Đông Kinh nghĩa thục và cải cách giáo dục hiện nay

06:33 CH @ Chủ Nhật - 02 Tháng Bảy, 2017

Bài liên quan:


Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết thì nghiên cứu nghiêm túc về Đông Kinh nghĩa thục sẽ thấy hiện ra nhiều giá trị lấp lánh mà các bậc sỹ phu và cả một phong trào canh tân đất nước thời ấy để lại, trong đó nhiều bài học về triết lý giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay.

.

.Đông Kinh nghĩa thục được thành lập tại Hà Nội và hoạt động từ tháng 3.1907. Đúng như tên gọi của nó, đây trước hết là một trường học, một trường học tư và hoàn toàn bất vụ lợi, được lập ra vì một nghĩa lớn. Nghĩa lớn ấy nằm chính trong tôn chỉ sáng láng của phong trào Duy Tân: “Khai dân trí”, mở mang và nâng cao dân trí, để từ đó đi đến “Chấn dân khí”, tạo nên sinh khí mới cho dân tộc, và “Hậu dân sinh”, đưa đất nước đến phát triển phồn vinh cùng năm châu bốn biển. Về thực chất, Đông Kinh nghĩa thục chính là một cuộc vận động và thực hành cải cách giáo dục rộng lớn, sâu sắc, cơ bản và sớm một cách đáng kinh ngạc.

Tại buổi tọa đàm Đông Kinh nghĩa thục và cải cách giáo dục hiện nay vừa diễn ra tại Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh: Đông Kinh nghĩa thục đề cao chủ nghĩa mở trí khôn cho nhân dân, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu; đem tư tưởng của người xưa kết hợp với kiến thức hiện đại làm cho thật sự có kết quả, phổ cập giáo dục làm cho cả nước văn minh. Mục tiêu giáo dục theo lý chung là để có ích cho bản thân và cho quốc gia, xã hội... Đông Kinh nghĩa thục còn chủ trương bỏ lối học khoa cử vì hư danh và để làm quan; cổ vũ giáo dục thực nghiệp, học và thi cử gắn với công việc, để cho cái mà học sinh học và thi không trái với công việc thực tế họ phải làm; đề cao một phương pháp học tập thật văn minh, tiến bộ: “đặt đề mà hỏi. Cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do...”. Nhà trường không khép kín, nhà trường mở ra với những nhiệm vụ và hoạt động cứu nước, chấn hưng văn hóa và xã hội...


Em bé vác địa cầu tương trưng cho sức trẻ sẽ gánh vác văn minh thế giói - biểu tượng chung được in trong các sách của Đông Kinh Nghĩa Thục
.

PGs, Ts Chương Thâu - chuyên gia nghiên cứu về Phan Bội Châu cho rằng, Đông Kinh nghĩa thục là một kiểu trường học chưa từng có trong lịch sử nước ta - trường học của toàn dân, không phân biệt già trẻ gái trai. Học viên chủ yếu học tinh thần yêu nước, học chữ Quốc ngữ, học các kiến thức mới về luân lý đạo đức, lịch sử, địa lý nước nhà, học lối sống mới hợp vệ sinh, học khoa học, công nghệ, kinh tế, chính trị, quyền công dân... Tóm lại là trường đào tạo công dân, để cho một nước Việt Nam mới hướng tới độc lập, dân chủ tự do, thoát ra khỏi tình trạng nô lệ lạc hậu.

Có thể tìm thấy ở minh triết giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục những vấn đề cơ bản và thậm chí còn nóng hổi cho sự nghiệp giáo dục của chúng ta ngày nay, từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo con người từ đó là mục tiêu xây dựng xã hội mới - nội dung giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, các mối quan hệ nội tại và với xã hội của giáo dục... đến cách thức tổ chức nền giáo dục kiểu mới. Đặc biệt, chủ trương cải cách giáo dục đó được đặt trong một hệ thống rộng lớn, bao quát hơn, gắn liền và là động lực quan trọng để chuyển động hệ thống ấy: cải tạo có tính cách mạng toàn bộ xã hội.


GS Vũ Thế Khôi phát biểu tại tọa đàm, bên cạnh là hai diễn giả: GS Chương Thâu và GS Nguyễn Khắc Mai tại cuộc tọa đàm "Đông Kinh Nghĩa Thục và cải cách giáo dục hiện nay" 20/9/2012. Ảnh: Hạ Huyền.

.

Thế nhưng, chủ trương đó đến tận ngày nay giáo dục Việt Nam vẫn đang loay hoay đi tìm và nỗ lực cải cách. Các nhà Đông Kinh nghĩa thục đã trăn trở về chủ đề này 105 năm trước. Thành quả là “đường lối giáo dục quốc dân”, kế thừa tư tưởng của các nho sỹ bình dân thời phong kiến thế kỷ XIX và tư tưởng dân quyền, dân chủ và khoa học của phương Tây đã có ngày hôm nay. Theo Gs, Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, đường lối giáo dục này là mẫu mực của sự đổi mới “căn bản và toàn diện”, một cụm từ hiện nay đã trở thành phổ biến của ngành giáo dục. Nguyên Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, cháu ngoại chí sỹ Phan Chu Trinh, thích cụm từâ “cải cách giáo dục” của Đông Kinh nghĩa thục. Với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, “căn bản và toàn diện” không hề mập mờ, khó hiểu như cách dùng hiện nay. “Căn bản” nghĩa là tận gốc, từ bỏ triết lý “giáo dục tĩnh” của Nho giáo, vốn chỉ tạo ra những thần dân bù nhìn, chuyển sang “giáo dục động”, kết hợp Đông (đạo Nho nhân bản, văn hóa dân tộc) và Tây (giáo dục Pháp). “Toàn diện” bao gồm đủ các quá trình: mục tiêu, nội dung, phương pháp; không lấy phương pháp mới để dạy nội dung cũ như hiện nay, dẫn đến càng cải càng rối.

Mục tiêu “học là để có ích cho bản thân mình và cho quốc gia, xã hội...” của Đông Kinh nghĩa thục cũng là một tư tưởng có tính thời sự đối với nền giáo dục hiện nay. Ông Nguyễn Đông Hải, em trai bà Nguyễn Thị Bình, tóm gọn mục tiêu đào tạo của Đông Kinh nghĩa thục trong mấy từ: “Người học thực học, người dạy thực dạy, học trò học xong có thực tài và cuối cùng, thực cống hiến cho đất nước”...

Tư tưởng giáo dục tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục dù đã trải qua 105 năm nhưng vẫn có giá trị đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đó quả thật là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay” - nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhận định.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Ngọn lửa Đông Kinh nghĩa thục

    10/04/2017Trần Nhật VyĐể khơi gợi lòng yêu nước, đồng thời mở mang dân trí, kêu gọi mọi người đều được đi học, đều biết chữ, giới sĩ phu VN đã cho ra đời Đông Kinh nghĩa thục...
  • Đọc lại văn thơ Đông Kinh nghĩa thục

    02/03/2017Nguyên AnTrong kho tàng văn chương - văn hoá Việt Nam mấy trăm năm nay, có lẽ không có một nhóm tác giả, một tao đàn, một phong trào nào tồn tại ngắn ngủi mà lại có tiếng vang tốt đẹp, lâu dài như phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Một thiếu sót trong văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục

    16/06/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Văn học sử Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng. Chữ Nôm xuất hiện là một biến cố quan trọng. Chữ quốc ngữ ra đời cũng là một biến cố quan trọng... Như thế cũng là bỏ một biến cố quan trọng là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xuất phát năm 1907...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • xem toàn bộ