Đổi mới giáo dục: Cần cải cách toàn diện

08:46 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Chín, 2009

Nhân dịp đầu năm học mới, Giáo sư Phan Đình Diệu, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học và giáo dục-UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông khẳng định: “Đổi mới nền giáo dục, cần tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, chứ không chỉ là những điều chỉnh đơn lẻ về từng mặt...”

Trước tiên, phải đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục

PV: Thưa giáo sư, dưới góc nhìn một nhà khoa học, ông nhìn nhận thế nào về những giải pháp, đổi mới giáo dục trong thời gian qua? Mục tiêu giáo dục đã thực sự được “bắt đúng mạch”?

Giáo sư Phan Đình Diệu: Bộ GD&ĐT vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp, nhưng hầu như còn nặng về hình thức. Điển hình trong giáo dục mầm non và tiểu học, nội dung học ra sao, cách học, mục tiêu giáo dục là gì? Xem ra, vẫn chưa có sự định hướng mới hơn so với các năm trước. Đối với các cấp học này, mục tiêu là để trẻ hình thành những phẩm chất ban đầu về tư duy, nhân cách, thói quen ham hiểu biết để tạo nên con người cho tương lai thì không nêu ra được các nội dung cụ thể. Phần lớn chỉ đề cập cách tổ chức lớp ra sao; bao nhiêu phần trăm giáo viên giỏi, bao nhiêu trường đạt “chuẩn quốc gia”? Tiếp đến là cấp trung học, vẫn chỉ nói chung chung là “phải thay đổi” nhưng không đi vào cụ thể, chỉ là những con số mang tính hình thức như phổ cập bao nhiêu phần trăm? Điều này cũng rất quan trọng, nhưng chưa thực sự là vấn đề cấp bách của xã hội.

Trong vài năm trở lại đây, nhiều ý kiến phản biện xã hội luôn chú trọng thay đổi và cải cách những vấn đề tồn tại trong giáo dục. Đặc biệt là hướng tới cải cách nội dung, phương pháp giáo dục, phương thức tổ chức và quản lý hệ thống trường học. Chúng tôi cho rằng Chính phủ cần phải chủ trì tiến hành một cuộc cải cách giáo dục toàn diện, chứ không chỉ là những hiệu chỉnh, điều chỉnh đơn lẻ. Nội dung đó bao gồm cải cách toàn diện những tư tưởng chung mang tính chiến lược, cho đến cải cách về nội dung, phương pháp giáo dục có tầm nhìn dài hạn; chứ không đơn thuần là những chỉ tiêu phấn đấu như đạt bao nhiêu trường ĐH đẳng cấp quốc tế, đào tạo bao nhiêu ngàn tiến sĩ! Bởi đó chỉ là hình thức bề ngoài, nếu không muốn nói rằng những chỉ tiêu đó không rõ ràng về “nội dung”, nên khi thực hiện do không “hiểu” nên không biết thế nào là “đạt” được!

Cải cách giáo dục phải được đề cập toàn diện, thay đổi mang tính hệ thống, ràng buộc logic lẫn nhau. Tất cả phải dựa trên cơ sở lý luận, có tính triết học, tính nhận thức, có phương pháp thực hành. Muốn bỏ cái cũ, phải thay bằng cái mới có nội dung, đạo lý cao hơn. Từ đó, phải giáo dục học sinh ngay từ bé ý thức độc lập, tự chủ cũng như đạo đức biết tự trọng, tôn trọng chính mình.

Tóm lại, việc cải cách trước hết phải cải cách tư duy giáo dục, tiếp đó đến cải cách nội dung, rồi đến phương thức tổ chức thực hiện (bao gồm chương trình giảng dạy, sách giáo khoa; cách tổ chức, quản lý hệ thống trường lớp). Tất cả đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, trù tính cặn kẽ. Từ nay đến 2020, Việt Nam cần phải xây dựng và thực hiện một đề án cải cách giáo dục và nên bắt đầu thực hiện ngay, điều này chúng tôi đã kiến nghị từ lâu.

