“Anonymous” – Chỉ ý tưởng là bất tử

03:46 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Chín, 2013
Bộ phim “Anonymous” (2011) do Roland Emmerich đạo diễn, đã đặt ra một giả thuyết khác về thân phận nhiều tranh cãi của William Shakespeare. Tác giả thật sự của những vở kịch và những bài thơ ký tên W. Shakespeare hay Anonymous là Edward de Vere, bá tước xứ Oxford dưới triều đại của nữ hoàng Elizabeth I. Bá tước là một người uyên bác, đam mê thi ca và kịch nghệ. Ông là người ảnh hưởng đến một cuộc nổi dậy của các bá tước chống lại gia tộc Cecil đang nắm quyền lực chi phối nữ hoàng lúc bấy giờ, nhưng họ đã thất bại. Edward de Vere từ một người giàu có và quyền lực cuối đời chết trong cô đơn, tuyệt vọng, nhưng hơn ai hết, ông biết rằng ngôn từ của ông có quyền lực hơn bất cứ vị thế chính trị hay sức mạnh quân sự nào. Một tư tưởng không thể nhìn thấy được, nhưng nếu biết cách làm nó sẽ thay đổi toàn bộ cục diện.



 Những nhà văn là những kẻ thất bại trong cuộc sống, họ không làm ra của cải vật chất, họ không có quyền bính trong tay, họ – thậm chí còn bị thời đại của mình hiểu lầm, hắt hủi hoặc tệ hơn thế: lãng quên. Nhưng điều gì khiến họ chấp nhận tất cả những thiệt thòi ấy, cầm lấy cây bút và miệt mài đắm chìm trong những trang viết? Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, viết để làm gì? Bà vợ của Bá tước Edward cũng đã đặt ra câu hỏi ấy. Edward kể cho người vợ chẳng bao giờ có sự đồng cảm với ông về những tiếng nói trong đầu, những thân phận đau khổ, những vần thơ bay bổng, những ý chí thời đại… Và với Edward, viết là một sự giải thoát. Và những người cùng thời với ông, giữa thời đại Nhà Thờ nắm quyền tối cao, ông thật sự là một “con người quỷ ám”. Chẳng phải vô lý, gia đình Cecil – đại diện cho Nhà Thờ – lại coi Nghệ thuật thuộc về Qủy dữ.

Không thể đọc văn chương thơ ca mà không sử dụng trí tưởng tượng. Chúng ta bắt buộc phải tưởng tượng các hình ảnh trong khi đọc, nếu không chúng ta sẽ không thể cảm nhận bất cứ điều gì. Như thể chúng ta tạo ra một bộ phim hoặc một bức tranh trong tâm trí của mình và ngồi xem rồi chiêm nghiệm những gì xảy ra trong đó. Khi các nhân vật trong tưởng tượng có cảm xúc, chúng ta cũng bị tác động. Chúng ta bị cuốn theo tâm trạng nhân vật, bị dẫn dắt bởi tư tưởng của tác giả một cách vô thức. Bằng sự hấp dẫn đầy mê hoặc của sự sắp xếp ngôn từ, các tác giả đã thôi miên chúng ta và chúng ta chấp nhận để họ cài cắm ý tưởng trong sự tự nguyện và hồ hởi. Đó là cách các tác phẩm dấy động cảm xúc và ảnh hưởng tâm trí của độc giả. Đó cũng là lý do tại sao văn chương – nghệ thuật lại nguy hiểm đến vậy, tại sao các tác giả luôn là nạn nhân của những cuộc “văn tự ngục”.




Xa hơn những gì các chính trị gia có thể nhìn thấy về các tác phẩm văn chương, đó là chúng không dừng ở mục đích chính trị. Khi đọc từng câu từng chữ, theo dõi các biến cố diễn ra… chúng ta bị đẩy vào tình thế phải đối diện với bản thân mình. Chúng ta bắt đầu hoài nghi nhiều hơn về thực tại chúng ta đang sống, và dần dần nảy sinh câu hỏi: “Thế rốt cuộc bản chất của con người là gì?”. Vậy là chúng ta bước vào chặng đường khám phá chúng ta là ai. Khi chúng ta đặt câu hỏi về chính mình và quyết tâm dành cả đời để khám phá ra chân lý ấy, không một quyền lực chính trị nào, không một niềm tin tôn giáo nào, không một sự khoa trương vàng bạc nào có thể trói buộc được. Bởi thế, cái điều mà các Sách giáo khoa môn văn vẫn nhồi nhét vào đầu học sinh một cách sáo rỗng: “Văn chương làm chúng ta người hơn”, quả là không sai. Và biết đâu, những chính trị gia muốn vùi dập những tác phẩm văn chương, không hoàn toàn vì họ sợ chúng kích động người dân, có lẽ, họ sợ phải đối mặt với bản thân mình, như chính nữ hoàng Elizabeth I trong bộ phim.

