơn mài Tiễn anh khoá đi thi hương, nhưng phải đến các tác phẩm như: Em Thúy - sơn dầu; Chợ Tết - lụa, Gội đầu - khắc gỗ, Hai cô gái trước bình phong - lụa, Trần Văn Cẩn mới thực sự nổi danh. Em Thúy là một bức tranh sơn dầu được Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1944. Có thể nói đó là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn và cũng là một trong những đỉnh cao của nền hội hoạ Việt Nam cho đến bây giờ. Với lối biểu hiện chân thực, nhẹ nhàng, không khoa trương, cường điệu. Trần Văn Cẩn đã níu kéo và lưu giữ người xem bằng vẻ đẹp thơ ngây, trong trắng. Dường như với Em Thúy, Trần Văn Cẩn không hề quan tâm đến trường phái khi vẽ mà chỉ cốt nêu lên cái thần thái của nhân vật. Bút pháp có phần chịu ảnh hưởng của nền hội hoạ Pháp đương đại nhưng cái nền móng, gốc rễ vẫn là Việt Nam, nếu không muốn nói là một Việt Nam đích thực nhất. Em Thúy ngây thơ có đôi mắt mở to hồn nhiên như chứa trọn khung trời bình yên, ẩn giấu một bản năng lành mạnh của tác giả. Đấy chính là tiềm năng để sau này Trần Văn Cẩn đón lấy bước đi của cách mạng.

Trần Văn Cẩn - Gội đầu - Khắc gỗ

Hội hoạ Trần Văn Cẩn vừa hiện đại mới mẻ, giàu liên tưởng lại vừa phát huy được tính dân tộc và đậm đà sắc vị dân gian. Đó là kết quả một cuộc kiếm tìm lâu dài, đúng đắn, sáng tạo và sâu sắc trong hành trình nghệ thuật vô cùng gian nan mà cũng không kém phần hứng khởi của ông. Với bức Gội đầu, Trần Văn Cẩn đã đưa nghệ thuật khắc gỗ dân tộc lên một đỉnh cao mới. Tiếp thu phương pháp nghệ thuật hàn lâm phương Tây nhưng Trần Văn Cẩn tìm được cho mình một bản sắc nghệ thuật Việt Nam nhuần nhụy qua việc học tập, nghiên cứu kỹ lưỡng và công phu vốn cổ dân tộc qua tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, điêu khắc dân gian... bức tranh diễn tả một cô gái khỏa thân trên, dáng và bố cục đẹp. Trong khi quan niệm phương Đông còn cho rằng: phụ nữ gắn liền với phận liễu yếu đào tơ, thân hình mảnh dẻ, Trần Văn Cẩn không thế, ông nhìn ra vẻ đẹp khỏe mạnh, ngồn ngộn sức sống phồn thực của người con gái Việt Nam lao động đang làm công việc “tẩy trần” sau một ngày cực nhọc. Đấy là một cái nhìn mới mẻ của Trần Văn Cẩn. Mái tóc cô gái cũng rất khỏe, xanh, dày, và thẳng. Với tranh khắc gỗ, Trần Văn Cẩn đã khai thác tối đa những thế mạnh đặc thù của chất liệu: Sử dụng nét một cách kinh tế, kết hợp với những mảng màu tĩnh dịu, hoà sắc tươi, nhẹ nhàng, thanh khoát như một khúc ca trữ tình đang ngân nga biểu cảm. Ở đó ta bắt gặp một thế giới thật bình yên, mát mẻ, phảng phất đâu đó hương thơm dịu từ mái tóc, da thịt người con gái, mang đến cái cảm giác lâng lâng nhe nhẹ, tao nhã và thi vị. Gội đầu là kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tài nghệ của một bút pháp lớn: bút pháp bậc thầy khiến tác phẩm của Trần Văn Cẩn vừa sâu sắc, ý nhị vừa dung dị nhưng cũng đầy chất thơ.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Người nghệ sĩ có tạng chất hiền lành và mẫn cán ấy vẫn không ngừng tạo ra những tác phẩm có giá trị, góp phần xây dựng một nền nghệ thuật mới, non trẻ Việt Nam vừa tách khỏi sự bảo hộ của người Pháp. Tuy nhiên đề tài, đối tượng vẽ ở đây đã đổi khác, tiết tấu năng động rộn ràng, thiên về chiều hướng khắc hoạ tính cách, động dung nhân vật…Năm 1946, Triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức long trọng tại Nhà hát lớn Hà Nội, đã qui tụ đông đảo những anh tài khắp mọi miền đất nước, với các tác phẩm đủ loại như sơn mài, sơn dầu bột màu, thuốc nước, khắc gỗ, lụa… Và bức Xuống đồng - lụa của Trần Văn Cẩn đoạt giải nhất. Xuống đồngđược vẽ với bút pháp táo bạo, mạnh mẽ, độc đáo, hoà sắc tươi, nhẹ và tương phản nhằm lột tả hết công việc đồng áng nhọc nhằn. Qua đấy, ta cảm nhận được tình cảm sâu sắc của ông với đời sống người nông dân, với con người Việt Nam. Đây cũng là hoà sắc và chất liệu chưa từng có ở tranh lụa Việt Nam thời bấy giờ.

Trần Văn Cẩn - Con đọc bầm nghe - Lụa - 1954

Trong kháng chiến, Trần Văn Cẩn tham gia giảng dạy khoá mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng. Năm 1954, sau khi Tô Ngọc Vân hi sinh, Trần Văn Cẩn lãnh trách nhiệm hiệu trưởng và ở cương vị ấy trong suốt 15 năm. Ngoài ra, ông còn là chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, phải quan tâm đến mọi hoạt động của hội: tuyển chọn tranh tham dự triển lãm trong nước và quốc tế; chủ tịch hội đồng duyệt mua tranh của Bảo tàng Mỹ thuật; chấm thi Hội hoa xuân, vẽ mẫu quốc huy...Nhưng dù là nghệ sĩ sáng tạo hay nhà lãnh đạo nghệ thuật Trần Văn Cẩn vẫn luôn là con người đầy trách nhiệm. Là một người hiểu biết hội hoạ thấu đáo, nghiêm túc trong lao động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, dù có bận bịu tới đâu Trần Văn Cẩn vẫn dành một khoảng lặng cho nghệ thuật thăng hoa. Và sau 9 năm kháng chiến vô cùng gian khó mà hào hùng, Trần Văn Cẩn ra mắt công chúng thủ đô bằng hai tác phẩm lụa: Con đọc bầm nghe(1954) và Lò đúc lưỡi cày (1955), đã cho thấy một Trần Văn Cẩn khác: mạnh mẽ, đầy cá tính, toát lên niềm vui cuộc sống.

Mùa thu đan len - sơn dầu và Tát nước đồng chiêm - sơn mài là hai tác phẩm xuất sắc của Trần Văn Cẩn. Tát nước đồng chiêm thể hiện một quang cảnh rộng lớn: quang cảnh những người nông dân đang lao động trên chính thửa ruộng của mình. Ông vẽ người lao động mà không thấy vẻ lam lũ, nhọc nhăn, ngược lại, toát lên một vẻ đẹp đầm ấm. Tát nước đồng chiêm biểu hiện một vẻ đẹp chân thật, chất phác không kém phần duyên dáng lãng mạn của người nông dân Việt Nam. Và có lẽ Trần Văn Cẩn còn một trong những danh hoạ vẽ nông dân thành công nhất: bố cục chắc vững, các mảng đầy vơi đan xen tài tình, từ dáng điệu được nghiên cứu một cách công phu, rất xao động, nhuần nhuyên sắc độ đậm nhạt mềm mại, dễ chịu hợp lý. Trong niềm đam mê, hứng khởi Trần Văn Cẩn đã vẽ nên một nét mềm lơi lả. Cả một không gian tươi sáng nhộn nhịp như hoà quyện vào như những cô gái quê uyển chuyển trong động tác tát nước gàu dai, những cúi ngửa tự nhiên, bay bướm, những khóm tre lay động những cánh cò dập dờn, những thửa ruộng chạy xa tít phía chân trời chói loà... Ta nghe có cả âm thanh của tiếng nước đổ. Về mặt nào đó, Tát nước đồng chiêm mãi là bài học hàn lâm cho nền mỹ thuật Việt Nam.

Trần Văn Cẩn - Tát nước đồng chiêm - Sơn mài

Trong những năm tháng chống Mỹ, Trần Văn Cẩn đi nhiều, vẽ nhiều. Hàng tập ký hoạ, tranh sơn mài, sơn dầu, thuốc nước, lụa... đã ra đời. Tác phẩm của ông chứa đựng sâu sắc và đa diện về hiện thực đời sống.

Nữ dân quân vùng biển - sơn dầu, sáng tác năm 1960, mang đậm dấu ấn Trần Văn Cẩn: nhuần nhuyễn những qui luật hội họa cổ điển, bố cục, cách phối màu rất chính, biểu hiện nhất quán ý tưởng của tác giỏ: giữ gìn biển trời của Tổ quốc. Nữ dân quân vùng biển là một người con gái da sẫm, khỏe, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Hơn thế nữa, vữ dân quân vùng biển còn có vẻ đẹp nhuần nhụy của người phụ nữ Việt Nam: dung dị kín đáo mà kiên gan, bền chí. Trần Văn Cẩn đã tổng hợp tri thức của phương Tây và phương Đông. Hình ảnh có tính chất khái quát. Tác giả đã phát huy được lối nhìn phương Đông. Đây là bức sơn dầu thành công nhất của Trần Văn Cẩn sau Em Thúy.

