7 nỗi khổ của người nông dân

02:01 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Ba, 2009

1. Không đủ điều kiện để giảm nghèo

Nông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với việc phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn còn có thể tái nghèo. Giáo sư Amartya Sen, người Mỹ gốc Ấn Độ, được giải Nobel chỉ ra rằng cái người nghèo cần không phải giúp họ tiền mà là các điều kiện để phát triển kinh tế (đất đai, công cụ, trâu bò và kỹ năng) và quyền được hoạt động để thoát khỏi cảnh nghèo, tức là cần “cần câu” chứ không phải “con cá”.

2. Thương nghiệp không công bằng

Thương nghiệp giữa nông thôn và đô thị hiện nay nói chung chưa được công bằng. Nông dân bị các doanh nghiệp và tư thương bóc lột. Chiến lược phát triển thương nghiệp của Nhà nước là xây dựng chế độ nông nghiệp hợp đồng, làm cho hộ nông dân phụ thuộc vào doanh nghiệp, trở thành người làm công cho doanh nghiệp, sẽ dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệp, vì giá cả do doanh nghiệp quyết định, nông dân không có quyền mặc cả trên thị trường. Muốn giải quyết tình trạng này phải phát triển song song các hợp tác xã có các hoạt động chế biến và buôn bán thì việc phân phối thu nhập mới được công bằng.

3. Thu nhập thấp

Nông dân là những người khởi xướng Đổi mới nhưng nay lại ít được hưởng lợi của Đổi mới nhất. Nhân khẩu nông nghiệp thừa gây ra tình trạng di cư ra thành thị để tìm thu nhập cao hơn. Để nước ra trở thành một nước công nghiệp phải rút ra khỏi nông nghiệp một khoảng nửa lao động. Quá trình di cư này là tích cực vì sẽ giúp cho nông dân giảm được lao động thừa, giải quyết được việc làm và tăng năng suất lao động.

4. Nạn hàng giả

Qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, chúng ta càng thấy rõ là nạn đầu cơ đang phổ biến khắp nơi. Bây giờ mới thấy giá năng lượng và lương thực tăng không phải vì thiếu hụt mà chính là do các công ty đa quốc gia đầu cơ. Trong nước giá năng lượng, vật tư, hàng hóa, lương thực tăng rất mạnh lúc giá thế giới tăng nhưng lúc giá thế giới giảm lại giảm rất chậm, do các doanh nghiệp đầu cơ. Hiện nay, hàng giả và gian lận tràn ngập thị trường. Giá đầu vào tăng nhanh mà giá đầu ra lại giảm làm cho nông dân càng chịu thiệt nặng.

5. Giá đất nông nghiệp thấp

Việc người nông dân bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất của họ là chính đáng. Ruộng đất là di sản mà cha ông để lại cho họ, thiếu nó thì họ không thể sống lại.

Thế mà hiện nay chúng ta lại lấy của họ, đền bù cho họ với một giá không đáng kể so với giá sau khi chuyển mục đích sử dụng.Việc đòi nhà nước tăng mức hiện điền sẽ tạo sự công bằng. Việc tăng quy mô của hộ nông dân giúp họ trở thành nông trại gia đình như ở các nước tiên tiến phải cho tất cả mọi người được hưởng chứ không phải chỉ dành cho một số người giàu.

6. Không được hưởng phúc lợi xã hội

Nông dân là bộ phận công dân ít được hưởng phúc lợi xã hội nhất, nhất là về giáo dục, y tế. Những vấn đề xã hội ở nông thông chưa được giải quyết một cách cơ bản. Bảo hiểm thiệt hại do thiên tai và thị trường, bảo hiểm xã hội.

Ở nước ta lực lượng lao động di cư ra đô thị không có ai quản lý, đang trở thành công dân loại hai ở các đô thị, chẳng được hưởng một phúc lợi xã hội nào.

7. Môi trường bị ô nhiễm

Môi trường nông thôn hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề gây nhiều nguy hiểm cho nông dân. Trước hết là do sử dụng thuốc bảo vệ cây trồng, sau đến các chất phế thải của chăn nuôi và làng nghề, rồi đến các nước thải do các doanh nghiệp. Không thể chỉ giao cho cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp làm công việc này. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu giao cho cộng đồng địa phương cùng tham gia thì sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Nông dân cần được đối xử công bằng

    26/07/2008Vũ Ngọc Tiến“Tam nông” là thuật ngữ du nhập từ Trung Quốc, còn “Chính sách về tam nông” là ta đang học tập kinh nghiệm từ nước bạn, song như lời ông Lê Huy Ngọ- Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nói: “Không phải kinh nghiệm nào của nước ngoài áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam đều tốt, nếu như ta không vận dụng nó phù hợp với thực tiễn của nước mình”...
  • Mấu chốt “tam nông”

    10/07/2008Đỗ Chí NghĩaĐất nước hơn 80% là nông dân, phần lớn người thành phố cũng từ nông thôn, nông dân mà ra. Nếu đời sống của hơn 80% dân số không được cải thiện, công cuộc mưu sinh còn trắc trở thì đất nước chưa thể nào “cất cánh“...
  • Góp đôi lời bàn về tam nông hiện nay

    02/07/2008Vũ Ngọc TiếnVấn đề tam nông đến thời điểm này, khi mà công cuộc đổi mới đã đi được chặng đường 22 năm ta mới đặt ra cấp thiết, theo tôi là quá muộn. Song dù muộn vẫn còn hơn không...
  • Bờ xôi ruộng mật chính là hồn Việt

    06/05/2008GS, TS Nguyễn Lân DũngTừ chỗ không đủ ăn đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo, vào loại xuất khẩu hàng đầu về nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su cà phê, tiêu, điều và gần đây thủy sản cũng chiếm vị trí rất cao trong xuất khẩu... thì rõ ràng là nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có một bước chuyển mình rất lớn...
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • Phỏng vấn một bác nông dân

    29/05/2007Lê Thị Liên HoanPV: Kìa bác ơi, bác đi đâu đấy?
    Nông dân: Tôi dắt bò đi bán.
    PV: Giời ơi, nông dân bán bò, chả khác nào nhạc sĩ bán đàn hay nhà văn bán bút.
    Bác sẽ sống bằng gì?
    Nông dân: Bằng chứng khoán!
  • xem toàn bộ