Cách nghĩ phải theo thời

08:19 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Năm, 2006

… Tôi rất khoái câu của Đức Uy - mộttrong những nguyên nhân sâu xa nhất đẻ rasự nghèo khổ...là do chúngta đã luôn được dạydỗ rằng đức hạnh cao nhất là “cho" chứ không phảilà “tạo"… May thay, tù khi đổimới, mở cửa,cánh trẻnhận nhanh ra chân lý này vàít bị tiêm nhiễmnặng nềnhư cánhgià.

Tùy thuộc cánh già, tôi vẫn nhận thấy quan điểm có rồi hẵng chocủa Ayn Randphản ảnh đúng cái mà các nền kinh tế thị trường đang thể hiện và đang cần. Nên hiểu, ở đây có tức là có tài sản (tri thức cũng là tài sản), chotức là lợi ích tổng thể đem lại cho xã hội như tác động thúc đẩy tiến bộ xã hội trên các mặt (công nghệ, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, chất lượng cuộc sống...), đóng thuế, quyên góp từ thiện… đó mới là cái choquan trọng nhất lớn nhất cho nên hiểu đơn giản chochỉ là sự giúp đỡ thông thưởng, như chăm sóc người tàn tật… Để có (một cách hợp pháp), rõ ràng là phải làm ra, sáng tạo ra của cải, nghĩa là phải lao động (trí óc hoặc chân tay, kết hợp tài năng). Trong kinh tế thị trường người chophải là người có cái gì đó (như có thu nhập). Người nghèo thì chỉ xin mà thôi, thí dụ, người thất nghiệp sống bằng tiền trợ cấp của xã hội, lấy trong tiền thuế thu từ những người có việc làm (có thu nhập). Tại nhiều nước, thuế thu nhập chiếm tỷ lệ khá cao trongthu nhập tài chính của Chính phủ. Tại Mỹ, thuế suất đánh vào tải sản thừa kế cao tới 55% khiến hầu hết các tài sản lớn của tư nhân đều tự động trở thành tài sản xã hội, vì chẳng mấy người đủ tiền nộp thuế. Người càng giàu chịu thuế suất càng cao, tới trên 50% thu nhập. Năm 1997, những người cócủa ở Mỹ đã góp 109 tỷ USD vào các Qũy từ thiện. Vậy ai chonhiều hơn: người có hay người hảo tâm chẳng có gì để cho?

Quan điểm của Ayn Rand khuyến khích người lao động sáng tạo, dù họ trước hết chỉ vì lợi ích riêng mình. Tuy vậy, cách nói của bà có phần dễ bị quy kết là theo chủ nghĩa cá nhân. Nhưng làm giàu hợp pháp với động lực mang lợi cho bản thân, chẳng có gì xấu cả. Tự lo, tự cứu lấy mình trước có nên chăng? Nếu gọi đó là chủ nghĩa cá nhân thì nó là quy luật tồn tại của mọi sinh vật. Cây trong rừng không vươn cao thì lấyđâu ra ánh nắng để quang hợp, dù rằng nó có thể làm các câythấp hơn bị thiệt. Người làm giàu hợp pháp là người tạo ra nhiều của cải (hoặc dịch vụ) và mang lại công ăn việc làm cho nhiều người khác, tiền thuế họ nộp góp phần nuôi người nghèo. Càng nhiều người giàu thì của xã hội càng sung túc. Bởi thế, ai chẳng mừng khi thấy xã hội ta ngày càng nhiều người giàu hợppháp.

Suy ra, muốn người ta chonhiều thìhãy nên tạo điều kiện để người ta có đã. Để mộtsố người giàu lên trướclà một sáảng tạo của ông Đặng Tiểu Bình đã cứu sống CHXH ở Trung Quốc. Ông Đặng sáng suốt nhận thấy điều đó sẽ đem lại cái lợi vô cùng lớn là kéo cả xã hội giàu lên theo, tuy ông thừa hiểu ngườita làm giàutrước hết là để cho mình, nhưng phần họ tiêu dùng thì không đáng kể so với phần họ làm lợi cho xã hội, họ có nhiều thì cho cũng nhiều.Dĩ nhiên, phân hóa giàu nghèo tăng hơn, nhưng thu nhập tuyệt đối của mọi người đều tăng, đó mới là cái quan trọng nhất. Phân hoá giàu nghèo ở TQ hiện nay cao hơn Mỹ, nhưng GDP đầu người TQ tăng nhanh nhất thế giới.

Xem ra, quan điểm có rồi hẵng chocủa Ayn Rand giờ đây dễ được chấp nhận, tuy nó va chạm với quan điểm truyền thống của đạo đức phương Đông. Sau khi xã hội đã chuyển sang cơ chế thị trường, ta dễ nhận thấy mặt đúng của quan điểm này, nghĩa là trước hết hãy làm ra thật nhiều của cải đã, đó mới là điều quan trọng nhất vì vật chất quyết định tất cả. Người Mỹ có lý khi cho rằng xưa nay không một ai, kể cả các Tổng thống giỏi nhất của họ, đóng góp cho nước Mỹ lớn hơn Edison, tác giả của hàng trăm phát minh kỹ thuật làm thay đổi đời sống nước họ, dù rằng Edison làm thế có thể chỉ vì ông say mê tìm tòi sáng tạo, chứ chưa chắc đã vì để cống hiến cho xã hội. Tất nhiên, thời đại nào cũng có những người hết lòng vì dân vì nước, họ cần được ca ngợi, khuyến khích, dù họ chẳng cónhiều.

Hay làm ra nhiều của cải tinh thần vật chất thì dù bằng động lực vì riêng mình, bạn vẫn đóng góp cho xã hội nhiều hơn so với những người hảo tâm muốn cho nhiều, nhưng lại chẳng có gì để cho. Thời đại đã thay đổi, cách nghĩ phải thay đổi theo. Nếu không, sẽ chỉ làm chậm bước tiến của xã hội.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • xem toàn bộ