60 triệu đô la và tháng 12
Trong lá thư gần nhất ngày 22-9-2010, thay mặt cho các chủ nợ chính gồm các tổ chức Credit Suisse, Standard Chartered Bank, DEPFA Bank, Elliot VIN và National Bank of Kuwait, Credit Suisse đề nghị một cuộc họp giữa hai bên tại Hà Nội vào ngày 12-10-2010. Khoản vay trên có thời hạn tám năm và nó chưa đến kỳ trả nợ. Điều gì khiến các chủ nợ “nóng lòng” như thế?
16.000 tỉ đồng từ PetroVN và Vinalines
Ngày 3-8-2010, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin ông Nguyễn Hồng Trường ký một văn bản trả lời các chủ nợ về quá trình tái cơ cấu tập đoàn. Văn bản nhấn mạnh một trong những mục tiêu của việc tái cơ cấu là Vinashin tôn trọng tất cả các cam kết và nghĩa vụ (ở đây có thể hiểu là trả các khoản vay). Văn bản cũng liệt kê những bước thực hiện để đạt các mục tiêu, trong đó đáng chú ý là những khoản tiền ấn tượng mà Vinashin đã và sẽ được nhận.
Trong đó, khoản lớn nhất là số tiền Vinashin sắp nhận được, đến 16.000 tỉ đồng từ Vinalines và PetroVN do việc chuyển nhượng tài sản, kể cả một số công ty con, cho hai đơn vị trên. Dự kiến PetroVN và Vinalines sẽ chuyển cho Vinashin số tiền đầu tiên trị giá 3.000 tỉ đồng trong số 16.000 tỉ đồng vào tháng 10-2010.
Bên cạnh sự hỗ trợ về vốn, Vinashin còn nhận được hàng loạt hỗ trợ về cơ chế như miễn thuế đến tận tháng 12-2011 cho những dự án đóng tàu chưa hoàn tất và dự án công nghiệp bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế.
Thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ, tập đoàn sẽ đóng 20 tàu cho Vinalines. Để làm yên lòng các chủ nợ, Vinashin khẳng định rằng việc tái cấu trúc một tập đoàn lớn như họ đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực. Nhưng dường như những lý giải mang sức nặng tài chính này chưa thật sự thuyết phục các tổ chức cho vay nước ngoài.
Dấu hỏi tháng 12
Điểm nhấn trong khoản vay 600 triệu đô la của Vinashin nói trên là phương thức trả nợ. Theo khoản 6.1, điều 6, mục 4 của hợp đồng ngày 24-5-2007 của Vinashin và Crédit Suisse, bên vay bắt đầu trả nợ 10% giá trị khoản vay từ tháng thứ 42 kể từ ngày sử dụng vốn. Kể từ thời điểm này trở đi, cứ sáu tháng một lần Vinashin trả tiếp 10% khoản vay tức 60 triệu đô la Mỹ/lần.
Ở trang 46 và 47 Báo cáo tài chính năm 2009 của Vinashin được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập KPMG, Vinashin cũng giải thích rõ điểm này, và cho biết ngày tiếp nhận vốn vay là 26-6-2007. Như vậy ngày 26-12-2010 tới đây Vinashin sẽ phải trả 10% đầu tiên, tức 60 triệu đô la Mỹ và vào ngày 26-6-2011 sẽ trả nợ tiếp 60 triệu đô la Mỹ nữa. Việc trả nợ cứ như thế và kết thúc cho đến khi đáo hạn.
Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo tài chính trang 47, thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên vay cho thấy bên cho vay có thể tuyên bố mất khả năng chi trả (default) đối với bên vay và toàn bộ khoản tiền sẽ phải hoàn trả ngay lập tức trong trường hợp hoặc Chính phủ Việt Nam không còn nắm giữ 100% vốn của Vinashin; hoặc công ty mẹ (ở đây là Vinashin) không còn là “mẹ” của một trong số 21 công ty con trực thuộc cùng đứng tên vay tiền.
Các chủ nợ lo lắng vì hiện nay một số trong số 21 công ty con này đã được chuyển giao cho PetroVN hoặc Vinalines. Chẳng hạn Nhà máy đóng tàu Vinashin Dung Quất được chuyển cho PetroVN, Công ty vận tải Biển Đông được chuyển cho Vinalines...
Phải trả 60 triệu đô la Mỹ trong hơn hai tháng nữa đối với Vinashin là điều không dễ dàng ở thời điểm hiện tại. Trong cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ ngày 30-10-2010, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin Nguyễn Hồng Trường nói rõ Vinashin còn nợ Ngân hàng Natixis 25 triệu đô la Mỹ và khoản nợ đã quá hạn hai tháng.
Bây giờ Natixis yêu cầu Vinashin trả ngay 3 triệu đô la Mỹ và Vinashin phải xin Chính phủ “cứu trợ”. Ba triệu đô la Mỹ Vinashin còn không tự trả được, thì khả năng trả 60 triệu đô la Mỹ sắp tới sẽ sao đây? Và vì sao Vinashin xin vay tới 300 triệu đô la Mỹ trái phiếu quốc tế năm 2010? Phải chăng là để chuẩn bị dành một phần trả khoản 60 triệu đô la Mỹ vào tháng 12?
Vinashin đang khó khăn, các chủ nợ đều biết như thế. Nhưng khó khăn không có nghĩa là không trả nợ. Một tổ chức tài chính nước ngoài nói với TBKTSG: “Chúng tôi và các ngân hàng chủ nợ đang rất băn khoăn. Nếu 10% khoản nợ không được trả vào ngày 26-12 tới, các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro vì năm tài chính kết thúc và kiểm toán vào làm việc ngay sau đó. Hơn nữa, các ngân hàng sẽ nhìn vào việc trả nợ của Vinashin để xem xét các khoản vay của các tập đoàn kinh tế khác của Việt Nam. Lãi suất, thời hạn vay và các điều kiện ân hạn khác cho những đối tượng vay khác sẽ khó mà thuận lợi một khi Vinashin không trả đúng hạn”.
Trong khi đó, giá trái phiếu quốc tế của Vinashin phát hành vẫn đang tiếp tục “rơi”. Theo Financial Market Research của Ing Bank ngày 5-10-2010, giá trái phiếu Vinashin loại 3.000 tỉ đồng do Deutsche Bank tư vấn phát hành tháng 4-2007, lãi suất 9%/năm, đáo hạn năm 2017, được giao dịch với giá bằng 63,07% so với mệnh giá (mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, thì giá giao dịch là 630.070 đồng/trái phiếu).
Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá