Cải cách kinh tế với vai trò tiên phong
Bất kỳ chương trình cải cách nào cũng phải bắt đầu từ kinh tế. Khi những nhu cầu vật chất tối thiểu của con người chưa được đảm bảo thì không thể nói đến những lợi ích cao hơn hay đặt ra những vấn đề cao hơn. Hơn nữa, con người bao giờ cũng dễ dàng nhận thức về những lợi ích vật chất cụ thể hơn nhiều so với những lợi ích tinh thần.
Chính vì thế, đối với bất cứ quốc gia nào khi đời sống của người dân còn thấp, thì cải cách kinh tế trở thành vấn đề cấp bách và cần phải tiến hành trước tiên. Dân chúng sẽ không được chuẩn bị đầy đủ cho cải cách chính trị nếu các điều kiện kinh tế chưa được cải thiện. Cải cách kinh tế phải đi trước nhưng cải cách kinh tế phải chứa đựng trong nó các yếu tố chính trị. Nếu không cải cách kinh tế trước, người dân không thức tỉnh được quyền lợi và các giá trị mang tính quyền sở hữu của mình. Sự phát triển kinh tế sẽ dẫn đến sự thức tỉnh giá trị lao động, thức tỉnh nhu cầu và quan trọng hơn là sự thức tỉnh các giá trị con người. Chủ thể của các cuộc cải cách chính là dân chúng và quá trình này được thực hiện trên cơ sở người dân tự giác về quyền lợi cũng như có trách nhiệm với các hành vi của họ. Một số người đã nhầm lẫn khi chỉ ra kinh nghiệm Đông Âu như là hình mẫu cho chiến lược cải cách chính trị trước, cải cách kinh tế sau. Thực ra, những gì diễn ra ở Đông Âu không phải là cải cách chính trị mà là một cuộc cách mạng chính trị thực sự, bởi nó làm sụp đổ một thể chế chính trị để thiết lập lên một thể chế chính trị mới. áp dụng đối với thế giới thứ ba, ta thấy rằng, những nước này không có con đường nào khác buộc phải cải cách kinh tế trước để tạo tiền đề cho cải cách chính trị, để bảo đảm quyền dân chủ không bị lạm dụng vào việc phá hoại quyền lợi cộng đồng.
Một số người cho rằng mục tiêu của các cuộc cải cách kinh tế chỉ đơn giản là chống khủng hoảng hay trì trệ nhằm tăng tốc con tàu kinh tế, cải cách kinh tế của các nước đang phát triển về bản chất rất khác với cải cách kinh tế ở các nước phát triển. Cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển hiện nay là tạo quyền tự do kinh tế và quyền độc lập kinh tế cho con người. Đây chính là hai quyền kinh tế cơ bản của con người trong kinh tế thị trường, là hạt nhân của nhân quyền hoặc dân quyền. Cải cách kinh tế làm cho người dân trở thành công dân theo đúng nghĩa của từ này, tạo điều kiện để họ nhận thức được quyền công dân trong những lĩnh vực tinh thần. Khi con người làm quen với quyền tự do kinh tế, họ sẽ nhận ra lợi ích của tự do chính trị. Bởi vậy, nếu không cải cách kinh tế, không giải phóng kinh tế ra khỏi chính trị thì không thể tạo ra các tiền đề vật chất để thay đổi hệ thống chính trị một cách tích cực được.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân