Đừng là ngọn tre

10:27 CH @ Thứ Tư - 10 Tháng Mười Một, 2010
TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu KT-XH Hà Nội chia sẻ với Sinh Viên Việt Nam góc nhìn về nhiệm vụ của người trí thức trước những vấn đề lớn của đất nước…

Ngọn lửa thử vàng

- Không ít chủ trương, chính sách của cơ quan công quyền khi ra đời hoặc đem ra bàn thảo gặp những ý kiến phản biện trái chiều của tầng lớp trí thức. Anh nghĩ thế nào về việc “nhìn đâu cũng thấy chưa được” này?

Những người trí thức khi nói ra ý kiến của mình, nhất lại là theo xu hướng trái chiều thì chẳng bao giờ được lợi lộc gì cả. Vì thế, khi đã nói ra có nghĩa là người trí thức vì lợi ích chung, bất chấp lợi ích cá nhân của mình. Và hầu hết các trường hợp, người trí thức khi đã đưa đủ các luận cứ của mình, sẵn sàng đối thoại công khai thì đều với tinh thần xây dựng chứ không phải chống phá.

- Trong các vấn đề gây tranh luận, các nhà khoa học, chuyên môn liệu có đang... trầm trọng hóa vấn đề?

Tôi nghĩ là không. Những gì mà các nhà khoa học đã chỉ ra có thể nhiều người trong chúng ta chưa thấy, chưa hiểu hết hoặc chưa được chứng minh trong thực tế. Nhưng các nhà khoa học là ai? Và họ làm gì? Theo tôi, những nhà khoa học, họ tư vấn hỗ trợ hoạch định chính sách phải là những người sở hữu… cỗ máy thời gian, nghĩa là phải đưa ra những dự đoán, giả định, kế hoạch vượt trước thời gian và vượt qua lực cản để nói lên chính kiến của mình.

- Lại nói về chuyện bauxite. Khi các nhà khoa học đưa ý kiến của mình về những nguy cơ khi khai thác quặng nhôm, không ít người còn thờ ơ. Nhưng sự đồng tình của những tiếng nói có uy tín sẽ khiến những nhà chính khách không thể làm ngơ. Nhất là khi thảm họa bùn đỏ ở Hungary xảy ra, nó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra khi hàng triệu tấn bùn đỏ sẽ được treo lơ lửng trên “nóc nhà Đông Dương”?

Tôi cho rằng giới khoa học, trí thức không hề trầm trọng hóa điều gì mà còn rất lạc quan. Vì ngoài những đánh giá tác động bao giờ cũng kèm theo những giải pháp, cách làm để sửa sai. Đó mới là tinh thần xây dựng thật sự của khoa học.

Nhưng bản thân những người ra quyết định cũng rất khó lựa chọn khi có nhiều ý kiến trái chiều nhau nên không biết nghe ai mới phải...

Đương nhiên, có tranh luận, mâu thuẫn thì mới là động lực để xã hội phát triển. Khi bên nào cũng có cái lý của mình thì ta hãy đặt vấn đề lên bàn cân. Những trí thức chân chính sẽ là người sử dụng, xác lập, khẳng định và khích lệ các giá trị chuẩn. Nhờ đó, giá trị mà người trí thức này đưa ra sẽ tạo được sự đồng thuận của xã hội, đây chính là quả cân để đo lường trong các vấn đề.

- Nghĩa là người trí thức hiện đại phải là ngọn lửa sáng để cả xã hội học tập theo?

Đúng vậy, đó là ngọn lửa thử vàng. Ngọn lửa ấy sẽ giúp xã hội nhìn thấy chân lý, sẽ cho ta biết những thứ nào là nhôm, thứ nào là sắt và thứ nào mới là vàng thực sự. Đây là công cụ để xã hội thẩm định đúng - sai.

