Văn hóa đối thoại

11:34 SA @ Thứ Ba - 12 Tháng Ba, 2019

Với đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức.

1) Một trong những tiến bộ đáng nể nhất của tư duy hiện đại là đã vượt qua thời nguyên lý loại trừ bước sang kỷ nguyên của nguyên lý bổ sung.

Nguyên lý loại trừ có một sức ỳ thâm căn cố đế vì nó đã chế ngự tư duy nhân loại đằng đẵng hàng nghìn năm trời.

Nó vận hành trên hai vế đúng/sai và không công nhận, tuyệt đối không công nhận có vế thứ ba.

Cách hành xử của nó là độc thoại và cao trào của nó là định kiến: kẻ nào không đi với ta là chống lại ta.

Phong cách của nó là khép kín, bảo thủ, hẹp hòi và độc đoán.

Lịch sử còn nhớ lời phát ngôn nổi tiếng của Goebel một cánh tay đắc lực của Hitle: "Khi tôi nghe thấy từ văn hóa, tôi rút súng ra".

Nguyên lý bổ sung cung cấp cho vận hành tư duy hiện đại một vế thứ ba: cái khác.

Cách hành xử của nó là đối thoại. Phong thái của nó là cởi mở, dung nhận, thực sự cầu thị, bình đẳng và đoàn kết.

Nó phủ-nhận mọi chân lý độc tôn, tất định.

Nó khuyến khích mọi cuộc tranh luận, mọi ý kiến khác biệt trên con đường không có kết thúc (non finito) của hành trình chân lý.

Nguyên lý bổ sung của Bohr và đôi bạn đồng hành nguyên lý bất định của Heisenberg và nguyên lý bất toàn của Godel hoạt động như bộ ba "ngự lâm quân pháo thủ" của tư duy hiện đại. Hiểu biết của con người ngày một trưởng thành. Con người ngày càng hiểu rằng tri thức của mình là hữu hạn, rằng chân lý là một quá trình tiếp cận trường kỳ, chân lý luôn luôn trên đường đi và không có ngày Chúa nhặt cũng như không có một công ty độc quyền chân lý.

Xây dựng một nền văn hóa đối thoại hết sức bức thiết nhưng cũng trường kỳ khó khăn vì loài người sống quá lâu năm trong thói quen độc thoại- Nó như một bóng ma bất đắc kỳ tử luôn luôn ám ảnh hành trình đối thoại của loài người.

2) Tôi xin phép được nhắc lại và nhấn mạnh đề phòng mọi sự hiểu lầm.

- Độc thoại là tin rằng mình đã nắm vững chân lý và chỉ có nhiệm vụ cao cả là thuyết phục kẻ khác chấp thuận. Tật cố hữu của nó là áp đặt cửa quyền và sốt ruột. Các nhà tri thức học gọi đó là phong cách nóng (hot).

Như trên đã nói: với người độc thoại chân lý là đã có sẵn và ở phía sau lưng nên do đó thường có tính chất bảo thủ tự mãn và đa nghi.

- Đối thoại, ngược lại, tin rằng chân lý không phải một tiền đề (précepte) mà một hậu đề (postcete) kết quả của một quá trình phân tích, thảo luận, xây dựng của nhiều người nên phong cách của nó là thành khẩn, bình tĩnh và dân chủ. Giới học thuyết gọi đó là phong cách mát (cool).

3) Từ thời mở cửa chúng ta đã bắt đầu xây dựng được một sinh hoạt đối thoại khá tốt. Trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện những cuộc thảo luận tương đối có chất lượng.

Nhưng phải nói thật với nhau, để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm.

Một số cá nhân hoạt động văn hóa "nhà nọ nhà kia" hẳn hoi trong lúc tranh cãi về học thuật đã cãi nhau theo nghĩa đen với những lời lẽ rất mất vệ sinh của đám người ngoài chợ.

Một số người còn mắc bệnh cay cú "cãi lấy được" cố tìm cách moi móc, cố tình đánh những đòn hiểm (?) để hạ "nốc ao" đối thủ.

Chúng ta phải cố gắng trọng thị hơn nữa những bạn đối thoại với ta (đó cũng là thái độ tự trọng) và cố gắng "fair play" (chơi đẹp) đến mức tối đa có thể như những vận động viên có tư cách.

Cái bi kịch cũng như cái lớn lao của con người là: Điều gì cũng phải học và điều gì cũng có thể học được.

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Học nói chính là văn hóa đối thoại.

Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", "Lời chào cao hơn mâm cỗ", "Một sự nhịn là chín sự lành", "Nói phải củ cải nghe cũng được".

Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe.

Một thiền sư dạy: Không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng.

4) Đầu thế kỷ XX trước thiên hướng chuyên môn hóa cao của khoa học, Nitsơ đã lo rằng một ngày không xa con người sẽ chuyên môn hóa đến mức trở thành những thằng gù(?)

Như những Cátxăngđrơ (cô đồng báo điềm gở), các trí tuệ lớn thường đứng ở điểm lâm nguy của nhân loại. Mặc dầu khả năng tiên tri lỗi lạc, Nietzsche cũng chưa vượt qua được nguyên lý loại trừ của thời đại mình.

Cơ nguy chuyên môn đến mức "gù hóa" là có thật nhưng chưa bao giờ người ta đề cập đến những khoa học liên thông liên ngành nhiều như bây giờ.

Nhà bác học lớn người Bỉ Prigogine còn công khai hô hào cho một khối liên minh mới giữa tất cả các ngành khoa học tự nhiên và xã hội để tạo dựng một cái nhìn nên thơ và đỡ khô cứng đối với sự sống.

Và những câu nói "hội nhập", "toàn cầu hóa" gần như đã trở thành lời nói cửa miệng của thế kỷ XXI.

Văn hóa đối thoại đã trở thành một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Cái khác...

    16/10/2015Lê ĐạtVật lý lượng tử khi đưa vào nguyên lý bất định đã buộc phải đổi mới cách tư duy loại trừ, từ lâu vẫn thống trị nhân loại. Bên cạnh hai vế đúng/sai nó đưa vào một vế thứ ba và chúng ta có một bộ ba mới đúng/sai/khác. Tôi khác anh không có nghĩa là tôi chống lại anh. Hơn nữa, tôi có thể bổ sung cho anh. Hệ quả lớn nhất của thuyết bất định là đề nghị dùng nguyên lý bổ sung thay thế nguyên lý loại trừ...
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Nói và Làm

    21/12/2005Phan Hồng Giang...một chân lý mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Hỏi và trả lời

    28/11/2005Nhà văn Nguyễn Quang ThânNgười dân không biết điều gì thì hỏi, cán bộ biết thì giải thích, giải thích không thông dân lại chất vấn và lại trả lời. Dân tin mới hỏi. Người trả lời thật lòng, không sĩ diện giấu dốt, cũng không thủ đoạn đối phó với dân. Ôi...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • xem toàn bộ