Ba bước tới Minh triết

04:04 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Ba, 2012

Cuộc hội thảo đầu năm của Trung Tâm Minh Triết Việt nam đã được tổ chức tại 53 Nguyễn Du Hà nội vào ngày 25-02-2011. Hội thảo đã thống nhất cần có định nghĩa “Minh triết là gì?”, hơn nữa “Minh triết Việt là gì?”. Những câu hỏi đó rất khó và rất lớn, chắc sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Cũng như có đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa, minh triết chắc cũng sẽ có rất nhiều định nghĩa. Dẫu sao, dưới đây chúng tôi xin có vài ý kiến về định nghĩa Minh triết, dù có thể rất thô thiển.

Trong hội thảo, nhiều người nói Minh triếtcó hai đặc điểm là khônsáng. Đấy là vế trước, vế của “minh”. Còn vế đầu là triết cơ mà. Vậy trong định nghĩa phải có cả minhcả triết nữa. Từ minh triết có lẽ đã tồn tại trong tiếng Việt trước khi chúng ta tiếp xúc với triết học phương Tây. Do đó, triết trong minh triết hiểu theo tiếng Việt có lẽ gần với triết lọc tinh túy. Triết trong minh triết phải là những lẽ phải được đúc kết trong cuộc sống thực mà có. Những lẽ phải đó gần với đạo, gần với qui luật. Do đó suy ra, trong định nghĩa minh triết phải có triết học. Phải từng trải, phải học nhiều mới thấu được đạo, mới dần dần tiếp xúc được với các qui luật của tự nhiên và xã hội. Học để biết được đạo thì phải tích lũy kiến thức thuộc nhiều ngành, nếm trải nhiều thất bại, nhiều vấp ngã. Vậy muốn có minh triết trước hết phải học, phải “tích”. Còn khi hành xử thì phải khôn ngoan, phải có văn hóa. Nếu đạt đến độ mà mỗi hành xử đều cận nhân tâm thì đạt đến “minh”. Vậy, từ “minh” trong minh triết thuộc về “tản”. Do đó, minh triết có hai vế tích/tản. “Tích” để không ngừng hiểu biết thêm về các qui luật của thiên nhiên và xã hội. “Tản” sao cho cận nhân tâm. Tích/tản theo tiêu chuẩn đó thì đạt đến khôn sáng. Sáng gần nghĩa với tỏa ra, tản ra.

Có một người nếm trải hơn ba mươi năm, vững tin là sẽ hành xử minh triết trong nhiều bối cảnh, nên năm 1941 ông đã đặt tên tự cho mình là “Chí Minh”. Người ấy họ Hồ. Mà chúng ta vẫn gọi con người vĩ đại ấy là Hồ Chí Minh.

Còn Đức Phật bảo rằng đa số chúng sinh đang bị màn vô minh che phủ. Vậy chúng ta là kẻ Vô Minh. Chúng ta muốn dùng Minh Triết để đi từ bờ Vô Minh đến bến Chí Minh. Vậy Minh Triết là công cụ của kẻ Vô Minh.

Kẻ Vô Minh tích lũy cái khôn ngoan, sáng suốt của tự nhiên và xã hội để thành kẻ Minh Triết. Nhưng đấy là họ đang tích lũy lý thuyết. Cho dù đó là các qui luật, các phạm trù (triết học), hay là các bài học ứng xử của người đời (kinh nghiêm mà mình chưa trải nghiệm) vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi. Mà lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Mang cái lý thuyết xám (khôn ngoan của kẻ khác, khôn ngoan của sách vở) áp vào đời thì e rằng sẽ bị sai. Cho nên, phải lọc xám, để cho lý thuyết thích hợp với cuộc đời đang biến đổi hàng ngày. Vậy Minh Triết chính là “phép lọc xám”. Phép lọc xám nằm ở khâu trung gian của tích/tản. Tích rất nhiều, lọc xám cho kỹ, tản cho đắc nhân tâm ấy là Minh Triết. Vậy, có thể xem ba bước hành động trên là một định nghĩa thô về Minh Triết.

Phép lọc xám sẽ mãi mãi là công việc khó khăn nhất của mỗi người trên đường tiến tới minh triết. Phải kiên định lọc xám, mỗi ngày, mỗi giờ, trong mọi hành xử với từng cá nhân, với cả cộng đồng. Nếu kiên định như vậy chúng ta sẽ dần dần đi về phía minh triết, tiệm cận để có thể hiểu gần đúng minh triết là gì. Đó chính là ba bước niệm - định - tuệ đã được trình bày trong các kinh Phật giáo. Niệm nghĩa là quan niệm về minh triết cho rộng rãi. Định là kiên định trên con đường “lọc xám”, không thành kiến, không bảo thủ, không ngộ nhận, không lầm ngón tay đang chỉ mặt trăng là mặt trăng. Cuối cùng, Tuệ là thời điểm bừng tỉnh đạt tới trí tuệ tỏa sáng soi rõ chân lý. Thời điểm đạt “tuệ” ấy sẽ đến với bạn khi bạn đã dày công “tích” lũy các qui luật biến dịch trong cuộc sống, khi bạn dã hành (“tản” các hành xử) cho cận nhân tâm.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ăn, nói, gói, mở và sự “minh triết” Việt Nam

    04/10/2016Hạ Vĩnh ThầnCách đây mấy ngày, tôi có nhắc đến chuyện tại sao ông cha ta lại khuyên con cháu mình phải Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ý tưởng của bài này xuất phát từ chỗ quá buồn về cách ăn nói của một số vị, không hề cân nhắc nên phải nói trước dân, trước truyền hình như thế nào cho hợp lẽ. Thực ra, tôi đã nghĩ từ rất lâu về điều mà cha ông mình đã minh triết: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi?
  • Minh triết Tam Giáo trong văn hóa Việt

    28/02/2016Hoàng Ngọc HiếnThời nào cũng vậy, nội lực mạnh mẽ trong đời sống tinh thần và hoạt động xã hội, tinh thần tự xét mình và tự giác cao, bản lĩnh độc lập và tinh thần cầu thị trong sự xem xét và phán xét riêng, coi trọng dư luận của quần chúng nhưng không bị ràng buộc bởi bất cứ dư luận nào..., những đức tính này thường là được thiên hạ quý trọng, ở đâu cũng vậy thôi, là người hẳn hoi không thể thiếu những đức tính nói trên.
  • Minh triết và hạ tầng tư duy

    17/12/2010Giáp Văn DươngMuốn phát triển, phải xây dựng được một hạ tầng tư duy vững chắc, phong phú và thông thoáng, để từ đó, tạo ra những sản phẩm tư duy có giá trị. Minh triết, với vai trò như một phông nền văn hóa, có mặt trong nhiều thành phần trong cấu trúc của hạ tầng tư duy. Vì thế, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa minh triết và hạ tầng tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng tư duy, tạo điều kiện cho việc giải phóng tư duy, hình thành những tư tưởng mới, sáng tạo và có giá trị cho đất nước.
  • Một số ý kiến về minh triết Việt

    02/01/2010TS. Hồ Bá ThâmLàm rõ đặc dểm và vai trò của minh triết Việt Nam trong lịch sử trong quá trình tiến lên văn minh, hiện đại...
  • Trở về cội nguồn minh triết Việt

    10/10/2009Hà Văn ThùyTrong ý nghĩa nào đó thì minh triết là “Sự khôn ngoan và sáng suốt trầm tích trong chiều sâu nhất của văn hóa và tỏa năng lượng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc.” Vì vậy, muốn tìm cội nguồn của minh triết, trước hết phải tìm ra cội nguồn văn hóa.
  • Bàn về minh triết

    23/09/2009Nhận lời mời của Hoàng Ngọc Hiến, chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Minh Triết Việt, trong 3 ngày 7, 8, 9 nhà triết học François Jullien, giáo sư Đại học Tổng hợp Paris- Diderot, Viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại, đã đến thăm và làm việc với Trung tâm.. Dưới đây là bài nói chuyện của ông về 3 chủ đề: Đấu tranh…và quản lý cái tiêu cực, Cái phổ quát, Minh triết và Thời hiện đại.
  • Luận bàn về những vấn đề minh triết

    10/09/2009Hoàng Ngọc HiếnMinh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.
  • Ngày xuân bàn về Minh Triết

    25/01/2009Hoàng Ngọc HiếnĐịnh nghĩa minh triết là gì? - việc này rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: "Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết". Đại học tổng hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2.000.000 USD, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia. Đây là nội dung tham luận trong buổi sinh hoạt học thuật đầu tiên của Trung tâm nghiên cứu Minh triết Việt được thành lập cuối quý II năm 2008...
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Minh triết của giới hạn

    03/08/2005Nguyễn Trung HiếuTập sách này bắt đầu bằng những câu hỏi triệt để và quyết liệt. Triệt để nhưng không khép kín, tập sách mời gọi bạn đọc vào một cuộc phiêu du trí tuệ. Bằng cách tham gia vào cuộc phiêu du ấy, bạn sẽ tự phát hiện ra những ý tưởng của riêng mình...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • xem toàn bộ