Tôi lấy ví dụ, thời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng ta đã thành lập Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Đây được coi là vựa tri thức (think-tank) của xã hội, góp ý cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách. Ban cố vấn này đã tham gia xây dựng phương án cải cách giá-lương-tiền trong những năm 1986-1990, hoặc trực tiếp soạn thảo Chiến lược 1991,… tạo tiền đề đổi mới tích cực về kinh tế cho đất nước. Khi Ban giải tán các thành viên vẫn hoạt động nghiên cứu độc lập và hiện nay đều là những chuyên gia kinh tế hàng đầu của cả nước. Dù không còn ban cố vấn, hiện nay các nhà làm chính sách vẫn thường xuyên hỏi ý kiến của các chuyên gia như Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Vũ Quốc Tuấn,…

NGƯỜI TRẺ - ĐỪNG LÀ NGỌN TRE

- Theo như anh vừa phân tích, điều tạo nên sức mạnh của người trí thức chính là ở sự lắng nghe của nhiều phía. Nhưng để có sự LẮNG NGHE thì không dễ dàng gì?

Ý kiến của những trí thức chân chính sẽ được cộng đồng trí thức khác tìm đến. Khi những gì mà mình công bố, phát biểu được chứng minh bằng thực tế, bằng hành động thì nó sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”.

Tuy nhiên, một số vấn đề gần đây được tầng lớp khoa học chân chính đề cập dường như bị “bỏ ngỏ”, không phải vì ý kiến đó không được lắng nghe mà có thể do nhóm lợi ích nào đó đã ngăn cản, khiến nó không thể đến được với người ra quyết định.

- Anh đã bao giờ góp ý kiến mà không được lắng nghe hoặc gặp phải phản ứng gay gắt?

Có nhiều chứ, nhất là từ khi về công tác ở Viện. Và câu chuyện đầu tiên tôi gặp đã đánh dấu một “khởi đầu sóng gió” rồi (Cười). Tôi quyết định về công tác ở đây vì ở những nơi thế này, những ý kiến xây dựng của mình sẽ đến thẳng được với lãnh đạo thành phố. Thế là tôi viết, đầy nhiệt huyết. Bài báo “Năm nghịch lý phát triển Hà Nội” được đăng trên một tờ báo của Thông tấn Xã VN. 8h có lẽ báo đến tay độc giả thì đến 9h, tôi bị gọi lên phòng Viện trưởng vì “sếp” vừa phải nhận… 5 cuộc điện thoại. Kết quả là năm đó, tôi không được danh hiệu lao động xuất sắc 6 tháng đầu năm.

Người trí thức trẻ thời hiện đại phải “cứng” trong chuyên môn nhưng lạicó sự “mềm dẻo” của mình. Mềm dẻo không phải theo kiểu “ngọn tre”, gióchiều nào xoay chiều ấy mà là phải biết đưa thông điệp của mình đếnngười nhận một cách dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.
Một thời gian ngắn sau, một đồng chí lãnh đạo trong cuộc họp với HĐND Thành phố đã phát biểu và nêu ý kiến phê bình năm khuyết điểm của Hà Nội, rất “trúng” những ý của tôi. Trong cuộc họp đó, lãnh đạo TP đã thừa nhận và đưa ra một số giải pháp khắc phục. Vậy cũng như một lời khẳng định rằng tôi không sai khi đưa ra nhận định ấy. Một trí thức thuộc thế hệ trước đã nói với tôi rằng, người làm khoa học phải biết “khen không cần, chê không sợ” và suốt nhiều năm qua tôi đã làm việc như thế.

- Vậy điều quan trọng để người trí thức được lắng nghe không phải ở bản thân ý kiến đó mà là ở người truyền ngôn?

Ý kiến của những người có uy tín mạnh bao giờ cũng có “sức mạnh” đáng kể. Nhưng bản thân đó phải là một ý kiến xuất phát từ cái tâm trong sáng, muốn xây dựng đất nước của chủ nhân. Nếu không, ngay lập tức nó sẽ lại bị những trí thức khác phản đối. Và bản thân ta cũng phải tạo dựng, tích lũy dần uy tín cho mình.

- Theo anh, cách làm nào là hiệu quả để những ý kiến của người trí thức trẻ thực sự được lắng nghe và đưa vào cuộc sống?

Người trí thức trẻ thời hiện đại phải “cứng” trong chuyên môn nhưng lại có sự “mềm dẻo” của mình. Mềm dẻo không phải theo kiểu “ngọn tre”, gió chiều nào xoay chiều ấy mà là phải biết đưa thông điệp của mình đến người nhận một cách dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.

