Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Tài năng là đặc sản cá nhân

07:58 CH @ Thứ Tư - 25 Tháng Tám, 2010

Trong tiểu sử của giáo sư Ngô Bảo Châu có một dòng dành cho trường Tiểu học Thực nghiệm, bởi anh đã có 5 năm gắn bó với ngôi trường ấy. Sau sự kiện Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields, Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với GS Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của trường Thực nghiệm.


Nói đến cái tên Ngô Bảo Châu, GS Hồ Ngọc Đại nhớ lại: Ngô Bảo Châu thuộc lứa học sinh thực nghiệm đầu tiên và được hưởng tình yêu sâu sắc nhất, mà những người thầy ở ngôi trường ấy dành cho học trò. Đó là năm 1978, khóa của Châu có khoảng 100 em, đều là con em của giới trí thức và lãnh đạo cấp cao.

Họ hy vọng con em mình được hưởng một nền giáo dục mới, nền giáo dục hiện đại nên đã không ngại ngần giao con mình cho thực nghiệm. Đó là một mô hình mà tổ chức, cơ chế, phương pháp, nội dung chương trình hoàn toàn độc lập với hệ thống giáo dục hiện hành. Mô hình được sự ủng hộ của các nhà trí thức hàng đầu Việt Nam hồi đó như: Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Hữu Tước...

Ngay thời kỳ đó, tôi đã nói phải hiện đại nền giáo dục. Do đó chương trình toán tiểu học mà Châu được hưởng ở trường thực nghiệm cũng là một chương trình hiện đại, có những nội dung chưa có nơi nào trên thế giới dạy chúng tôi cũng đưa vào. Điều chúng tôi tâm niệm là trẻ con luôn đúng và người lớn phải dựa vào trẻ con để mà dạy trẻ con.

- GS có ấn tượng gì về cậu bé Ngô Bảo Châu hồi đó?

Châu rất khác người. Không bằng lòng là cãi. Không thích là nói lại. Không chấp nhận. Không im lặng để cho qua. Nhiều khi người lớn dễ khó chịu. Ngay cả với tôi, Châu không đồng ý Châu cũng nói thẳng. Tôi thấy đó là cái đáng quý. Tôi thích những đứa trẻ con sống tự nhiên. Nếu các em tỏ ra khác lạ tôi cũng để cho các em phát triển sự khác lạ đó, không ngăn cản, không định hướng.

Châu đạt được đỉnh cao vinh quang, tôi thấy rất xứng đáng, kể cả trí tuệ lẫn tư cách. Đó là một con người không huyễn hoặc mơ hồ. Tuy có mơ mộng nhưng rất thực tế, không ảo tưởng. Và đầy khát vọng. Châu có hai đặc điểm nổi bật: say mê công việc và rất tự tin.

Nói về Ngô Bảo Châu, người ta đang tranh cãi xem tài năng của anh là sản phẩm của nền giáo dục nào...

Nhân tài là đặc sản cá nhân. Không một nền giáo dục nào có thể tạo ra được nhân tài. Điều này tôi đã từng tranh luận từ cách đây mấy chục năm. Khi chúng ta hô hào, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tôi phản đối vế thứ ba trong khẩu hiệu đó.

Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực thì giáo dục làm được. Nó ngang tầm với chính trị, nó nằm trong tầm tay tuyệt đại đa số nhân dân. Còn cái thứ ba là không thể, nó đầy ảo tưởng. Có chăng anh chỉ có thể tôn trọng hoặc sử dụng nhân tài.

Điều này có nghĩa là anh phải để ngỏ các ngả đường cho nhân tài phát triển, khi có nhân tài thì sử dụng nó. Muốn làm được điều này anh phải thực hiện một nguyên tắc, giáo dục là phải biết tôn trọng cá nhân.

Nhân tài phải trưởng thành một cách tự nhiên và trong đời sống bình thường, chứ không phải trong đời sống chọn lọc. Như Châu chẳng hạn, sau này vào trường chuyên nhưng hoàn cảnh của Châu cũng thoát khỏi những ràng buộc của nó mới thành tài được.

- Nói như vậy có ưu ái một cá nhân chăng? Từ môi trường ấy, có nhiều thanh niên bước ra thế giới và một ít trong số họ đã thể hiện được mình...

Cũng được. Cũng là hiện tượng tạo nên sự giật mình. Điều tôi muốn phê phán là cái phương thức thực hiện. Anh gom một số học sinh lại, tạo ra những cơ chế ưu đãi đặc biệt, thế là không đúng. Nhân tài phải được trưởng thành trong cuộc sống thật. Ngô Bảo Châu cũng nằm trong số được gom lại như thế, nhưng may thay anh không bị sa lầy vào nó. Nghĩa là anh không bị tách khỏi cuộc sống thật để rồi phát triển lệch lạc, mất cân bằng!

- Giáo sư cho rằng giáo dục không thể bồi dưỡng nhân tài nhưng trên thực tế, có nhiều trường đại học danh tiếng là nơi xuất hiện nhiều nhân tài?

Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố cá nhân. Cũng môi trường ấy bao nhiêu người hưởng nhưng có phải tất cả đều là nhân tài? Anh có thể nhỉnh hơn số trung bình, hơn số khá, nhưng có là nhân tài hay không chính là do cá nhân anh.

Tuy nhiên, giáo dục tạo ra cơ hội, mở ra những ngả đường để nhân tài đi tới đỉnh cao. Giáo dục chuẩn bị cho anh hành trang để anh có khả năng tiếp cận với văn minh nhân loại. Muốn vậy, giáo dục phải tôn trọng tính sáng tạo của từng cá thể. Sự tôn trọng đó thể hiện trong nội dung chương trình, trong phương pháp, chứ không phải hô khẩu hiệu.

- Cảm ơn giáo sư.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

    13/09/2009Phạm ToànTrong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
  • Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Nhân loại hạnh phúc vì có nhà văn

    04/07/2009"Về bản chất nhà văn thời nào cũng thế thôi. Thời nào cũng thế, lúc nào cũng thế, chế độ nào cũng thế, bản chất của họ là cao cả. Không có nhà văn của tầng lớp này, tầng lớp khác đâu. Đã là nhà văn thì đó là hình tượng đẹp của nhân loại. Nhà văn là một thành tựu, một kết tinh, một biểu tượng của nhân loại", Giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
  • Giải pháp phát triển giáo dục: Từ góc nhìn nghiệp vụ sư phạm

    25/05/2009Hồ Ngọc ĐạiToàn bộ sự nghiệp giáo dục chỉ vì một nhân vật – Học sinh. Học sinh đến trường để học. Từ đó, nền giáo dục hiện đại thâu tóm vào 8 chữ: Ai cũng được học, học gì được nấy.
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Hoàn toàn mới: Thực nghiệm giáo dục

    11/11/2003Giáo sư Hồ Ngọc Đại kể chuyện thực nghiệm giáo dục với các bạn Văn Nghệ Trẻ vì dễ chia sẻ những chuyện lãng mạn như thế với bạn trẻ...
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

    11/02/2003Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.
  • xem toàn bộ