Biết mình yếu để mạnh hơn
Bài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh. Những số liệu sử dụng trong bài là kết quả một cuộc điều tra các nhà doanh nghiệp tiến hành vào tháng 5-2004 tại TPHCM trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về văn hóa kinh doanh do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM chủ trì, với sự phối hợp của Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Trong đời sống kinh doanh sôi động trở lại trong khoảng 15 năm nay, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng rõ môt tầng lớp doanh nhân mới, tương đối trẻ, có học, năng động và chí thú kinh doanh, nhất là ở khu vực tư nhân. Thế nhưng chúng ta cũng biết rằng, do những thăng trầm của lịch sử kinh tế đất nước trong thế kỷ 20, phần lớn các nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không được kế thừa một truyền thống kinh doanh, vốn luôn là một lợi thế quý báu của tầng lớp doanh nhân ở bất cứ nước nào.
Ôm đồm và bao biện Kết quả cuộc điều tra cho thấy mặc dù phần đông đã có xu hướng giao quyền cho cấp dưới, nhưng lối tư duy quản lý mang tính chất bao biện và ôm đồm vẫn còn tồn tại nơi không ít nhà quản lý. Có 30% doanh nhân trong mẫu điều tra đồng ý với ý kiến cho rằng "người lãnh đạo là người phải quyết định mọi chuyện trong công ty, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn" , và 54% cho rằng "cấp trên lúc nào cũng phải tận tình chỉ bảo chi tiết cho cấp dưới phải làm công việc của họ như thế nào".
Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của người lãnh đạo là điều cần thiết trong việc điều hành một công ty. Nhưng quản lý giỏi không nhất thiết luôn phải kèm cặp nhân viên. Trong thời bao cấp, chúng ta từng chứng kiến khá phổ biến hình ảnh nhà quản lý lúc nào cũng "lu bu" đầu tắt mặt tối với những chuyện cụ thể , lăn lộn và sâu sát với từng bộ phận. Cách làm ấy có thể phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ, nhưng khi doanh nghiệp đã phát triển tới mức nhất định thì tác phong bao biện khó lòng đem lại hiệu quả.
Các nhà kinh doanh thường khởi nghiệp từ một số vốn ít ỏi, và cho đến nay phần lớn doanh nghiệp ở TPHCM vẫn có quy mô nhỏ và vừa, nên dễ hiểu vì sao cách quản lý bao biện vẫn còn khá phổ biến. Mặt khác, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong môi trường cạnh tranh, và cũng chưa có đủ lực để chịu đựng rủi ro, nên tâm lý bao biện thường thắng thế nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho sự sinh tồn của doanh nghiệp.
Chưa có tầm nhìn xa Khả năng quản trị của nhiều nhà quản lý doanh nghiệp dường như chưa tương xứng với đòi hỏi của sự phát triển, kể cả nơi không ít những người đã có bằng cấp về quản trị kinh doanh. Chỉ có 42% cho biết công ty của mình đã có "lập kế hoạch chi tiết và cụ thể" cho năm 2003 , trong khi 4/% nói là chỉ xây dựng "kế hoạch tổng quát", và 15% không lập kế hoạch. Ngay những người có bằng quản trị kinh doanh, tỷ lệ có lập kế hoạch chi tiết cũng mới đạt 48%, chỉ cao hơn một chút so với những người chưa có bằng này (34%). Một khi công ty không có kế hoạch chi tiết thì e rằng chiến lược kinh doanh dài hạn chắc cũng chưa thể định hình, mặc dù nhà doanh nghiệp có thể có trực giác kinh doanh rất nhạy bén. Khi được hỏi về những thành công lớn nhất của công ty trong vòng năm năm qua, điều được kể ra nhiều nhất là "mở rộng địa bàn hoạt động" (52%), tức là chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chứ chưa phải theo chiều sâu, và chỉ có 28% cho biết thành công lớn nhất là xây dựng được "chiến lược kinh doanh khả thi".