Có 4 bước mà quan trọng nhất là bước khởi đầu. Đó là trước khi chê thì phải khen, cái “chê” là nội dung chính (nhân bánh) nhưng không làm người nghe chối, vẫn tiếp thu được bởi nó được làm mềm bởi những lời khen thực lòng (ổ bánh). Làm được điều này thực sự đòi hỏi một cái tâm thiện chí và luôn muốn tiếp tục thực hiện thiện chí của mình.

Thứ hai, không nên để chỉ có một người nói. Một người nói, hai người nói không ai nghe nhưng mười người nói sẽ có một người nghe. Cứ như thế nó sẽ khích lệ sự đồng thuận trong nhân dân, trong xã hội.

Hơn nữa, ta tránh việc chỉ nói suông mà còn phải phân tích, đưa ra luận cứ đầy đủ (khi chưa đủ thì phải nghi ngờ chính mình) bằng bài viết và hành động. Điều đó sẽ tạo nên ấn tượng khiến cho người dù có “vùi đầu xuống cát” cũng vẫn phải nghe. Nhà khoa học cũng nên phối hợp với truyền thông để tạo nên sức mạnh của sự cộng hưởng. Cuối cùng, phải có những hành động cần thiết để chính kiến của mình đến được với người cần truyền đạt.

Xin cảm ơn anh!


LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

    27/07/2017Hồ HảiBản chất của cuộc đời nằm trong nhiều cặp phạm trù triết học mà buộc mỗi con người sinh ra và lớn lên ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này cần phải hiểu để thành đạt. Song có những cặp phạm trù mà đã là con người thì cần phải quan tâm, đặc biệt con người đã trưởng thành và có chút thành đạt với đời...
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Trí thức là ai?

    10/04/2015Phạm Xuân NguyênTrí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia...
  • Vài ý nhỏ nhân đọc bài Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    21/01/2015Nguyễn Ngọc LanhKhái niệm Chân - Thiện - Mỹ ra đời chính là để xác định một cách tổng quát nhất phẩm cách của trí thức. Trí thức chỉ tôn thờ (và dám hy sinh để bảo vệ) sự thật, cái thiện và cái đẹp. Đã là trí thức, không thể nín nhịn khi sự thật bị che dấu, cái giả dối lộng hành; cái thiện bị cái ác lấn lướt, cái đẹp chìm lấp trong cái xấu.
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Bàn thêm về bài "Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức của Việt Nam" của GS - TS Chu Hảo

    26/06/2010Thu San Nguyễn Thế HùngGS Chu Hảo có bài tham luận “Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam” tại 53 Nguyễn Du Hà nội vào ngày 11/6/2010. Đây là một bài có ý nghĩa rất quan trọng. Tất cả những gì Ông viết đều làm cho chúng ta suy ngẫm. Đặc biệt khi Ông bàn về phẩm tính của người trí thức Việt.
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Nói về trí thức, tại sao cứ phải thêm “đích thực”?

    28/08/2009Nguyễn Ngọc LanhThói háo danh đang phát triển tới mức kệch cỡm trong trí thức. Mà đây là lớp trí thức mới, vì nước ta đã nước XHCN từ nhiều thập kỷ nay. Dẫu vậy, trong bài tác giả vẫn dẫn ra những sự kiện xảy ra từ thời phong kiến. Điều này có lý, vì từ lâu trí thức ta đã bị nhận xét là có dáng dấp một ông quan văn – nghĩa là háo danh và “phò chính thống”. Vậy môi trường nào đã tạo ra và nuôi dưỡng cái dáng dấp quan văn này của của giới trí thức mới?
  • Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh tầng lớp trí thức

    30/07/2009N. A. Berdaev* - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchTình hình trong lĩnh vực trí tuệ và các đại diện của nó, tức là tầng lớp trí thức, càng ngày càng trở thành nặng nề và nguy hiểm. Sự độc lập trong tư duy, tự do trong sáng tạo đang bị những phong trào đầy sức mạnh của thời đại chúng ta phủ nhận. Các thế hệ hiện nay và các lãnh tụ của chúng không công nhận vai trò định hướng của trí tuệ và tư duy. Trong lĩnh vực này thì thế kỷ của chúng ta khác xa với các thế kỷ XIX và XVIII. Những người trí thức, những người sáng tạo văn hóa tinh thần hiện nay cần phải thực hiện các đơn đặt hàng của đời sống, phải phụng sự các quyền lợi của xã hội và ước muốn bá quyền.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • xem toàn bộ