Việt - Hàn đã có 5 cuộc thăm và nhận họ hàng ở Việt Nam

02:06 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Mười Một, 2015

Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống.

Chỉ kể từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, xác nhận đã có 5 cuộc người Hàn Quốc về Việt Nam nhận họ hàng hoặc tìm hiểu về lai lịch và huyết thống:
1- Hậu duệ của Lý Dương Côn (người Việt sang Cao Ly, trước Lý Long Tường 100 năm) về Sài Gòn, để tìm lại họ hàng.

2- Cách đây khoảng hai chục năm, Ông Lý Xương Căn và các hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường đời Lý đã về Đình Bảng - Kinh Bắc (Bắc Ninh) để nhận lại họ hàng. Hai bên đã nhận nhau là họ hàng.

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ của Hoàng thúc triều Lý là Lý Long Tường về Việt Nam nhận họ hàng và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp. Ảnh của báo Tia Sáng.

3- Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1959, Tổng thống Hàn Quốc là Lý Thừa Vãn đã về Sài Gòn để tìm lại họ hàng.

4- Con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc cũng đã tìm về Việt Nam (cả ở Miền Nam trước 1975 và cả ở Miền Bắc sau 1975) để tìm lại họ hàng, dòng tộc.

Theo truyền thuyết: Mạc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc, gặp gỡ với sứ thần Cao Ly tại Trung Quốc. Sau khi xướng họa văn thơ, hai bên tương đắc vô cùng. Sứ thần Cao Ly (cũng là một Trạng nguyên) mời Mạc Đĩnh Chi sang thăm Cao Ly và gả cô cháu gái xinh đẹp cho Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly 6 tháng và có sinh với người thiếp này một người con trai.

Mười năm sau, Mạc Đĩnh Chi lại được cử đi sứ Trung Quốc, gặp lại Sứ thần Cao Ly. Mạc Đĩnh Chi được sứ thần Cao Ly mời thăm lại Cao Ly. Ông gặp lại người thiếp yêu, lúc đó đã lập bàn thờ Mạc Đĩnh Chi, trong mừng tủi. Hai ông bà lại sinh thêm một đứa con. Lần này Mạc Đĩnh Chi lưu lại Cao Ly 1 năm.

5- Tháng 5 /2015: Ngài Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn. Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm chấn động dư luận và các nhà nghiên cứu đang quan tâm theo dõi, trước hết đó là cử chỉ thành kính của cá nhân ông Ban Ki-moon đối với dòng họ Phan. Trong bút tích lưu niệm, ông Ban Ki-moon có viết rõ ông là thành viên của họ Phan, cụ thể là hậu duệ của Phan Huy Chú (Theo lời GS Phan Huy Lê)
.
Hình ảnh Ngài Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm Nhà thờ dòng họ Phan Huy, dưới chân núi Chùa Thầy, Sài Sơn, Xứ Đoài.
Lưu bút của Ngài Ban Ki-moon tại Nhà thờ dòng họ Phan Huy Chú

Bút tích và bản dịch của ông Ban Ki-moon được lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Phan Huy
(Nguồn: Báo Người Lao Động)

Báo Thanh Niên dẫn lời GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam, cho biết về chuyến thăm hồi tháng 5-2015:

“Trong trao đổi ông nói là hậu duệ của họ Phan Huy và cụ thể hơn là hậu duệ của Phan Huy Chú.”

“Về phương diện khoa học, tôi tin ông Ban Ki-moon nhưng cho đến nay, tôi chưa có tư liệu nào cho phép lý giải mối quan hệ giữa họ Phan của ông với Phan Huy Chú hay họ Phan Huy ở Việt Nam.”

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kỳ tích sau chiến tranh

    06/08/2015Trần Trọng ThứcHậu bán thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến sự thần kỳ từ ba quốc gia vươn lên trong đổ nát sau chiến tranh. Chỉ 15 năm sau ngày Thế chiến thứ 2 kết thúc, dân tộc Đức đã đi một bước dài trên con đường hồi sinh bằng ý chí của người bại trận...
  • Một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam?

    23/10/2015"Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, đến bây giờ ngẫm lại vẫn thấy câu tục ngữ này đúng. Và có lẽ muôn đời đúng. Tuy nhiên, đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”...
  • Hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh mới

    09/10/2015TS. Đinh Hoàng ThắngMột Việt Nam hội nhập và mở cửa hãy mạnh mẽ tuyên bố trước thế giới: Sẵn sàng làm bạn với tất cả những nước không xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải; Sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ “đối tác chiến lược” với các nước giúp Việt Nam bảo vệ hiệu quả nhất “lợi ích quốc gia cốt lõi” của mình, nhằm phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển...
  • 70 năm, Việt Nam đã vượt chặng đường không giống bất kỳ quốc gia nào

    03/09/2015Các vị khách mời phân tích về những thành tựu của Việt Nam sau 70 năm giành độc lập và những thách thức đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
  • Hào khí dân tộc và thương hiệu đất nước

    22/07/2015Phan ĐăngMột dân tộc chỉ có thể phát triển khi từng người dân luôn đau đáu trước sự sinh - tử - tồn – vong của dân tộc mình. Một đất nước chỉ có thể thăng hoa khi mà TINH THẦN QUỐC GIA luôn cháy sáng, để từ ngọn lửa cháy sáng ấy, những biên độ sáng tạo được mở ra với tận cùng đam mê, tận cùng nhức nhối. ..
  • Thôi đừng 'tự sướng' quá đà nữa!

    09/07/2015Bùi AnKhi các nước xung quanh đang trỗi dậy thành ‘rồng’, thành ‘hổ’ thì chúng ta vẫn loay hoay với những huyễn hoặc về đất nước, tài nguyên, con người...
  • Kinh nghiệm vươn lên của Hàn Quốc

    03/06/2015Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa...
  • xem toàn bộ