Sống không tử tế thì đi cúng bái, cầu an để làm cái gì?

12:10 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Ba, 2018

Con người cúng bái cầu an cho mình nhưng lại đem bất an cho kẻ khác thì liệu có tránh được luật nhân – quả?

Ảnh: Người dân chầu chực hàng tiếng giữ chỗ lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh ngày 1/3/2018.

Những ngày đầu năm mới, đặc biệt dịp rằm tháng Giêng, nhiều nơi tổ chức lễ cầu an cho các gia đình, cầu một năm mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Lễ cầu an thu hút sự tham gia của đông đảo tăng ni, phật tử, người dân. Đó là một nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt.

Thế nhưng, điều đáng nói, vì sao người người nô nức cầu an, giải hạn mà cuộc sống vẫn đầy rẫy những bất an do chính con người gây ra cho nhau như vậy?

Xem ra, gần đây có nhiều người mê mẩn cúng lễ tới mức cuồng tín, mù quáng đến nực cười. Mấy ngày Tết nguyên đán Mậu Tuất, con cá chép lúc nổi, lúc chìm dưới mương nước lại được người dân phong thần rồi đem đồ ra cúng bái; mới hôm qua lại có tin nhiều người quỳ lạy, khấn bái mẹ con rắn nước nằm trên ngôi mộ hoang.

Buồn cười hơn nữa, hàng ngàn người leo núi Đại Huệ, thuộc xã Nam Anh (Nam Đàn, Nghệ An) để du xuân, cầu mong trí tuệ và sự thành đạt. Trí tuệ và sự thành đạt đâu phải cứ cầu cúng là có. Nó phải là kết quả của một quá trình trau dồi, rèn luyện, phấn đấu. Hay nhiều lễ hội, sau màn lễ lạt, cúng bái, nhiều người xông vào tranh giành, cướp đồ tế lễ với niềm tin rằng “một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần”.

Nói rằng làm lễ cầu an nhưng khi hành lễ đã không an chút nào. Bởi nhiều người phải chen lấn, giành chỗ ngồi. Thậm chí, có những khóa lễ, người người chen nhau đến “bẹp ruột”, cãi cự nhau chỉ để lấy một chút lộc.

Cuộc sống sẽ chẳng tươi đẹp nếu chúng ta chỉ có những ước muốn thuần túy mà không có những hành động thiết thực. Chính vì lẽ đó mà mối quan hệ nhân – quả luôn cần được đề cao trong tất cả các lời nói, hành động và mối quan hệ xã hội.

Người Việt Nam ta thường nhắc nhau những câu như “gieo nhân nào gặt quả ấy”, “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”… để răn dạy bản thân và con cháu. Con người cứ nườm nượp đi cầu an mà không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi đạo đức, chuẩn mực trong lời nói, hành động, sẻ chia, giúp đỡ người khác… thì chẳng có an vui nào tìm đến, thậm chí, có khi còn chuốc họa vào thân bởi những lời nói, việc làm chướng tai, gai mắt.

Thực tế, giữa mong muốn và hành động của nhiều người đang rất mâu thuẫn nhau. Cầu cho mưa thuận, gió hòa nhưng lại phá rừng, chặt cây không thương tiếc, xả rác bừa bãi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông hồ… chỉ chẳng mẹ thiên nhiên nào chiều lòng con người được.

Cầu cho an khang, sung túc, yên lành, nhưng lại buôn gian, bán lận, buôn hàng giả, hàng nhái, buôn thuốc giả, thức ăn kém an toàn; uống rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông, gây gổ đánh nhau… thì sao thân lành, tâm an lạc được. Con người đang cầu an cho chính mình nhưng lại đem bất an cho người khác. Vậy có hợp lý không, có được Phật Thánh phù hộ không?

Sau những buổi lễ cầu an hay đến chùa lễ bái, con người cần có cái nhìn, hành động hướng thiện, có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. Đó mới là “gieo nhân ái gặt yêu thương”!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân quả trong phim bạo lực

    09/10/2019Hoàng Tá ThíchHình ảnh bạo lực rất dễ ảnh hưởng đến người xem, đặc biệt là đối với giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy mà trước khi trình chiếu một phim bạo lực, màn ảnh lúc nào cũng hiện ra câu cảnh báo người xem...
  • Năm Quy luật gốc và chứng ngộ Luật Nhân Quả

    14/06/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi viết bài này bởi trong tôi và Bạn bè có cuộc trao đổi : thực ra Luật Nhân Quả có thực không? Bởi vậy tôi muốn làm rõ thêm về nó cho những ai còn nghi ngờ!
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