Xong rồi thì, mọi đền đài, cung điện, mọi quyền lực, danh tiếng… đến một ngày cũng sẽ biến mất, ai rồi cũng phải chết. Và tại sao chỉ có ý tưởng là bất hủ. Đến giờ đây, khi chúng ta đã biết về Vũ trụ Toàn ảnh, khi loài người nhận ra rằng thông tin không được lưu trữ trong não bộ mà được cất giữ đâu đó ngoài vũ trụ bao la kia, thì sự bất tử của ý tưởng càng được khẳng định. Khi một nhà văn viết điều gì đó trên giấy, tờ giấy có thể bị hủy hoại, ông ta có thể không có tên tuổi, nhưng ý tưởng của ông ta có thể lan truyền trong dân chúng một cách bí ẩn, thậm chí kể cả khi ông ta bị người đời lãng quên, một ai đó ở thời đại sau sẽ kết nối được và làm sống dậy ý tưởng ấy. Edward de Vede có thể ẩn danh, mãi mãi là một kẻ “anonymous”, vì hơn ai hết ông ta hiểu rằng ý tưởng vĩ đại hơn tác giả. Những lời cuối cùng của Edward căn dặn lại Ben Johnson, một biên kịch đã phản lại ông trong cuộc nổi dậy, thể hiện một sự vượt thoát mọi cản trở của thứ thời đại chật hẹp để vươn tới những ý tưởng cao đẹp: “Ngươi có thể phản bội ta, nhưng ngươi không thể phản bội các tác phẩm của ta”.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người bất tử

    26/11/2019Hồng Minh tổng hợpTrong những năm trở lại đây, cái tên Aubrey David Nicholas Jasper de Grey không còn xa lạ gì với giới lão khoa và những tín đồ của thần Bất tử...
  • Loài người trước ngưỡng cửa thế giới bất tử?

    05/09/2016Mỗi ngày trên thế giới, có hàng chục phát minh sáng kiến liên quan đến việc kéo dài sự sống được giới khoa học công bố. Những cơ quan sinh học nhân tạo và điện tử, liệu pháp cấy gen, hormon... xuất hiện ngày một phổ biến đều với mục đích đưa con người tiến gần tới sự bất tử...
  • Những quan niệm khác nhau về sự bất tử của con người

    21/05/2014PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngMong ước về sự bất tử (immortality) của cá nhân là một hiện tượng tâm lý chung của nhân loại. Bất kỳ người nào, dù là duy tâm hay duy vật, hữu thần hay vô thần ít nhiều đều trăn trở, đều suy tư về vấn đề này. Đi tìm câu trả lời cho nó không chỉ có tôn giáo, triết học mà có cả những nhà khoa học có đầu óc vĩ đại nhất.
  • Sau 20 năm nữa con người sẽ bất tử?

    03/09/2013Minh ThúyTới năm 2030, con người sẽ đạt được sự bất tử. Và ở thời điểm đó, con người cũng sẽ xây dựng được các bản sao dự trữ những ký ức của mình. Đó là lời tuyên bố mà nhà sáng chế kiêm chuyên gia về ngành tương lai học người Mỹ Raymond Kurzweyl vừa đưa ra mới đây...
  • Shakespeare và luật pháp Anh thế kỷ 16

    22/08/2013Dương Ngọc DũngBài viết này của chúng tôi không đề cập đến một trong tứ đại bi kịch của Shakespeare mà chỉ bàn đến kiến thức pháp luật của đại văn hào này trong vở kịch Người thương gia thành Venice (The Merchant of Venice). Vở kịch này tại Việt Nam cũng đã được phóng tác và cải biên trên sân khấu nhiều lần...
  • Những hậu quả của bất tử

    13/12/2008Hồng Minh tổng hợpNếu tuổi thọ của bạn kéo dài 20 hay 30 năm, hẳn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được sum vầy cùng cháu chắt của mình và nhìn chúng trưởng thành. Nếu tuổi thọ của bạn kéo dài thêm 100 hay 200 năm, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi của khoa học, của các thể chế chính trị, lối sống của người dân… Nhưng nếu sống thêm 300, 400, 500, 1000 năm hoặc hơn thế nữa, bạn có biết mình sẽ làm gì và ra sao không?
  • Konstantin Vasiliev: Sự bất tử của tinh thần huyền thoại

    28/11/2008Thăng Xuyên“Lớn lao thay sức mạnh của nghệ thuật. Thật vậy! Xem tranh rồi thì chết cũng không tiếc! Không lời nào tả xiết, có lẽ đây là ấn tượng mạnh mẽ nhất mà nghệ thuật mang lại trong suốt cuộc đời tôi” – Người xem nói về tranh của Konstantin Vasiliev
  • Những ai đang tin vào bất tử

    27/09/2008Hồng Minh tổng hợpMột nhân vật trẻ mãi không già dường như từ bao đời nay đã trở nên quen thuộc trong mỗi câu chuyện cổ tích được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh một ước mơ dai dẳng mà loài người mải miết theo đuổi. Ngày nay, những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ gene càng khiến giấc mộng bất tử trở nên ám ảnh hơn lúc nào hết, loài người lại có những hi vọng thực để kể tiếp câu chuyện chinh phục tử thần của mình.
  • Shakespeare dạy ta về hợp đồng

    28/07/2007Nguyễn GiaShakespeare, đại văn hào người Anh, đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn học đồ sộ. Là doanh nhân, đọc các vở kịch của ông, trên góc độ nghề nghiệp, tôi thấy thích thú và thấm thía nhất câu chuyện “Người lái buôn thành Venice”...
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Vấn đề sự bất tử

    26/12/2005Niềm tin vào sự bất tử tùy thuộc vào một quan niệm nào đó về linh hồn con người. Nếu linh hồn, hoặc thành phần thiết yếu của nó, được coi là phi vật chất và có khả năng hiện hữu bên ngoài thân xác, thì nó cũng được coi là bất khả hủy diệt. Tuy nhiên, những người tin vào sự bất tử của linh hồn vẫn bất đồng với nhau về vấn đề linh hồn hệ tại ở cái gì. Có ba lý thuyết chính. ...
  • xem toàn bộ