Buổi cơm trong gia đình

03:42 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Tám, 2019

Nhà thơ Tản Đà khi luận về “ăn ngon” đã cho rằng “người cùng ăn” và “chỗ ăn” là hai trong bốn điều kiện cần thiết để một bữa ăn được cho là ngon: “Đồ ăn ngon mà người cùng ăn không ngon thi cũng không ngon”!

Ngoài “rau sắng chùa Hương” hay con mực của biển Nha Trang, con cá nục cửa Thuận An, trái thơm trái mít làng Hồ hay những thổ sản đặc trưng trên khắp đất nước là những yếu tố vật chất cho buổi cơm ngon, các thứ chén đĩa như khía cạnh mỹ thuật làm đẹp con mắt, vì ta cũng thường ăn bằng mắt, Tản Đà đã chiêm nghiệm về cái tình “người cùng chia sẻ bữa ăn” và không gian đầm ấm thân mật của bữa ăn ngon, “chỗ ngồi cũng phải ngon ăn mới ngon”.

Có thể nói, hai yếu tố quan trọng này đến từ kinh nghiệm ban sơ về những buổi ăn chung trong gia đình, những buổi ăn trong sự yêu thương che chở của cha mẹ, trong không khí thân thương, khi mọi người quây quần chung quanh mâm cơm, cùng chia nhau chén cơm con cá với anh chị em, dưới mái nhà thường vang tiếng cười thanh xuân hay tiếng khóc sơ sinh. Những kỷ niệm “ăn chung” trong gia đình hay đại gia đình, dù buổi cơm đạm bạc với nước mắm kho hay cầu kỳ với cao lương mỹ vị, cùng nhau chan chung bát canh, cùng nhau chấm chung chén nước mắm hay nước chấm do mẹ pha, là những kỷ niệm để đời, khó quên.
Cho nên rốt cùng điều mà ta nhớ nhất khi xa nhà, lang thang trên đất khách, khi trưa đến hay chiều về, dạ dày cồn cào, thì không ai khác hơn nó, chính cái dạ dày bắt nhớ - dù ta không muốn nhớ - đến con cá bống thệ kho khô, bát canh rau bồng tơi bồng ngọt, vị gạo thơm dẻo trên đầu lưỡi của mẹ đã cho ăn ngày trước. Hình ảnh “khói lam chiều” trên mái tranh, bếp lửa vùi rơm trở nên biểu tượng hạnh phúc gia đình trong thi ca, nhưng nỗi nhớ quặn về quê mẹ chính từ khúc ruột, từ đáy lòng ấy.

Ai đi xa cũng phải nhận là nhớ nhà đi liền với thèm nhớ những món ăn mẹ nấu cho cả gia đình. Sự gắn bó yêu thương với người thân, với gia đình bắt đầu bằng những điều thật là cụ thể như thế của năm giác quan: vị mặn, cay, đắng, chát, ngọt ngào của thức ăn, chúng có sức giữ cho bộ nhớ giác quan linh động và có thể trở về sống động trong những lúc con người cô đơn hay thiếu thốn, chúng trào dâng trên chót lưỡi một thứ hoài niệm đầy ứ vật chất và tinh thần. Chúng là chứng tích nguyên sơ nhất của tình thương.

Con người một khi đã nếm những vị của tình thương vừa thực tế vừa bao dung của mẹ cha, thì đi đâu cũng không thể quên được cội nguồn.

Buổi cơm gia đình còn cho ta nhiều hơn những lần chim mẹ mớm mồi cho chim con. Trên chiếc chiếu hoa, mâm cơm ở giữa hay trên chõng tre, trên bộ ván ngựa bằng gỗ hay quanh bàn ăn, không gian ấy là “cái tổ” của sự đùm bọc, nó có giá trị về tính hợp quần nhân bản như “chim có đàn cùng hót tiếng hót mới hay, ngựa có ngựa cùng đua nước đua mới mạnh”. Nó là thứ tình gắn bó với mái nhà gia tộc.