    27/02/2018Nguyễn Quang ThiềuChúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít....
  • Người Việt đi chùa để cầu, người Hàn đến chùa để thiền

    23/02/2018Kim Young ShinGiống với người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng xem năm mới truyền thống là dịp sum họp gia đình. Giống với tết Việt, người Hàn Quốc cũng có tục lì xì. Nhưng, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Hàn Quốc cũng không có tục đón giao thừa, tục xông đất, cũng không có các loài cây đặc trưng cho tết như đào, quất...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Tháp Phật giáo cao nhất thế giới: Lòng nhân ái cần hơn chùa to, Phật lớn

    05/06/2016Bình luận 7 Bảo ChâuSự phát triển bền vững của một quốc gia không được đánh giá dựa trên có nhiều kỷ lục hay không mà dựa trên sự tăng trưởng kinh tế và mọi khía cạnh khác nhau của đời sống dân sinh, nhất là ở trách nhiệm của mọi người đối với xã hội mình đang sống. Chỉ chú trọng tới “bề nổi” mà lãng quên cốt lõi làm nên sự phát triển bền vững của xã hội thì có nên hay không?
  • Văn hóa lễ chùa chẳng giống ai của người Việt

    02/03/2016Ngọc LêĐi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Người ta đến chùa để hướng về cõi Phật, cầu một năm mới bình an, như ý. Nhiều người còn xem đó là một đức tin giúp họ vượt qua những chông gai, trắc trở trong cuộc sống...
  • Nhân Quả đường đời

    27/01/2015Nguyễn Tất ThịnhThuyết ‘Nhân Quả’ thực ra không xa lạ gì với thực tiễn quản trị ( bản thân, tổ chức hay xã tắc ) ! Nhân Quả không phụ thuộc vào ‘ý thích’ của một ai cả, vì đó là quy luật tuyệt đối ! Tuy nhiên chúng ta muốn diễn giải sao cho tích cực, trên hết và xuyên suốt phải tri kiến ‘trên thông Thiên Văn, giữa tường Địa Lý, giữa hiểu Con Người’ . Nhiều bạn hỏi tôi về Nhân Quả, tôi xin chia sẻ bằng vài câu thơ…
  • Nhân Tâm , Nhân Trí , Nhân Cảm… và Nhân Quả

    20/07/2014Nguyễn Tất ThịnhỞ những loạt bài trước tôi đã viết : Nhân Quả trong thế giới tự nhiên rất dễ nhận ra bởi SVHT chịu sự chi phối của các Quy luật Vật lý. Cũng thế với thế giới Sinh vật, chúng sống thuận đúng theo quy luật sinh tồn ( sinh sản, kiếm ăn, di cư…) tạo nên chu kỳ sinh tôn và tiến hóa của Loài. Trong bài này tôi viết tiếp Nhân Quả đời người...
  • Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

    02/04/2014Phật tử Diệu Thanh Đỗ Thị BìnhMặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature). Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.
  • Những cấm kỵ khi vãn cảnh đều miếu chùa chiền, bái Phật

    24/02/2014Đầu năm du xuân vãn cảnh, thường hay tới những nơi danh lam thắng tích, đền chùa miếu mạo, bái Phật cầu an… Do không hiểu hoặc vô ý, nhiều người đã phạm phải những điều cấm kỵ, chẳng những cầu cúng không linh ứng, mà còn tổn hại phúc âm sau này. Xin nêu những yêu cầu cơ bản nhất khi lễ chùa bái Phật để bạn đọc tham khảo...
  • Những điều cần biết khi vào chùa

    18/02/2014Bạn là một tín đồ của đạo Phật? Hoặc đơn giản chỉ là thói quen đi chùa để thả lòng được thoải mái khỏi những mệt mỏi đời thường? Xin chia sẻ với bạn vài điều nho nhỏ cần biết khi đi lễ chùa...
  • Khi U80 đội gạo lên chùa

    08/02/2012Toan ToanNhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại vừa nhận Giải thưởng văn học 2011 với cuốn tiểu thuyết dày hơn 800 trang - 'Đội gạo lên chùa'.
  • Bụt chùa nhà không thiêng

    08/04/2010Pierre DarriulatTôi cứ nghĩ trong việc xây dựng được đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam chúng ta đâu cần viết và thảo luận nhiều, chỉ cần thực thi những ý kiến trên của GS Hồ Đắc Di.
  • Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

    19/08/2009Tạ Đức TúNgôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định.
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • xem toàn bộ