Trần Văn Cẩn - Nữ dân quân vùng biển - Sơn dầu - 1960

Với tài năng ấy, địa vị xã hội ấy lẽ dĩ nhiên hoạ sĩ Trần Văn Cẩn được sự mến mộ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và những học trò của mình (đặc biệt là học trò nữ). Không thiếu nhữ rung động riêng tư dành cho ông. Nhưng khác hẳn phần đông nghệ sĩ khác, ông nghiêm túc với nghệ thuật, với đời sống, khiến người ta chỉ có thể khâm phục ngưỡng mộ. Ông là một người thầy mô phạm đúng nghĩa. Danh họa Trần Văn Cẩn đã dành cả cuộc đời mình cho sáng tạo nghệ thuật. Ông là một trong những cây đại thụ của làng Mỹ thuật Việt Nam, một tấm gương sáng chói về lao động nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.

Trần Văn Cẩn - Thiếu nữ áo vàng

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phái đẹp qua hội họa

    08/03/2020Vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hình thể và vị trí thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cùng thiên chức của người phụ nữ đã được đề cao và khai thác đến đỉnh điểm, để từ đó khẳng định và chứng minh một chân lý: Không có phụ nữ, không có nhân loại và cũng không thể có nền văn hoá – văn minh trên trái đất...
  • Nước Nga tuyệt đẹp của Levitan

    06/11/2019Trịnh ChuThế kỷ XIX được mệnh danh là thế kỷ của những người khổng lồ. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ tự nhiên đến xã hội đều xuất hiện những thiên tài kiệt xuất. Nền hội họa Nga tự hào với Levitan (30/8/1860 - 4/8/1900).
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

    31/10/2013H.L. (theo The Times)Pablo Picasso, danh họa người Tây Ban Nha, đứng đầu top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố. Cuộc bình chọn thu hút sự tham gia của 1,4 triệu người.
  • Vũ khúc - tuyệt tác của Henri Matisse

    09/12/2009Mai PhươngHình dáng các vũ công mỗi người mỗi vẻ trong các tư thế điển hình, nổi bật trên nền xanh lam của bầu trời hay của biển cả mênh mông... Chiêm ngưỡng “Vũ khúc" của Henri Matisse, như thấy ngay trước mắt ta những con người đang say sưa khiêu vũ bên mép lề của trái đất, trong một nhịp điệu nhanh và chậm, sâu lắng và cuốn hút.
  • Sáng tạo nghệ thuật

    24/10/2009Thái TuấnTrong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng hình sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa. Không hề là những dấu hiệu quy ước, hình sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai trò của nghệ thuật không là sự “minh họa” cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc “tải đạo” như văn chương.
  • Mười kiệt tác hội họa đắt giá nhất mọi thời đại

    22/10/2009Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)Đây là tác phẩm hội hoạ được bán đấu giá cao nhất thế giới từ trước tới nay, hiện nay thuộc sở hữu của Chính phủ Áo. Bức tranh gây nhiều tranh cãi trong hơn một năm và sau đó được trao trả cho Áo sau một thời gian bị Đức quốc xã chiếm trong Thế chiến thứ hai. Bức tranh được danh hoạ Gustav Klimt vẽ vào năm 1907. Năm 2006, bức hoạ được Ronald S Lauder mua lại để làm tài sản thừa kế.
  • Mơ về cội nguồn

    08/10/2009Thái TuấnCái đẹp tươi vui trên làn môi, héo hon trong khóe mắt. Đã có đẹp tất phải có xấu. Khởi lên bằng lời là đã có phân chia sự vật. Mọi sự tiến hóa của loài người cũng bắt đầu từ sự phân chia ấy.
  • Tuổi của nghệ thuật

    25/09/2009Thái TuấnLàm một con người không phải là điều khó; nhưng cũng không phải chỉ biết kiếm ăn, tìm uống là đã thành người. Và trong một bức họa, vẽ lên cái hình thể, cái thân xác một người chưa hẳn là đã vẽ đúng về con người. Nghệ sĩ cũng là con người tự tìm hiểu về con người. Bởi nghệ thuật là con người cộng vào với thiên nhiên tạo vật để tạo thành một cao đẹp hơn, một thiên nhiên lý tưởng hơn cái thiên nhiên sẵn có.
  • Lê Phổ: nghệ sĩ bậc thầy trường phái hậu ấn tượng

    16/09/2009Lan Chi lược dịchLê Phổ sinh tại Hà Ðông trong gia đình thế tộc, cha là kinh lược xứ Bắc kỳ Lê Hoan. Tuổi thơ của ông không hạnh phúc, khi lên ba thì mồ côi mẹ, lên tám thì mồ côi cha. Sống với chị dâu và anh trai, ông luôn phải chịu trách nhiệm về mọi rắc rối do những đứa cháu gây ra. Bà Vaux cho biết: “Ông không kể với con cái về tuổi thơ của mình, ông trầm lặng và sống nội tâm. Ông không nhớ gì về cha mình ngoại trừ việc biết cha mình hút thuốc phiện”.
  • Kỹ tác đặc biệt: Nghệ thuật

    08/09/2009Hoành SơnCon người xưa run rẩy bước trước thiên nhiên rộng lớn lao, kỳ bí và hùng mạnh. Nhưng nó không chỉ thụ động và chịu khuất phục suông. Chẳng những uốn mình theo thiên nhiên để ứng phó với mỗi hoàn cảnh như các sinh vật khác, nó còn dám tác động vào thiên nhiên để biến cải nó cho phù hợp với nhu cầu và cách sống của mình... Rồi vào những thế kỷ gần đây, khám phá thiên nhiên bằng khoa học và chế ngự nó bằng kỹ thuật được rồi, con người thực sự cảm thấy mình là ông chủ của nó thay vì như xưa, coi nó là ông chủ của mình khi đồng hoá sấm sét và núi cao, biển rộng với thần thánh.
  • Những cuộc "hôn phối" kỳ diệu trong mỹ thuật

    09/08/2009Trịnh CungTrong nhiều môn nghệ thuật, phụ nữ và hoa luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ sĩ sáng tạo, nhưng có lẽ chỉ duy nhất với nghệ thuật hội hoạ thì người phụ nữ và hoa không những thường xuyên là chủ đề chính trong vô số tác phẩm mà còn làm nên những tên tuổi học sĩ lẫy lừng thế giới.
  • Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt các nghệ sĩ

    17/06/2009Chương trình triển lãm mỹ thuật, hội họa và thủ pháp nghệ thuật với chủ đề “Hòa quyện” đã nhận được sự ủng hộ và góp sức của những nghệ sĩ tên tuổi như: họa sĩ Nguyễn Thân, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Trần Huy Hoan, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Huỳnh Ngọc Dân, họa sĩ Văn Y, nhà thiết kế - họa sĩ Ngô Thái Uyên…
  • 100 năm hội họa trừu tượng

    14/04/2009Văn NgọcMột trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
  • Nhìn lại đời sống mỹ thuật Việt 2008, một câu hỏi lớn…

    23/01/2009Dã Quỳ365 ngày đã qua, nhìn lại, dường như mỹ thuật Việt Nam cũng có không ít sự kiện. Nhưng những sự kiện đó có đưa mỹ thuật Việt hiện đại lên được một tầm cao mới.
  • Ghi chép Mỹ học

    06/01/2009Hoàng Ngọc HiếnMỹ học là một môn học nghiên cứu sự sáng tạo và cảm thụ theo "quy luật cái đẹp" ( Kunzitxưn). "Quy luật cái đẹp" làm một khái niệm của Mác.
  • Nghệ thuật cao siêu rất đời thường

    05/12/2008Nguyễn QuânVới nghiên cứu lý luận, lịch sử văn hóa nghệ thuật thì các công trình "hàn lâm", dài hơi là phần lõi xác định tầm thâm cao của nghiên cứu. Với Phan Cẩm Thượng là các công trình uy tín như "Điêu khắc cổ Việt Nam", "Đồ họa cổ Việt Nam", "Điêu khắc Tây Nguyên", "Chùa Dâu- Tứ Pháp", "Chùa Bút Tháp"…
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

    20/09/2006Vương Duy BiênKhoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • Họa sĩ THANH TRÍ : giữa thế giới sắc màu tâm ảnh

    24/05/2005Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp và họa sĩ là người đem những sắc màu và cảm xúc từ trong tâm thức của chính mình để sáng tạo thế giới: Một thế giới mang tính tượng trưng vừa hiện thực, vừa mơ mộng của cái đẹp.  Do đó, mỗi tác phẩm hội họa là một vũ trụ thu nhỏ tâm ảnh của người họa sĩ.  Mỗi họa phẩm là một mảnh tâm hồn của họa sĩ.  Màu sắc, đường nét, bố cục của mỗi bức tranh, do đó, vừa mang tính khách quan của thế giới hình tướng nhưng cũng vừa mang tính chủ quan sáng tạo của người nghệ sĩ...
  • Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...

    24/05/2005Nguyên HưngĐến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồn
  • xem toàn bộ