Bạn bè tha hương khi gặp nhau ăn cơm, thường bảo ăn một mình không thấy ngon, có anh chị em ăn chung, buổi ăn trở nên ngon, các gương mặt cùng nhau nhìn vào một trung tâm, vị giác khứu giác thị giác trở nên sôi nổi và dạ dày, - dạ dày quan trọng cho tình thương – trở nên linh hoạt thúc dục gắp món ăn. Ăn một mình là chỉ ăn lấy no hoặc ăn tham, ăn với nhau mới thực là “ăn ngon” nhờ sự tham dự của người bên cạnh. Chính sự hợp quần này nâng phẩm chất của buổi ăn gia đình lên một tầng cao hơn về “ngon”.

Ngoài ý nghĩa kinh tế của buổi ăn chung, thường được đánh giá là tiết kiệm ngân sách gia đình, như các bà mẹ thường nói, ăn chung “lợi chén lợi đũa”, ăn chung là ăn ngon.

Ngày nay, khi điều kiện sống khả quan hơn, con người kiếm được nhiều tiền hơn, lại ít thì giờ hơn vì bề bộn công việc, có khuynh hướng cho rằng buổi cơm gia đình đã hết chức vụ dè xẻn kinh tế, sẽ không còn tồn tại nữa và nếp sống con người cũng đổi khác với ảnh hưởng nếp sống “fast food” Âu- Mỹ. Ăn dọc đường hay ăn cơm “take away” dần dần trở nên “mốt”, vừa nhanh vừa tiện. Nhưng hình như trong những lúc ăn như thế, con người như nuốt luôn cả sự lẻ loi, cô đơn vào trong dạ dày và chà xát nó với chất xót “stress”. Nhiều chứng bệnh đau dạ dày có lẽ đến từ những buổi ăn…thiếu chất thương yêu.

Buổi ăn gia đình Việt Nam là biểu tượng ý nghĩa xã hội Việt Nam được hiểu như một lối sống đầy tình cảm tập thể với cách xếp chỗ ngồi quanh một mâm tròn, bát canh được đặt ở giữa mâm cùng với bát nước chấm chung, khác với cách “bày bàn ăn” Tây phương, trọng cá nhân, phân chia rạch ròi từng phần ăn riêng rẻ, tuy cùng ngồi chung một bàn. Nhưng Đông hay Tây, sự cùng ngồi ăn vẫn được đánh giá là buổi họp mặt gia đình thú vị, đầm ấm nhất, và món ăn của mẹ hay chị hay anh em, - ngày nay đàn ông Tây phương biết nấu khéo không thua đàn bà - thường vẫn được ngợi ca và yêu thích, vẫn là những đề tài thích thú trong những câu chuyện gia đình, trong các cuộc gặp gỡ bạn bè trong lúc cùng thưởng thức những món ăn đặc biệt tự tay nấu nướng.

Mặc dù ngày nay, cơ cấu gia đình Tây phương không còn chặt chẽ như xưa theo với đà phát triển kinh tế, sự phân chia bổn phận và lao động đã thay đổi nhịp sống ăn uống, gia đình không còn là nơi tập trung hằng ngày cho việc ăn uống, người Âu châu vẫn còn giữ được ít nhất trong ngày một buổi ăn chung, nhất là buổi ăn sáng trước khi đi làm hay buổi chiều, sau giờ làm việc, đó là lúc mọi người trong gia đình gặp nhau để trao đổi nhanh, chuyện trò và thăm hỏi, chúc sức khoẻ trước khi bắt tay vào công việc hay trước khi đi nghỉ, hoặc lo việc riêng cá nhân. Tiến bộ kỹ thuật tiện lợi cho việc tổ chức đời sống cá nhân và sự cải thiện hợp lý công việc cho phép người Tây phương có đủ điều kiện để sống sung túc riêng cho cá nhân, nhưng họ vẫn nuôi dưỡng đời sống tập thể và xem trọng tình thân. Bởi vì buổi ăn chung trong gia đình là cơ hội tự nhiên nhất để thể hiện sự hài hoà thân ái, nó đem lại ý nghĩa và nâng cao phẩm chất sống hợp quần.

Người Đức thường nói “Tình thương để qua cái dạ dày”.Vâng, nhờ mẹ nấu cơm ngon mà con thương mẹ như “cá với cơm”, và ngược lại, chính cái dạ dày có sức khỏe hay không là do tình thương, do phẩm chất ăn “ngon”, ăn vui, ăn thích, ăn chung, cọng ngọt sẻ bùi.

