Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp

08:32 SA @ Chủ Nhật - 21 Tháng Năm, 2006

Một thầy giáo dạy triết rất tâm huyết với nghề trong một lần lên lớp đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này. Số là một lần, sau khi kết thúc học phần do thầy đảm nhiệm ở lớp sau đại học, buổi tổng kết, một cô học viên đại diện lớp “hồn nhiên” đem phong bì lên biếu thầy gọi là quà chia tay. Thầy lắc đầu không nhận. Đến cuối buổi ra về, cô học viên này nửa đùa nửa thật nói với thầy: “Sớm muộn gì thầy cũng bị sa thải thôi, chồng em trước đây cũng như thầy vậy”...

Kể câu chuyện đó ra, tôi tin không phải ông thầy giáo muốn tô vẽ thêm hình ảnh liêm khiết của mình làm gì vì tất cả những nhiệt tình, đam mê công việc và khoa học đã bộc lộ qua những giờ giảng vắt kiệt trí tuệ của ông. Tôi chỉ nhận thấy khi mọi người trong lớp cười ồ thì ánh mắt ông thoáng buồn xa xăm, ông không cười bởi ông không thể cười được trước những kệch cỡm, mua bán ngày nay đã chẳng từ lãnh địa nào cả. Còn với tôi, tôi không ngạc nhiên trước câu chuyện thầy kể bởi lẽ không phải một lần tôi được nghe những câu chuyện như thế.

Trò làm hư thầy hay…?

Ngày nay đã có rất nhiều người theo học cao học, và cũng có nhiều dạng đi học cao học. Có sinh viên ra trường vì chưa tìm được việc nên đành tiếp tục theo học để chờ cơ hội bám trụ thành phố, có những người đã đi làm, công ăn việc làm ổn định lại muốn lấy thêm tấm bằng để củng cố địa vị và cũng để tạo nền tảng thăng quan tiến chức, tiếc thay cái bộ phận người học cao học vì mục đích khoa học không nhiều nếu không muốn nói là quá ít. Và phải chăng vì động cơ học không phải vì bản thân khoa học nên cách hành xử nhiều khi cũng nhuốm màu sắc kinh tế thị trường cũng nên?

An là học viên cao học của lớp VNH. Cô kể lớp cô toàn cán bộ của viện đi học, điều ấy cũng đồng nghĩa với việc phần lớn học viên đều đã ổn định công tác, có gia đình và cũng “kha khá tuổi” rồi. Buổi học tối quy định là hai tiếng rưỡi nhưng thường cắt đầu cắt đuôi đi bao giờ cũng chỉ được non hai tiếng kể cả ra chơi. Đến đợt thi giữa kỳ, cả lớp hô hào nhau đóng 150,000 tiền thi môn Triết, An cứ ngớ người vì chẳng hiểu đó là tiền gì nên cô chưa vội đóng để hỏi lại. Chưa kịp hỏi thì ngày thi đã tới, giám thị coi thi có tới ba nhưng coi như chỉ có một, vì hai người còn lại dường như chỉ coi “làm vì”. An để ý thấy có một số học viên quay bài nhưng hai giám thị kia tỏ vẻ làm lơ, chỉ thỉnh thoảng cô giám thị thứ ba bắt được vài người. Sau buổi thi gặp Lợi, lớp trưởng lớp VNH, Lợi hề hề bảo, có ba giám thị mới “đi” được hai, còn cô kia “khó tiếp cận” quá nên hôm nay vẫn bắt đấy. Rồi nhân thể Lợi nhắc An đóng tiền thi giữa kì môn Triết luôn, An than trời mà chưa biết phải làm sao, mình có học hành kiểu đó đâu mà phải dùng tiền lo lót, nhưng cả lớp đóng tiền chẳng nhẽ mình không? Vả lại đó mới chỉ là thi giữa kỳ, còn thi cuối kỳ nữa, sẽ lại phải đóng bao nhiêu đây?

Với Hà thì khác, cô là học viên lớp cao học LSĐ, ngay từ đầu ban cán sự lớp cô tỏ ra “rất có kinh nghiệm” trong chuyện giao tế với thầy cô giáo. Họ bảo nhau đóng tiền quỹ lớp mỗi người vài chục nghìn và cứ hết học phần của thầy cô nào lại có quà chia tay với thầy, cô giáo ấy. Không hỏi cụ thể nhưng tôi nghĩ ông thầy giáo dạy Triết mà tôi nói ở trên nhiều khả năng là “nạn nhân khốn khổ” của cái “tình thầy trò thắm thiết” đó.

Với những kiểu tiền “phi chính thống” như thế không phải ban quản lý trường không lưu tâm và chấn chỉnh. ở trường ĐHKHXH&NV chẳng hạn, đã có hẳn cán bộ của Phòng đào tạo sau đại học xuống tận các lớp công bố, ngoài khoản học phí ra thì học viên cao học không phải nộp bất cứ một khoản tiền nào. Nếu lớp muốn thu quỹ thì phải thống nhất, trường hợp quỹ lớp quá nhiều học viên có thể phản ánh lên Phòng đào tạo sau đại học. Đó là về lý thuyết mà nói, bởi tất nhiên những luật lệ bất thành văn vẫn thường tồn tại nhiều khi bất chấp cả số đông. Đó còn là cái bệnh thường thấy ở những người không muốn học nhưng lại muốn có thành tích cao, những người không hiếm trong xã hội ngày nay. Vô hình chung cao học bao giờ cũng kèm theo với những ám ảnh không đáng có là “cao tiền”, “cao quà” nhưng lại “thấp trình độ”, “thấp văn hoá”.

Ý thức học tập, nghiên cứu còn kém

Một điều không thể chối cãi hiện nay là trình độ cao học và nghiên cứu ở nước ta đang bị chỉ trích rất nhiều. Là một học viên cao học, tôi không khỏi chạnh lòng về điều đó, song thú thật tôi không thể không đồng ý với quan điểm thẳng thắn nhưng xác đáng đó. Liệu rằng có bao nhiêu người làm công tác nghiên cứu khoa học kia thực sự nhiệt tâm cùng khoa học? Liệu rằng với những người học viên nghiên cứu cao học về Văn học, Lịch sử, Triết học… kia, mục đích tối thượng của họ có hẳn đã chiếm lĩnh những tri thức văn hoá, lịch sử, triết học hay là những gì ngoài nó? Còn gì buồn hơn khi hàng tuần, cán bộ đào tạo liên tục phải điểm danh đột xuất các lớp học vì tình trạng bỏ giờ, bỏ học ngày một lan tràn trong các lớp sau đại học. Thực tế có những người đảo qua lớp học chờ điểm danh xong rồi về cho thấy một thái độ học cực kỳ đối phó ở những người được “tạm gọi” là trí thức cao thời nay. Một thái độ như thế khó có thể tạo ra được một con người làm khoa học theo đúng nghĩa.

Tôi muốn đi sâu hơn nữa vào việc học trong giờ của các học viên sau đại học. Tôi không vơ đũa cả nắm mà chỉ muốn vạch rõ những thái độ còn chưa đúng đắn trong lớp học của học viên cao học. Khó tìm được một giờ học không có chuông điện thoại di động. Đó là điều bình thường? Không, nó rất không bình thường và rất đáng chê trách. Văn hoá dùng điện thoại từ lâu đã được nhắc nhở rất nhiều trên báo, đài và bản thân rất nhiều học viên cao học chính là những nhà báo nhưng hình như chưa hiểu được cách dùng điện thoại sao cho hợp lý. ở trên, thầy giảng cứ giảng, ở dưới trò nghe, nói chuyện và viết tin nhắn vô tư. Một giờ học chỉ khoảng hơn hai tiếng nhưng đủ kiểu chuông điện thoại “tranh minh” theo kiểu “bách gia tranh minh”. Thử hỏi với những âm thanh phân tán như thế, các “nhà nghiên cứu” có đủ sức tập trung mà ghi bài nữa không chứ chưa nói đến chuyện “tư duy”.

Đôi điều nhắn gửi

Tôi vẫn cứ tin rằng “những điều trông thấy” của tôi chỉ là một bộ phận không phổ biến trong nhóm các học viên sau đại học hiện nay, nhưng dẫu là con sâu bỏ rầu nồi canh thì cũng cần loại trừ để làm trong lành thêm môi trường học tập, nghiên cứu. Một xã hội muốn phát triển bao giờ cũng cần có những trí thức giàu lòng cầu thị, khát khao tìm tòi, sáng tạo với phẩm cách đạo đức của con người mới. Dư luận xã hội có thể sẽ còn nhiều chê khen, nhưng chính bản thân những người trong cuộc, các học viên cao học nên sẽ biết phải làm gì để xoá bỏ những điều không đáng có ấy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Đào tạo sau ĐH: Thiếu thực tiễn...

    08/05/2006Mai Minh - Hồng HạnhChương trình đào tạo còn xa rời thực tế, nặng về hàn lâm; Phương pháp dạy học còn lạc hậu, vẫn thầy đọc trò chép... Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị tổng kết công tác sau ĐH, vừa được tổ chức sáng 4/1/2006 tại Hà Nội...
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Bát nháo học... thuê

    05/11/2005Trần Văn - Nguyễn HoàngMột ngày cuối tháng 10 vừa qua, tôi nhận được nội dung cuộc gọi của Nguyễn Hồng Q: “8 giờ mày sang lớp tại chức trường T. học hộ tao nhá. Hôm nay ở bên trường X, tao phải kiểm tra giữa kỳ. Chiều nay tao mời mày đi uống bia”.
  • Những quái chiêu học và chơi

    25/10/2005Hương LanMột cuộc khảo sát nhỏ của chúng tôi với hơn 100 sinh viên học tại các trường trên địa bàn Hà Nội cho thấy, có đến hơn 40% sinh viên trong nhóm này thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi để nghe nhạc, xem phim, tụ tập bạn bè...
  • "Tội" chăm chỉ

    23/10/2005Đoan Trúc"Sinh viên Việt Nam chăm thiệt!", một sinh viên Hàn Quốc, đang theo học tại TP.HCM nhận xét. "Ai cũng chăm chú ghi ghi, chép chép". Để chứng minh cho nhận định của mình, anh bạn rủ tôi cùng vào dự một buổi học của lớp báo chí
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Thầy cũng tụt hậu, ai lo?

    08/10/2005Tuấn HàCâu hỏi thường trực trong niềm tin của sinh viên trước những người thầy của mình: Sinh viên tụt hậu, đã có các thầy cập nhật, giúp đỡ. Vậy các thầy tụt hậu thì sao? Ai lo?
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • Hãy "thực dụng" hơn với tri thức

    06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Một số việc phải chấn chỉnh để nâng cao chất lượng đại học

    20/10/2003Quy mô và chất lượng đào tạo không phải lúc nào cũng song hành với nhau, chưa nói hiện nay đang ở xu thế phát triển trái ngược nhau. Để nâng cao chất lượng đại học, cần phải chấn chỉnh các hiện tượng..
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