Xu hướng tăng cường đầu tư nhân lực và vốn liếng vào những sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao dường như chưa được chú tâm. Về điều này, nhiều nhận xét của các nhà kinh tế lâu nay cũng đã từng cảnh báo về tình trạng chậm chuyển dịch cơ cấu và nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế thành phố.
Ít nghĩ ra sản phẩm mới, sáng tạo Đa số doanh nhân được hỏi đều nhấn mạnh tới vai trò của óc sáng tạo trong tính doanh . Sáu mươi tư phần trăm cho rằng một nhà doanh nghiệp lý tưởng phải có óc sáng tạo, đứng hàng thứ tư trong số các tiêu chuẩn được nhiều người chọn nhất. Còn về các yêu cầu đối với một nhân viên giỏi, 62% cho rằng phải "có sáng kiến", chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các yêu cầu được nêu ra. Tuy nhiên, trên thực tế, số doanh nhân thực sự phát huy hiệu quả tư duy sáng tạo có lẽ còn ít. Trong số những thành công lớn nhất của công ty trong vòng năm năm qua, chỉ có 27% cho biết đã tạo ra được sản phẩm mới, và 30% đã có áp dụng công nghệ mới. Điều này có nghĩa là khoảng hai phần ba số doanh nghiệp còn lại không có thêm sản phẩm nào mới mà cũng không mua thêm công nghệ mới trong suốt năm năm qua!
Chưa dám mạo hiềm nhiều có điều đáng chú ý là trong số các tiêu chuẩn của một nhà doanh nghiệp lý tưởng, chỉ có 23% chọn tiêu chuẩn "dám mạo hiểm". Phải chăng các nhà doanh nghiệp Việt Nam thiếu đầu óc mạo hiểm như một vài công trình điều tra trước đây đã ghi nhận (2)? Chúng tôi không nghĩ như thế . Sở dĩ tỷ lệ "dám mạo hiểm" thấp như vậy, không phải do bản thân doanh nhân nhút nhát hoặc co thủ. Chúng ta phải tìm nguyên nhân của điều này từ hoàn cảnh kinh tế-xã hội.
Nhà doanh nghiệp chỉ có thể thi thố được óc mạo hiểm khi sống trong một môi trường pháp luật kinh doanh ổn định và nhất quán. Còn trong một hoàn cảnh mà các luật lệ và quy định còn nhiều thay đổi đột ngột, không minh bạch, dễ dẫn đến những bất trắc, thì người ta khó lòng trách cứ nhà kinh doanh thiếu đầu óc mạo hiểm hay sáng tạo Người ta chỉ có thề mạo hiềm khi tiên liêu được tương lai , bởi vì mạo hiếm không phải là liều lĩnh, lại càng không phải là liều mạng! Tâm lý quan hệ, chạy chọt còn nặng.
Một trong những yếu tố tiêu cực trong văn hóa kinh doanh hiện nay là tâm lý dựa trên các mối quan hệ quen biết và "chạy chọt" trong các hoạt động giao dịch, kể cả ở khu vực tư nhân lẫn nhà nước. Có 46% doanh nhân trong mẫu điều tra đồng ý với ý kiến cho rằng "không biết lo nhờ vả , 'chạy chọt' thì nhiều khi hỏng việc" (doanh nghiệp tư nhân 49%, doanh nghiệp nhà nước 30%). Năm mươi bảy phần trăm cho rằng "trong kinh doanh, quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn là năng lực" (tư nhân 56%, nhà nước 48%). Sáu mươi tám phần trăm cho rằng "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" (tư nhân 67%, nhà nước 70%). Có phải vì doanh nhân thích chạy chọt? Cứ tâm sự với họ thì có thể thấy ngay là hầu hết đều quá mệt mỏi với chuyện phải chạy đầu này, nói năng đầu kia. Chẳng ai muốn rước thêm cái khổ vào thân khi buộc phải đi "quan hệ". Được hỏi về những khó khăn lớn nhất mà công ty thường gặp, 53% nói đến "những khó khăn do chính sách và cách quản lý của Nhà nước" (đứng thứ hai, sau khó khăn do "thị trường biến động" [68%]), và 35% nói là do thuế và hải quan.