Dạ dày của con người cần phẩm chất “ăn ngon”, ngoài “ăn no”, “ăn ních”, nó cần thức ăn tinh thần kèm theo với con cá, miếng thịt, dưa cà… Thiếu món ăn tinh thần, thiếu ánh mắt yêu thương của người cùng ăn, bàn tay yêu thương của mẹ, sự đồng tình của anh em, dạ dày có thể nhuốm bệnh - bệnh dạ dày thường do nhiều nguyên nhân tinh thần, do sự thiếu tình thương, do stress, do thiếu tình người…

Dù kinh tế ngày nay có thừa cho thịt bổ rượu ngon, nhưng bỏ đi phẩm chất nuôi dưỡng con người sống “ngon”, sống lành mạnh trong tình thương, có thể làm cho con cái èo ọp hư hao trong tuổi lớn khôn. Chúng ta có thể sắp xếp thì giờ trong ngày cho một buổi ăn chung, thay vì mất nhiều thì giờ ngồi trong phòng đợi khám bệnh xin thuốc chữa dạ dày. Chọn lựa nào là khôn ngoan và có nghĩa cho cuộc sống gia đình?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bóng dáng tần tảo trong gian nhà thân thuộc

    19/10/2018Hải SựCái mạch nguồn chảy mãi, xuyên suốt trong nếp sống gia đình người Việt Nam đó là trong mỗi gian nhà Việt đều luôn ẩn hiện bóng dáng của những người vợ, người mẹ tần tảo, lo toan và hy sinh nữa.
  • Sự biến động của cuộc sống trong gia đình hiện đại

    15/09/2014Trường GiangCó một quan niệm sai lầm đang chi phối không ít trong lớp trẻ ở những gia đình quyền quý, sang trọng là cần nhanh chóng thoát ra khỏi một sự ràng buộc của gia đình và coi đó là một cách tự giải phóng mình, từ bỏ những ảnh hưởng của nền nếp, tư tưởng lạc hậu, lỗi thời.
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • 7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc

    01/11/2012Bùi Quang MinhCovey là một nhà triết gia hiện đại đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
  • Văn hóa gia đình

    28/06/2009Phóng viên O2TV thực hiệnGia đình là một khái niệm động, gia đình không phải là những bữa ăn đầm ấm, gia đình không phải là những buổi picnic hấp dẫn đối với người xem. Nếu gia đình là một vở kịch để người khác xem cho đẹp mắt thì gia đình ấy chắc chắn không bền vững và không hữu ích.
  • "Ngày gia đình Việt Nam" nhìn từ góc... chuyển động!

    28/06/2009Lương Thị Bích Ngọc (thực hiện)Không phải ai cũng có thể được sống với "nửa cuộc đời" của mình. Không phải ai cũng dễ dàng tạo dựng được một hình ảnh gia đình trọn vẹn theo nghĩa thông thường. Nhưng họ vẫn có thể làm nên những tế bào hoàn hảo cho xã hội theo cách lựa chọn riêng của mình.
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Bữa cơm gia đình Hà Nội

    01/01/1900Băng SơnPhải là một kẻ cô đơn, một người rơi vào hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn, không hoàn chỉnh mới thấy không khí gia đình là quý báu như thế nào, nhất là những bữa cơm gia đình, dù nó là hàng ngày nó quen thuộc với ta suốt một đời... Nó là tình yêu, là sức khỏe, là thương mến, là tình máu mủ ruột rà… hơn thế nữa, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, và thực chất, nó chính là một phần của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
  • Gia phong thời hội nhập

    14/02/2007GS Lê Văn Lan100năm trước, bấy giờ là đầu thế kỷ 20. Đất nước, dân tộc và văn hoá của chúng ta, lúc bấy giờ diễn ra một cuộc vận động/và phong trào/lớn tiếng/ tên là "Duy Tân"...
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Phỏng vấn một vị “trụ cột gia đình”

    18/03/2006Ba BêDù phụ nữ đã được coi là bình đẳng với nam giới và rất nhiều chị em thành đạt, nhưng các đấng mày râu cũng như toàn xã hội vẫn coi đàn ông - tức người chồng, người cha là “trụ cột gia đình"...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • xem toàn bộ