Giáo dục “tư duy sáng tạo”: Phải mất không dưới 10 năm

Một trong những tồn tại, hạn chế trong giáo dục nước ta khi truyền thụ cho học sinh là gì, thưa ông? Liệu Việt Nam có rút ra kinh nghiệm gì từ những thành tựu mà các quốc gia trên thế giới có nền giáo dục phát triển đã đạt được?

- Đối với nội dung giáo dục, lâu nay người ta vẫn đề cập vấn đề yếu kém nền giáo dục hiện nay là chưa trang bị cho học sinh “tư duy sáng tạo” (TDST). Đây là vấn đề lớn và nhạy cảm, không hề dễ dàng nhất là khi vấn đề này còn quá mới, chưa bao giờ được thực hiện tại Việt Nam.

Vấn đề tôi muốn đề cập là phải xác định rõ nội dung, mục tiêu và phương pháp truyền thụ TDST đối với học sinh. Đầu tiên, Bộ GD&ĐT phải khảo sát, tìm hiểu và cử người đi học về phương pháp, cách dạy từ những nước đã đạt thành tựu giáo dục về vấn đề này. Điển hình như Phần Lan, Thuỵ Điển là những quốc gia có thành tựu rất lớn về đổi mới, cải cách giáo dục, đặc biệt đã áp dụng thành công chương trình dạy TDST ở các cấp THPT. Đầu tiên, phải đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến thức về TDST, riêng đối với bậc đại học, đòi hỏi phải đổi mới cao hơn về chương trình, cách truyền thụ lẫn tư duy người thầy. Mục tiêu đòi hỏi sinh viên phải biết kết hợp việc học đi đôi với nghiên cứu khoa học, kết hợp tiếp thu kiến thức với thói quen tìm tòi, sáng tạo, tránh thụ động, trì trệ tư duy. Chỉ một nội dung như thế, đối với Việt Nam cũng phải mất chừng 10 năm. Vì không thể ngay lập tức phát động các trường dạy TDST đối với học sinh, trong khi tiềm lực không có đồng thời giáo viên chưa hiểu được bản chất vấn đề.

Năm 2012, Việt Nam sẽ tham gia vào chương trình PISA mang tầm quốc tế, ông có đánh giá gì về tính tích cực của chương trình này?

- Trước đây, tôi đã từng đề nghị Việt Nam nên chuẩn bị một cách tích cực để trong vài năm tới sẽ tham gia vào Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment). Đây là chương trình đánh giá toàn diện học sinh mang tầm quốc tế, góp mặt nhiều quốc gia phát triển mạnh về giáo dục do khối OECD (tổ chức các nước công nghiệp phát triển) khởi xướng. Khác những kỳ thi như Olympic, mỗi nước sẽ được tham gia đến hàng nghìn học sinh. Sự đánh giá vượt ngoài khuôn khổ sách giáo khoa này sẽ là cơ sở tốt để chúng ta nhìn nhận lại và đề ra giải pháp đối với những tồn tại, yếu kém, vấn nạn chạy đua thành tích lâu nay trong giáo dục. Lâu nay, Phần Lan luôn là nước đứng đầu, trong khi các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Đức,.. không phải bao giờ cũng đạt vị trí cao nhất.

Cần lập Hội đồng thẩm định sách và xây dựng “khung” chuẩn SGK

Ông có đánh giá gì về tính quy chuẩn hệ thống sách giáo khoa (SGK) hiện nay? Giải pháp nào để chuyện thay SGK hàng năm không còn tái diễn?

- Thực trạng giáo dục những năm qua, có những đổi mới chưa kịp có tác dụng đã trở thành... cũ mất rồi. Trở lại vấn đề trước, nếu không có chương trình nghiên cứu nghiêm túc, sẽ không biết phải dạy TDST cho học sinh ra sao. Theo tôi, nên thành lập các Hội đồng thẩm định SGK nhằm nghiên cứu, thực nghiệm dựa trên sự đóng góp thảo luận và thống nhất của các nhà giáo, giảng viên, nhà sư phạm, để đưa ra một chương trình có nội dung chuẩn. Trên “khung” chương trình đó, nhóm tham gia viết SGK sẽ bổ sung những kinh nghiệm của mình. Trên cơ sở đó, rất có thể, mọi người đều được quyền viết SGK và mỗi môn học sẽ có nhiều SGK; nhưng đều có thể dùng chung được, vì đã được một Hội đồng thẩm định kỹ lưỡng, đánh giá là đạt chuẩn theo “khung chương trình”. Điều đó, tránh tình trạng SGK bị lỗi biên soạn, sai kiến thức cơ bản và thay sách hằng năm, tránh lãng phí, tốn kém.

Nước ta đã một thời thực hiện xây dựng tủ SGK tại các trường tiểu học và trung học cho học sinh mượn. Đây là hình thức rất hay. Một bộ SGK như thế có thể dùng hàng chục lứa học sinh, quan trọng hơn, học sinh không phải mua sách.

Theo ông, việc lập Hội đồng thẩm định sách liệu có hạn chế việc “loạn” thị trường sách tham khảo, nhất là khi kiến thức, nội dung loại sách này còn đang “thả nổi”?

- Điều đó rất đúng. Theo nguyên tắc, sách tham khảo không được nằm trong “khung” bắt buộc của giáo trình giảng dạy, bởi vậy khi ra đề thi, không được chênh ra khỏi giáo trình chuẩn, như lấy kiến thức từ một cuốn sách tham khảo nào đó. Việc lập Hội đồng thẩm định sách, Bộ GD&ĐT phải chủ trì. Hiện nay, sách tham khảo không giới hạn đối tượng người viết (tương đối tự do viết và xuất bản), tuy nhiên Hội đồng thẩm định có quyền đưa ra khuyến cáo, định hướng, đặc biệt là đối với sách dùng trong các nhà trường.

Tôi không phủ nhận kết quả đạt được của Bộ GD&ĐT trong những năm qua như việc biên soạn hệ thống chương trình giáo dục và các giáo trình khá công phu. Tuy nhiên, do chưa được chỉ đạo sát sao bởi một đường lối chủ trương và tư tưởng nhất quán, nên sự định hướng nhiều khi vẫn bị “xô lệch”.

Theo tôi, cấp thiết phải có giải pháp chấn hưng nền giáo dục, có thể lập ra Hội đồng giáo dục cấp nhà nước nhằm nghiên cứu, đề ra những định hướng, kế hoạch mang tính toàn diện đáp ứng yêu cầu cải cách. Có thể khẳng định một cách không chủ quan, lộ trình trên nếu được thực hiện nghiêm túc thì đến năm 2020, nền giáo dục nước ta tương đối được định hình, cơ bản sẽ bắt nhịp xu hướng phát triển chung của nền giáo dục thế giới.

Xin cám ơn giáo sư!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

    13/09/2009Phạm ToànTrong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Một nền giáo dục công nghiệp hóa trong bối cảnh văn minh toàn cầu

    26/03/2009Phạm ToànCuộc thảo luận về Cải cách Giáo dục đã kéo dài bao nhiêu năm rồi! Liệu có được một công cụ tư duy hành dụng - một hướng đi và cách làm - nhằm dồn các cuộc cãi cọ vào hành động cải cách giáo dục hữu hiệu?
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Giáo sư Phan Đình Diệu: "Đừng quay lưng với những giá trị truyền thống"

    25/12/2008Trịnh Vĩnh Hà thực hiệnVới tư cách là chủ nhiệm hội đồng tư vấn khoa học & giáo dục của Mặt trận Tổ quốc VN, GS Phan Đình Diệu là đại diện của một trong bốn nhóm tác giả đang kêu gọi một sự hiệp lực để thực hiện một cuộc cải cách giáo dục (GD) từ năm 2011-2020.
  • Đảm bảo tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtBản chất của việc xây dựng chương trình cải cách thể hiện về mặt hình thức ở chính tính đồng bộ của cải cách. Sự đồng bộ của các cuộc cải cách không có nghĩa là đồng thời, vì các cuộc cải cách này có quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề hoặc bảo trợ cho nhau trong một chương trình cải cách tổng thể...
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

    22/07/2005Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại...
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Câu chuyện giáo dục

    22/11/2003Ai cũng mong chúng ta có những cải cách Giáo dục cho xứng đáng mong đợi...
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

    11/02/2003Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.
  • xem toàn bộ