Tình hình này gián tiếp phản ánh một thực tế là sự thành bại của doanh nghiệp hiện nay phần lớn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài , chứ không phải vào nội lực của công ty. Và điều đáng lo là, trong số các yếu tố bên ngoài đó, doanh nhân bị buộc phải mất tâm sức đối phó với các chính sách của Nhà nước thay vì dồn sức đế đối phó với thị trường.
"Thể chế nào, doanh nhân ấy" Bao lâu mà nhà doanh nghiệp cứ phải bận tâm với những đoàn kiểm tra, canh cánh mỗi khi chính sách sắp thay đồi , lo âu không biết hàng của mình tới cảng có gặp khó khăn gì với hải quan hay không và sẽ bị áp mã thuế nào... thì hiển nhiên họ không còn mấy thời giờ và đầu óc để đương đầu với thương trường, lại càng khó mà tính toán được chiến lược và đầu tư căn cơ cho nội lực công ty mình.
Do không ổn định và chưa hoàn thiện, nên tính chất "không thể đoán trước được (unpredictability) của hệ thống luật pháp và thể chế kinh tế hiện nay hoàn toàn không có tác dụng khuyến khích và thúc đẩy óc mạo hiểm lẫn óc sáng tạo của giới doanh nhân. Trong một cuộc hội thảo ngày 12-10-2004 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chúc tại Hà Nội, một chuyên viên đã gọi thể chế kinh tế ở nước ta hiện nay là "thể chế sáu không" (không minh bạch, không nhất quăn, không đồng bộ , không ổn định, không khả thi, không tiên liệu được), và nhận xét rất xác đáng rằng "thề chế nào , doanh nhân ấy Không có thể chế tốt sẽ không có doanh nhân giỏi".
Tình hình nói trên cũng góp phần giải thích thêm vì sao nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa xây dựng được một chiến lược phát triển cũng như chưa lập kế hoạch kinh doanh hàng năm . Và chính hoàn cảnh này cũng là một trong những điều kiện dẫn tới hệ quả khó tránh khỏi là những kiếu làm ăn chụp giựt, ăn xổi ở thì.
Vượt qua những điểm yếu trong tư duy quản trị lẽ dĩ nhiên là chuyện của bản thân nít à doanh nghiệp . Nhưng, nói như ông Nguyễn Văn Thanh, Viện trường Viện Khoa học thanh tra, khi ông bình luận về "vụ án hạn ngạch dệt may" ở Bộ Thương mại, "(công luận) đòi hôi về văn hóa kinh doanh là chính đáng, nhưng giới doanh nhân chỉ có thể làm được nếu nền hành chính nhà nước đối xử với họ một cách minh bạch, đàng hoàng. Bởi thế, muốn phát triển được văn hóa kinh doanh nói chung, văn hóa cạnh tranh nói riêng thì cũng phải phát triển văn hóa lãnh đạo và quản lý".
(1)Đâylàmột cuộc điều tra được thảo hiện dựa trên việc phóng vấn bằng bảng câu hỏi.
Mẫu điều tra được lập bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh bạ các doanh nghiệp năm 2003 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tống số các nhà doanh nghiệp ở TPHCM được phóng vấn trong mẫu này là 186 người (bao gồm giám đốc hoặc phó giám đốc), trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 14%, Công ty cổ phần 12%, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) vốn trong nước 66%, công ty TNHH vốn nước ngoài 2%, công ty liên doanh 4%, loại hình khác 2%
Xem thêm: Trần Hữu Quang, Thử phác họa chân dung doanh nhân TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2-9 2004, trang 12-14 (2) xem Leng Webster Markus Taussig, Vietnam's under-sized Engine: A Survey of 95 Larger Private Manufacturers, MPDF Private Sector Discussions No. 8, 6-1999, trang 18.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt