Hãy đưa khoa học vào đời sống của bạn

03:16 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Chín, 2014

Lời khuyên của giáo sư Brian Greene, Đại học Columbia (Mỹ). Theo giáo sư Biran Greene, "cuộc sống không có khoa học là bị tước mất đi một cái gì có thể mang lại cho trải nghiệm"...

Vài năm trước, tôi nhận được thư của một người lính Mỹ ở Iraq. Lá thư viết rằng việc phục vụ trên chiến trường đã làm anh ta kiệt quệ cơ thể và suy nhược cảm xúc. Nhưng trong môi trường thù địch và cô đơn ấy, một quyển sách do tôi viết đã trở thành "phao cứu sinh" cho anh. Đó là một quyển sách viết về khoa học.

Lá thư viết rằng khoa học có thể đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, cụ thể là cuộc sống của chính anh. Đồng thời lá thư của người lính nhấn mạnh điều mà càng ngày tôi càng tin hơn: hệ thống giáo dục của Mỹ thất bại trong việc dạy khoa học thế nào để học sinh, sinh viên hợp nhất khoa học vào cuộc sống của họ.

Sức mạnh biến đổi

Khi chúng ta nghĩ đến sự có mặt khắp nơi của điện thoại cầm tay, máy iPod, máy tính cá nhân và Internet thì sẽ dễ dàng thấy rằng khoa học (và công nghệ của nó) đã được gắn kết thế nào vào cơ cấu hoạt động hằng ngày của chúng ta. Khi chúng ta đánh giá tình trạng của thế giới và nhận ra những thử thách nghiêm trọng ló dạng, như sự thay đổi khí hậu, các loại dịch bệnh toàn cầu, sự đe dọa an ninh và các nguồn tài nguyên cạn dần, chúng ta sẽ không ngần ngại quay về khoa học để đo lường các mức độ của vấn đề và tìm giải pháp. Và khi chúng ta nhìn vào sự phong phú của các cơ hội đang ló dạng ở chân trời - tế bào gốc, chuỗi hóa di truyền, nghiên cứu tuổi thọ cao, khoa học nano, máy tính lượng tử, công nghệ không gian, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc vun xới một cộng đồng rộng rãi có thể dấn thân vào những vấn đề khoa học...

Đơn giản không có con đường nào khác, là một xã hội, chúng ta cần được chuẩn bị để đưa ra những quyết định có hiểu biết cho một loạt vấn đề sẽ định dạng tương lai. Đó là những lý do chuẩn - và cực kỳ quan trọng - mà nhiều người sẽ đưa ra để giải thích tại sao khoa học là quan trọng.

Nhưng tôi cũng hiểu bạn không cần phải là một nhà khoa học mới nhận biết được khoa học có sức mạnh làm biến đổi. Tôi đã chứng kiến những đôi mắt của trẻ em sáng lên khi tôi kể cho chúng nghe về lỗ đen và Big Bang. Và trong lá thư từ Iraq, người lính kể tôi nghe việc học về thuyết tương đối và vật lý lượng tử trong những khu vực ngoại ô nguy hiểm và bụi bặm của thành phố Baghdad đã giúp anh ta tiếp tục vững bước như thế nào, bởi vì nó bộc lộ một thực tại sâu xa hơn rằng tất cả chúng ta đều là một phần của nó.

"Tuyệt thật, khoa học đấy à?"

"Tôi đã nói chuyện từ nhiều năm với rất nhiều người mà sự chạm trán của họ với khoa học trong nhà trường đã khiến họ cho rằng nó là lạnh lùng, xa lạ và đáng sợ. Họ sung sướng sử dụng những thành tựu mới mà khoa học mang lại, nhưng cảm thấy rằng khoa học tự nó không liên quan đến cuộc sống của họ. Thật đáng tiếc.

Giống như một cuộc sống mà không có âm nhạc, nghệ thuật hay văn chương, một cuộc sống không có khoa học là bị tước mất đi một cái gì có thể mang lại cho sự trải nghiệm của chúng ta một thế giới phong phú mà ngoài khoa học ra không thể nào đạt tới được".

Như các bậc cha mẹ đều biết, trẻ em bắt đầu sự sống như là những nhà thám hiểm không kiềm chế, không thẹn thùng trước cái chưa biết. Từ lúc biết đi và biết nói, chúng ta muốn biết các sự vật là gì và chúng hoạt động ra sao - chúng ta bắt đầu cuộc sống như những nhà khoa học nhỏ. Nhưng phần lớn chúng ta nhanh chóng đánh mất niềm đam mê khoa học bẩm sinh của mình. Đó là một sự mất mát to lớn.

Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào vấn đề này, nhận diện các cơ hội quan trọng để cải tiến việc giáo dục khoa học. Những đề nghị cải tiến bao gồm từ việc nâng cao trình độ huấn luyện cho các giáo viên môn khoa học đến các cải cách chương trình giảng dạy. Nhưng phần lớn các nghiên cứu này lại tránh né một vấn đề bao trùm có ảnh hưởng vĩ mô: trong việc dạy sinh viên, chúng ta tiếp tục thất bại, không tạo được những cơ hội phong phú để bộc lộ những triển vọng làm nức lòng được khoa học mở ra, mà thay vào đó chỉ biết tập trung vào nhu cầu đạt được năng lực bằng các chi tiết kỹ thuật căn bản của khoa học.

Thực tế, nhiều sinh viên tôi đã nói chuyện rất ít quan tâm đến những câu hỏi lớn mà các phần chi tiết kỹ thuật kia cùng tập trung nỗ lực trả lời: Vũ trụ đến từ đâu? Sự sống phát sinh từ đâu? Làm thế nào mà bộ óc làm nảy sinh được ý thức? Giống như một chương trình giảng dạy âm nhạc đòi hỏi sinh viên thực tập các gam trong khi lại hiếm khi hay chẳng bao giờ tạo cảm hứng cho họ bằng cách đánh lên những kiệt tác lớn, cách dạy khoa học kiểu này lãng phí đi cơ hội làm cho sinh viên ngồi thẳng lưng lên trên ghế và nói: "Tuyệt thật, khoa học đấy à?".

Dạy cho tuổi trẻ, truyền đạt cho người lớn

"Chúng ta đã cướp mất cái hồn của giáo dục khoa học khi chỉ tập trung vào các kết quả và tìm cách huấn luyện sinh viên giải các bài toán, và lặp đi lặp lại các dữ kiện mà không có một sự nhấn mạnh tương xứng vào việc chuyển tải chúng đi "xa hơn các vì sao"

Trong vật lý, để bạn có một khái niệm về những nguyên liệu làm đòn bẩy cho sự tiến bộ, cái cách mạng nhất trong những tiến bộ đã xảy ra trong 100 năm qua - thuyết tương đối hẹp, thuyết tương đối rộng, cơ học lượng tử - một bản hòa âm của những khám phá đã làm thay đổi quan niệm chúng ta về thực tại.

Gần đây hơn, mười năm qua đã chứng kiến một sự chấn động trong hiểu biết của chúng ta về cấu tạo của vũ trụ, đem lại một tiên đoán hoàn toàn mới là vũ trụ sẽ như thế nào trong tương lai xa. Đó là những sự phát triển làm rung chuyển tư duy khuôn mẫu. Nhưng hiếm thấy có một lớp trung học nào trong đó các bứt phá này được giảng dạy. Nó cũng rất giống câu chuyện trong các lớp sinh học, hóa học và toán học.

Nhưng khoa học còn hơn hẳn các chi tiết kỹ thuật của nó. Và với sự chú trọng cách diễn đạt, các kiến thức và khám phá thời sự hàng đầu có thể được truyền đạt đến sinh viên một cách sáng sủa và trung thực, độc lập với các phần chi tiết đó. Thực tế, những hiểu biết thấu đáo và các khám phá kia chính là những phần thúc đẩy một sinh viên trẻ đi đến chỗ ham muốn học hỏi các chi tiết.

Khoa học là điều kỳ thú nhất trong tất cả các câu chuyện phiêu lưu, nó đã diễn ra trong hàng ngàn năm nay. Khoa học cần được dạy cho tuổi trẻ và truyền đạt cho người lớn theo cách thức sao cho thể hiện được kịch tính này. Chúng ta phải bắt đầu một cuộc chuyển dịch văn hóa, đặt khoa học vào vị trí thích đáng của nó bên cạnh âm nhạc, nghệ thuật và văn học như một phần không thể thiếu của những gì đã làm cho cuộc đời đáng sống.

Nhìn ra thế giới và thấy được kỳ quan của vũ trụ vượt lên trên tất cả những thứ đang chia rẽ chúng ta, đó là quyền tự nhiên của mọi đứa trẻ, đó là sự cần thiết cho mọi người lớn, như người lính ở Iraq đã làm.

BRIAN GREENE
NGUYỄN XUÂN XANH dịch

Bài đăng trên báo The New York Times ngày 1-6-2008 và trên The International Herald Tribune vài ngày sau đó. Brian Greene là giáo sư vật lý Đại học Columbia (Mỹ).

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Logic hình thức và nhận thức khoa học

    15/05/2018GS. Phan Đình DiệuTrải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Arixtốt đến nay, logic hình thức đã là công cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau, nó cũng là công cụ tư duy hợp lý trong mọi mặt đời sống nhận thức của con người. Ngày nay, ở giai đoạn mà con người đang có tham vọng dùng máy móc để tự động hóa từng bước các hoạt động trí tuệ...
  • Vài ngộ nhận về khoa học thường gặp

    02/07/2016Nguyễn Văn TrọngỞ nước ta hầu như mọi người chỉ thấy giá trị của khoa học ở những ứng dụng công nghệ thiết thực cho đời sống vật chất, cho nên người ta chỉ quan tâm đến tác dụng kinh tế của khoa học. Sự thực lịch sử cho thấy khoa học xuất hiện trước tiên ở phương Tây như một loại hình hoạt động văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ưa nịnh, chê bai, thiếu óc khoa học

    13/08/2015Vương Trí NhànNgười mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê...
  • Bốn lời khuyên cho các nhà khoa học trẻ

    03/01/2014Nếu đã đọc 'Ba phút đầu tiên - Một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ', bạn sẽ nhớ ngay ra ông: Steven Weinberg, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Mỹ, tác giả cuốn sách được yêu thích này. Dưới đây là bài nói chuyện của ông trong một buổi phát bằng tại ĐH McGill, Montreal, Canada, đúc rút kinh nghiệm làm khoa học cả đời mình.
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Khoa học "rởm" và căn bệnh hiếu danh

    17/03/2008Trần Ngọc TrungChức danh giáo sư là một danh hiệu cao quý, do nhà nước phong tặng, thể hiện sự ghi nhận những thành quả và cống hiến to lớn đối với nhà khoa học nào đó trên từng lĩnh vực cụ thể. Người được phong chức danh giáo sư cũng thường được xã hội đề cao, coi trọng. Trong các hội thảo, trên giảng đường..., sự xuất hiện của một giáo sư luôn được đón nhận với niềm hứng khởi và lòng kính trọng...
  • Giải pháp cho tình trạng thiếu thông tin khoa học

    29/05/2007Nguyễn Văn TuấnTại sao các nhà nghiên cứu nước ta thiếu thông tin? Câu trả lời là do thiếu cơ sở vật chất và trường đại học cũng chưa quan tâm (hay chưa nhận thức) đúng mức đến tầm quan trọng của thông tin trong nghiên cứu khoa học. Tình trạng trên tương phản với tình hình ở các trường đại học hay viện nghiên cứu khoa học phương Tây, nơi mà thông tin được xem là một loại cơ sở hạ tầng (infrastructure). Trong các tiêu chuẩn dùng để xếp hạng và đánh giá danh tiếng của các trường đại học, ngoài các tiêu chuẩn khoa bảng, hệ thống thư viện và tập san khoa học là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy các trường đại học “khoe” hệ thống thư viện của mình để cạnh tranh nhau thu hút sinh viên hay nghiên cứu sinh.
  • Cần một cuộc du nhập khoa học mới!

    15/05/2007Phạm Duy HiểnTrong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào quá trình toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết rất cần một bước đột phá về nhận thức trong giới khoa học và đại học về thực trạng đội ngũ khoa học để cấp thiết tiến hành một cuộc du nhập khoa học lần thứ hai nghiêm túc và bài bản hơn lần trước. Có như vậy khoa học & công nghệ mới có thể thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
  • Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường

    14/05/2007Nguyễn Đình HòaCuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các nước đang và chậm phát triển.
  • Trình độ tu dưỡng khoa học của người Trung Quốc

    15/11/2006Dương Phương AnhTheo giải thích của Tổ trưởng Tổ điều tra tu dưỡng khoa học công chúng Trung Quốc thì trên quốc tế đã khái quát tu dưỡng khoa học làm ba bộ phận tổ thành: đạt được trình độ hiểu biết cơ bản lề trí thức khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản về quá trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản rằng khoa học kỹ thuật đã có ảnh hưởng đối với cá nhân và con người như thế nào.
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Khoa học với văn hóa

    18/04/2006Phan KhôiÝ nghĩa của văn hóa, xưa nay các nhà học vấn vì cuộc biến thiên của thời đại và nghệ thuật, dụng công giải thích rất nhiều, không thể dùng một vài lời mà thuật lại cho hết. Những lời giải thích trọng yếu về gần nay phần nhiều cho là: "phàm chủ nghĩa nào có thể trừ được sự chướng ngại cho loài người và tăng tiến được nền hạnh phúc của loài người, tức là văn hóa"...
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • Chương I. Tinh thần khoa học

    14/07/2005
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